Haidang02
New Member
Nhiều phụ huynh tin rằng, một “khả năng siêu nhiên” nào đó sẽ giúp con mình trở nên ngoan ngoãn ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.
Những hành vi tốt không phải tự nhiên mà có. Bé cần một quá trình học tập lâu dài để có được hành vi cư xử đúng đắn nhất. Đó chính là những nền tảng để bé có được sự nhận thức về các vấn đề xã hội, cách làm chủ cảm xúc và cách giải quyết vấn đề?
Kĩ năng thứ nhất: Hiểu biết vấn đề
Khả năng nhận thức những vấn đề xã hội giúp bé tránh được những nguy hại đến với mình, bên cạnh đó bé còn biết cách ứng xử với những người xung quanh. Với mỗi môi trường khác nhau như trường học, nhà ăn… bé sẽ tự biết cách cư xử cho phù hợp. Ví dụ: Khi nhìn thấy một nhóm người trêu trọc và bắt nạt kẻ khác, kĩ năng hiểu các vấn đề xã hội sẽ giúp bé tránh xa và không mắc phải những hành vi tương tự.
Bố mẹ nên trang bị cho con kĩ năng cần thiết này bằng cách dạy bé đoán được cảm xúc trên khuôn mặt người khác. Ví dụ: Khi để ý đến khuôn mặt một người, bé có hai phản xạ:
- Thứ nhất: Nhận biết được cảm xúc của người đó (vui, buồn, tức giận…) - Thứ hai: Nhận biết được mức độ cảm xúc của người đó. Đây là ví dụ đơn giản về việc sự nhận thức của bé trước một sự việc. Đó cũng chính là nền tảng giúp bé có ý thức rõ hơn về nhiều vấn đề khác của xã hội.
Kĩ năng thứ 2: Làm chủ cảm xúc
Làm chủ cảm xúc là kỹ năng rất cần thiết đối với bé, đặc biệt khi trưởng thành. Bé cần biết nguyên nhân vì sao mình lại tức giận. Quan trọng hơn, bé cần tuyệt đối tránh việc đổ lỗi và làm người khác bị tổn thương.
Bạn nên giúp bé hiểu rằng, bé cần chịu trách nhiệm về những việc làm xấu mình đã gây ra. Đồng nghĩa với đó, bạn có thể trừng phạt những hành vi sai trái của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là “chìa khóa” giúp giải quyết triệt để vấn đề. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc trách mắng bé mà “quên bẵng” rằng mình cần giúp bé thay đổi suy nghĩ và hành động, rất có thể, bé sẽ lặp lại khuyết điểm của mình thêm nhiều lần
Tốt nhất, bạn nên dạy bé cách cư xử tốt đẹp hơn trong những lần tiếp theo hoặc mỗi khi bé cảm thấy thất vọng, tức giận... Bên cạnh đó, khi nói chuyện với bé, bạn hãy tạo không khí thoải mái, gần gũi nhưng vẫn nghiêm túc, không nên cười cợt hay có những cử chỉ không hay. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới hành vi của bé sau này.
Kĩ năng thứ 3: Giải quyết vấn đề
Những bé ngoan luôn có khả năng giải quyết vấn đề, kiểm soát hành vi tốt trong cuộc sống cũng như trong xã hội. Ngược lại, nhiều bé khác thường có hành vi tiêu cực như: Thiếu tôn trọng người lớn, bắt nạt bạn bè… Lý do rất đơn giản, chúng chưa được trang bị những kĩ năng sống cần thiết.
Để thay đổi điều này, ba mẹ nên trang bị cho bé những phương pháp hiệu quả để đối phó với những vấn đề con có thể gặp phải. Quan trọng hơn, bạn cần giúp bé hiểu rằng, những rắc rối là một phần của cuộc sống, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, chúng ta luôn phải bình tĩnh và tỉnh táo để tìm ra phương pháp cho mình.
Sự thật, không một giải pháp thần kì nào có thể biến bé thành người tốt ngay được. Vì vậy, cha mẹ cần kiên trì trong việc trang bị cho bé những kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn nhỏ
Những hành vi tốt không phải tự nhiên mà có. Bé cần một quá trình học tập lâu dài để có được hành vi cư xử đúng đắn nhất. Đó chính là những nền tảng để bé có được sự nhận thức về các vấn đề xã hội, cách làm chủ cảm xúc và cách giải quyết vấn đề?
Kĩ năng thứ nhất: Hiểu biết vấn đề
Bố mẹ nên trang bị cho con kĩ năng cần thiết này bằng cách dạy bé đoán được cảm xúc trên khuôn mặt người khác. Ví dụ: Khi để ý đến khuôn mặt một người, bé có hai phản xạ:
- Thứ nhất: Nhận biết được cảm xúc của người đó (vui, buồn, tức giận…) - Thứ hai: Nhận biết được mức độ cảm xúc của người đó. Đây là ví dụ đơn giản về việc sự nhận thức của bé trước một sự việc. Đó cũng chính là nền tảng giúp bé có ý thức rõ hơn về nhiều vấn đề khác của xã hội.
Kĩ năng thứ 2: Làm chủ cảm xúc
Bạn nên giúp bé hiểu rằng, bé cần chịu trách nhiệm về những việc làm xấu mình đã gây ra. Đồng nghĩa với đó, bạn có thể trừng phạt những hành vi sai trái của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là “chìa khóa” giúp giải quyết triệt để vấn đề. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc trách mắng bé mà “quên bẵng” rằng mình cần giúp bé thay đổi suy nghĩ và hành động, rất có thể, bé sẽ lặp lại khuyết điểm của mình thêm nhiều lần
Tốt nhất, bạn nên dạy bé cách cư xử tốt đẹp hơn trong những lần tiếp theo hoặc mỗi khi bé cảm thấy thất vọng, tức giận... Bên cạnh đó, khi nói chuyện với bé, bạn hãy tạo không khí thoải mái, gần gũi nhưng vẫn nghiêm túc, không nên cười cợt hay có những cử chỉ không hay. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới hành vi của bé sau này.
Kĩ năng thứ 3: Giải quyết vấn đề
Để thay đổi điều này, ba mẹ nên trang bị cho bé những phương pháp hiệu quả để đối phó với những vấn đề con có thể gặp phải. Quan trọng hơn, bạn cần giúp bé hiểu rằng, những rắc rối là một phần của cuộc sống, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, chúng ta luôn phải bình tĩnh và tỉnh táo để tìm ra phương pháp cho mình.
Sự thật, không một giải pháp thần kì nào có thể biến bé thành người tốt ngay được. Vì vậy, cha mẹ cần kiên trì trong việc trang bị cho bé những kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn nhỏ
Thùy Linh
http://www.methongthai.vn/t5/c259/3-ki-nang-song-khong-the-thieu-mot-be-ngoan.html
http://www.methongthai.vn/t5/c259/3-ki-nang-song-khong-the-thieu-mot-be-ngoan.html