Sa tử cung

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Sa tử cung
Sa tử cung
Sa vách Âm đạo xảy ra khi các Cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. Các cơ quan này gồm: bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung. Tử cung bị tuột xuống đẩy vách Âm đạo xuống. Nếu nặng Cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo
Nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bàng quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang
Sa tử cung có chiều hướng xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi và thường ở những phụ nữ đã sinh nở
Triệu chứng:

  • Đau Lưng dữ dội
  • Đau nhiều trong suốt thời gian Giao hợp hoặc không thể đạt được cực khoái
  • Tiêu Tiểu không tự chủ do Căng thẳng thần kinh
  • Cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu
  • Sa niệu đạo hay mót đi tiểu
  • Sa bàng quang hay mót tiểu, có triệu chứng đau và nóng rát trong lúc đang tiểu giống như viêm bàng quang
  • Sa trực tràng, khi Đại tiện thấy khó chịu, khó đi ngoài


Nguyên nhân:
Các xơ đáy chậu có thể yếu đi do tuổi tác song chứng Sa tử cung phần lớn do trấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ, nhất là khi bạn sinh nhanh, Chuyển dạ lâu hoặc Sinh con quá to
Có cần đi khám bác sĩ không?
Nếu sa có kèm theo nhức lưng dữ dội hoặc khó chịu trong vùng chậu, bạn hãy đi bác sĩ càng sớm càng tốt
Bác sĩ sẽ làm gì?

  • Bác sĩ sẽ Khám vùng chậu để xác định xem có bị sa không và thuộc loại nào
  • Bác sĩ hỏi về những lần sinh nở của bạn như con bạn lúc sinh có to hơn bình thường không? Giai doạn thứ nhì của sự Chuyển dạ có kéo dài không?
  • Nặng cân quá có thể làm cho Chứng Sa thêm rắc rối vì thế bác sĩ sẽ khuyên bạn Giảm cân
  • Nếu chứng sa của bạn trầm trọng thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật. Việc này ít khi tuyệt đối cần thiết nhưng sẽ làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn do không còn rắc rối khi Đi tiểu và giao hợp
  • Đối với trường hợp sa nhẹ, bạn được khuyên Tập thể dục cho vùng xương chậu. Với phụ nữ lớn tuổi quá yếu không thể giải phẫu thì có các loại vòng đeo để đỡ lấy vách âm đạo hay tử cung. Tuy nhiên, các loại dụng cụ này có thể làm mòn mô bên trong do đó không nên dùng quá lâu
Điều trị bằng phẫu thuật:

  • Ca phẫu thuật được tiến Hành để cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ. Nếu không giải phẫu được vì lý do nào đó như quá yếu thì tốt nhất nên tránh và dùng các phương pháp không giải phẫu. Phẫu thuật vách trước âm đạo có thể dẫn đến tiểu tiện không tự chủ nhưng hiếm gặp; và phẫu thuật vách sau âm đạo đôi khi dẫn đến Giao hợp đau hoặc khó chịu
  • Hầu hết các phương pháp phục hồi sa âm đạo được thao tác qua Đường âm đạo và phải gây mê toàn thân. Đôi khi có dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, nhất là khi bệnh nhân đã lớn tuổi và yếu ớt
  • Phẫu thuật phục hồi sa âm đạo bao gồm rạch vách ân đạo và tăng cường các mô bằng loại chỉ chắc chắn. Mô quá yếu và đã giãn dư ra đều được cắt bỏ khỏi âm đạo, vết rạch được khâu lại thật kín bằng chỉ tự tiêu
  • Sau khi mổ, đặt gạc vào âm đạo và để yên từ 1 đến 2 ngày. Đưa vào bàng quang trong suốt ca phẫu thuật một ống thông tiểu cho Nước tiểu thoát ra ngoài. Sau ca phẫu thuật vài ngày, thường âm đạo sẽ tiết ra chất dịch
  • Bạn có thể nằm ở bệnh viện dưỡng sức vài ba ngày đến một tuần. Bác sĩ hẹn bạn đến tái khám khoảng 6 tuần sau đó. Sau thời gian này có thể Giao hợp trở lại nếu không có vấn đề gì
  • Với những loại sa khó điều trị hoặc tái phát, có khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật qua Đường bụng để tạo cho vách âm đạo mạnh lên
Bạn có thể làm được gì?

