Giúp bé phát triển kỹ năng toán học

5,634
9
38

metyruoi

Active Member
Trẻ em phát triển kỹ năng toán học tùy thuộc vào từng mức độ và phương pháp khác nhau. Một vấn đề chung mà bé thường gặp đó là bé khó ghi nhớ và hay lẫn lộn mặt số và các phép tính




Kỹ năng toán học có thể được vận dụng và phát triển trong cuộc sống hàng ngày trước khi được dạy tại trường. Vì vậy bạn có thể giúp bé phát triển khả năng này bắt đầu từ việc dạy cho con tập đếm những con số cho đến làm những phép tính cơ bản tùy theo khả năng và phong cách học tập của con.

Trẻ em phát triển kỹ năng toán học tùy thuộc vào từng mức độ và phương pháp khác nhau. Một vấn đề chung mà bé thường gặp đó là bé khó ghi nhớ và hay lẫn lộn mặt số và các phép tính dù bé đã nhìn đi nhìn lại những con số đó nhiều lần. Điều quan trọng để bạn có thể kích thích não bé đó là bạn nên gợi cho bé sự liên tưởng và đưa ra những ví dụ đơn giản để bé có thể nắm bắt được. Sau đây là một số phương pháp giúp phát triển kỹ năng toán học tùy theo từng mức độ khác nhau:

Tập cho bé viết ra những con số

Phải chắc chắn rằng sau khi bạn dạy bé những con số thì bé có thể nhận mặt được con số đó và biết viết ra giấy. Đây là một kỹ năng khá riêng biệt. Một số bé có thể đếm được tới những con số rất lớn ngay cả khi bé còn nhỏ nhưng bé lại không thể viết được bất cứ số nào ra giấy.
Lồng những trò chơi hoặc ví dụ minh họa thật sinh động

Cho bé chơi game để bé học hỏi và tích lũy sự hiểu biết là một cách rất tốt. Tại trường, bé sẽ được dạỵ đếm theo một cách khác, không được gần gũi và sinh động lắm. Cách bạn nên làm đó là tạo ra những ví dụ giúp bé dễ liên tưởng trong cuộc sống hằng ngày.
Bạn có thể dùng giấy rô ki để vẽ và cắt ra những con số, cho bé chơi những game toán học nho nhỏ trên máy tính, trên Internet…Bất cứ lúc nào bạn cũng vẫn có thể tập đếm cùng bé theo những cái cây bên đường hay đếm những cái muỗng, chén trong nhà bếp, hoặc những cái ghế trong phòng ăn, phòng khách. Bạn dạy bé đếm bằng việc lồng vào những thứ gần gũi mà bé có thể thấy được sẽ giúp bé thích thú hơn với việc học toán thay vì tự tạo ra áp lực không cần thiết cho bé bằng những phương pháp cứng nhắc.

Dạy bé về cách đo lường trong không gian

Chúng ta thường không để ý đến việc xác định kích thước những vật dụng trong ngôi nhà mình và mối liên hệ giữa những vật dụng này. Chẳng hạn như bạn có thể dạy bé dùng gang tay để đo tủ, bàn, ghế, đo kích thước sàn nhà bằng cách dạy bé đếm những viên gạch lót sàn… Đó đều là những cách giúp bé tiếp xúc với toán học một cách thật gần gũi. Bạn có thể từng bước cho bé biết được những đơn vị đo lường phổ biến nhất trong cuộc sống, nhưng trước mắt, bạn đừng nên làm bé nhiễu với những đơn vị đo lường chuẩn này mà có thể dùng những cách đo lường thật dễ hiểu cho bé (ví dụ như đo chiều dài bằng gang tay, đo diện tích bằng viên gạch lót sàn…). Đây là cách giúp bé có được sự cảm nhận và biết liên hệ giữa những thứ có liên quan với nhau trong cuộc sống.

Việc học toán tại trường của bé sau này là một phương pháp chính thống dựa trên nền tảng khoa học lâu đời. Khi bé nhận ra được điều gì thú vị từ môn toán, bé sẽ trở nên hiếu kỳ và muốn tiếp tục khám phá môn học này. Và đó chính là sự hứng thú trong việc học của bé. Sau này, khi bé đã có ý thức tự giác và niềm đam mê học hỏi đối với toán học thì bạn không cần đem những ví dụ trong thực tế ra dạy bé nữa, vì lúc đó bé đã được bạn trang bị tốt để có thể học theo những phương pháp giảng dạy tại trường.


Theo math&readinghelpforkids
 
Top