  • Nếu bạn bị đau lưng, hãy tránh đứng quá lâu, đeo thắt lưng buộc chặt bụng để chống lại cảm giác vùng Xương chậu đang bị trì xuống
  • Nếu bạn gặp kho khăn trong giao hợp, hãy cùng bạn tình của mình thử qua các tư thế khác nhau, có khi cũng đạt yêu cầu
  • Nên mặc quần lót có lớp độn bên trong nếu bị chứng Tiểu són gây bực bội. Nếu chứng này càng lúc càng nặng hơn thì bạn phải đi bác sĩ khám
  • Cách điều trị phòng ngừa quan trọng nhất là kiên nhẫn Tập thể dục cho vùng chậu một cách thường xuyên khi đang Có thai và nhất là sau khi sinh, dẫu bạn có bị khâu hay không
Các bài tập cho xương chậu
Nên tập bài tập này thường xuyên, tối thiểu một ngày 5 hoặc 6 lần. Nếu bạn không có thời gian rảnh để tập thì hãy tập trong lúc đi tiểu. Bạn đang Mang thai thì chỉ tập các bài thể dục này như một sự thử nghiệm lâu lâu một lần và không nên tập thường xuyên

  • trước tiên bạn hãy nhận biết các cơ nào bạn sẽ sử dụng. Cách dễ nhất là nín tiểu lại khi đang tiểu rồi tiếp tục tiểu ra cho hết
  • Bây giờ bạn hãy kéo các cơ này nên như thể bạn đang cố giữ miếng băng vệ sinh ở yên một chỗ và đếm đến 5, sau đo thư giãn
· Hãy tập bài này tối thiểu 5 lần hoặc hơn nữa càng tốt nếu bạn mới sinh

  • Sau một lúc bạn có thể tập lại bài tập trên, nhưng lần này đếm lâu hơn trước khi thư giãn

phununet.com


 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Sa tử cung

Những điều chưa biết về sa tử cung
Mang vác nặng, sinh nhiều con... là các nguyên nhân gây bệnh sa tử cung.
Hai tháng trở lại đây, bà Minh 61 tuổi ngụ tại Vũng Tàu. cảm thấy rất khó chịu mỗi lần đi vệ sinh. Những lúc đứng, nằm thì không sao, nhưng khi ngồi bà lại cảm thấy như có phần thịt dư lồi ra từ cửa mình cạnh hậu môn. Vậy là bà cảm thấy buồn tiểu, nhưng khi đi tiểu lại không được bao nhiêu.

Không đến bệnh viện, bà Minh âm thầm theo dõi sức khoẻ của mình. Càng ngày, bà càng thấy phần “thịt dư” nơi cửa âm đạo càng lòi ra dài hơn, nó không gây ra cảm giác đau rát, nhưng khiến bà khó chịu vì đi tiểu lắt nhắt cả ngày.

Quá lo lắng, bà Minh vội đến khám tại khoa nội tiết, Bệnh viện Hùng Vương, Q.5, TP.HCM. Tại đây, bác sĩ chuẩn đoán bà Minh bị sa tử cung cấp độ hai. Chỉ có phẫu thuật cắt bỏ, sự khó chịu này mới giảm bớt.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Thời trẻ, rất nhiều phụ nữ trải qua giai đoạn lao động kiếm sống khá nặng nhọc như: bưng bê vật nặng, gánh nước, làm việc tại các công trường xây dựng... Những công việc ấy chẳng hề hấn gì so với sức khoẻ thanh niên. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào tuổi xế chiều, những âm ỉ, dồn nén của bệnh tật bấy lâu sẽ được dịp hoành hành.

Bệnh sa tử cung là một trong những tác nhân ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của không ít phụ nữ. Đó là trường hợp tử cung và một phần của thành âm đạo trồi ra ngoài. Bệnh do những cơ và dây chằng quanh tử cung yếu đi hoặc bị tổn thương, khiến bộ này chùng xuống phía dưới âm đạo.

Những nguyên nhân gây sa tử cung

Căn bệnh hiện đang gây khó khăn cho 1/8 phụ nữ cao tuổi trên thế giới, bởi khi tuổi mãn kinh đến gần, lượng hormone oestrogen của người phụ nữ ngày một giảm, các mô phụ trợ trong ổ bụng mất tính đàn hồi, giảm độ bền.

Đồng thời, việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến đáy bụng phải co bóp, ổ bụng căng giãn, có khi tổn thương, rách một số bộ phận trong cơ thể. Điều đó trực tiếp làm cho tử cung bị sa hoặc lồi ra ngoài.

Những người từng lao động nặng nhọc nơi công trường hoặc vùng nông thôn, sinh nhiều con dễ bị sa tử cung hơn so với bình thường. Bé gái có cơ bụng yếu hoặc gặp vấn đề về thần kinh quanh vùng bụng cũng dễ bị bệnh này.

Người có phần cửa bụng dưới rộng có nguy cơ bị sa tử cung nhiều hơn vì các cơ nối giữa khoảng không phải làm việc căng hơn để giữ các bộ phận ở phía trên đúng vị trí của chúng.

Với những người béo phì hoặc mắc bệnh về phổ, táo bón mãn tính, các bộ phận trong khoang bụng dễ bị đẩy xuống và tuột ra ngoài hơn.

Người bị sa tử cung có cảm giác nặng và tức ở bụng. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, mắc chứng đái dắt và xuất hiện những phần thịt lồi ở khu vực cơ quan sinh dục. Một số người còn bị đau phần bụng dưới và bộ phận dưới thắt lưng.

Triệu chứng sa tử cung làm cho bệnh nhân đau và ít hào hứng quan hệ chăn gối với bạn đời.

Theo các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Hùng Vương, sa tử cung được chia theo ba cấp độ:

Độ một, nhẹ nhất: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.

Độ hai, mức độ vừa phải: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.

Độ ba, mức độ nặng: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Quan tâm đến bản thân ngay khi còn trẻ

Sa tử cung gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tiểu hàng ngày của người phụ nữ. Để chữa trị, người bệnh phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần dạ con nơi tử cung chuyển qua phần âm đạo.

Phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần nghỉ ngơi và tránh làm các việc nặng như mang vác, bưng bê gây tổn thương đến sức khoẻ.

Để không phải hứng chịu những cảm giác khó khăn khi về già, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta phải có một chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý, ăn uống đều đặn. Bạn cần tránh mang vác nặng và làm việc quá sức, không hút thuốc lá và luôn kiểm soát cân nặng. Đồng thời, nên thường xuyên khám sức khoẻ, để nắm bắt được tình hình cơ thể của bạn.



Theo Tiếp Thị Gia Đình
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Sa tử cung

HẦY THUỐC GIA ĐÌNH
Bệnh sa tử cung

Sa tử cung là trường hợp tử cung và một phần của thành âm hộ trồi ra ngoài âm đạo. Bệnh này do những cơ chằng quanh tử cung bị yếu đi hoặc bị tổn thương làm tử cung bị chùng xuống phía dưới của âm đạo, đặc biệt là ở phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần và những người lớn tuổi
Việc sinh con thông thường qua âm đạo là một nguyên nhân gây sa tử cung. Sự quá mập phì và ho mãn tính ở những người phụ nữ nghiện thuốc lá cũng là một nguyên nhân chủ yếu để bệnh xuất hiện.
Tử cung và thành âm đạo được gắn liền vào xương chậu mà các dây chằng là một yếu tố, có trách nhiệm gắn liền chúng vào nhau một cách vững chắc. Vai trò các dây chằng này rất quan trọng và cần thiết. Ngoài các dây chằng chính còn có một số dây chằng phụ ít quan trọng hơn. Khi một người phụ nữ phải sinh đẻ nhiều lần, những dây chằng này bị yếu đi qua những lần kéo giãn quá mức trong quá trình sinh nở. Bệnh sa tử cung sẽ đến với họ, hậu quả còn nặng nề hơn khi gặp trường hợp sinh khó buộc phải ráng sức quá nhiều.
Tử cung của một người có thể bị sa dần qua một quá trình thời gian, qua nhiều năm tuổi tác hoặc có thể bị bất thình lình. Bệnh trạng của mỗi người phụ nữ đều khác nhau. Phụ nữ trong tuổi còn kinh nguyệt thì các dây chằng bị giãn hay bị yếu vẫn có thể tự phục hồi nhờ các hocmon nữ tiết ra trong cơ thể. Đối với phụ nữ trẻ, trong một trường hợp bất thường nào đó bị sa tử cung nhẹ, có thể hạn chế được bằng cách tập các cơ ở sàn xương chậu. Đặc biệt, các phụ nữ sau khi sinh nở nên tập sớm. Những phụ nữ lớn tuổi sau khi mãn kinh, số lượng oestrogen trong cơ thể họ sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Sự giảm tiếtoestrogentrong cơ thể của những người lớn tuổi làm cho các các dây chằng khi bị giãn ra và yếu đi rất khó phục hồi lại,
Các bệnh này đôi khi phát triển từ từ, âm thầm. Một người có thể từ chỗ cảm thấy không có triệu chứng gì đến chỗ thấy được cổ tử cung qua âm đạo trong một thời gian quan hệ vợ chồng. Việc sa tử cung làm cho nhiều phụ nữ lúc nào cũng cảm thấy khó chịu khi hành kinh hoặc khi phải khiêng vác các vật hơi nặng. có nhiều trường hợp căn bệnh này làm cho nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu khi đi tiểu.
Khi người phụ nữ có những dây chằng bị giãn và yếu đi, tử cung sẽ trụt xuống và trồi ra ngoài âm đạo, kéo thành âm đạo trụt theo, gọi là sa tử cung. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, trầm trọng hay không tuỳ theo mức độ sa nặng nhẹ và cũng có hội chứng, mứcđộsa nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp sa nhẹ, tử cung không trồi ra ngoài. Khi âm đạo mở ra vẫn không trông thấy. Trường hợp trầm trọng hơn thì một phần tử cung trồi ra ngoài, khi âm đạo mở ra có thể trông thấy. Trường hợp quá nặng thì toàn bộ tử cung và phần lớn thành âm đạo lộ rõ ra ngoài. Không cần đến bác sĩ chẩn đoán, bản thân người bệnh cũng cảm thấy rõ.
Những người bị ho mãn tính vì bệnh hoặc vì hậu quả của nghiện thuốc lá, bị táo bón cũng dễ dẫn đến sa tử cung. Khi ho hoặc rặn để đi đại tiện, sức ép ở bụng quá cao, dây chằng vốn đã bị giãn và yếu sẽ không giữ nổi tử cung nằm yên, sức ép sẽ đẩy tử cung ra khỏi âm đạo. Những phụ nữ bị yếu dây chằng bẩm sinh do di truyền cũng có thể dẫn đến trường hợp sa tử cung khi tuổi còn trẻ.
Dù căn bệnh trầm trọng hay không, độ sa nặng hay nhẹ nhưng nhiều phụ nữ vẫn không đi đứng được tự nhiên. Họ không thoải mái trong việc tập luyện thể thao như khi chưa có bệnh và sinh hoạt tình dục sẽ gặp ít nhiều trắc trở. Như vậy, sa tử cung còn đem đến nhiều phức tạp, căng thẳng về tình cảm hơn cho người bệnh.
Để điều trị sa tử cung, y học hiện đại thường dùng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ dạ con nơi tử cung chuyển qua âm đạo.
Theo y học cổ truyền, sa tử cung bằng cách uống thuốc có tác dụng ích khí thăng hãn làm cho tử cung trở lại bình thường
Bài thuốc
Ban hạ (chế)12g
Hoàng kỳ (sống)12g
Sài hồ4g
Bạch truật8g
Nhân sâm12g
Thăng ma6g
Cam thảo4g
Phục linh20g
Trần bì4g
Đương quy12g
Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi thang uống 3 bát nước (50ml), sắc lấy 1 bát (250ml). Mỗi thang sắc 2 lần. Hai lần sắc trộn đều chia uống 4 lần trong ngày Uống liên tục trong 20-30 ngày./.


Lương y Vũ Quốc Trung

 
Top