Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Theo yoga.com.vn

Nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất của thiên nhiên. Bất kì con vật nào nào khi ốm đau cũng đều nhịn ăn theo bản năng theo bản năng, nhưng con người chúng ta lại đi chệch khỏi chiều hướng tự nhiên đến nỗi, đáng lý theo bản năng, chúng ta chấp nhận sự biếng ăn, khi chúng ta đau ốm và nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, thì chúng ta lại nhồi nhét vào cơ thể với nhiều đồ ăn hơn để “bồi duỡng cơ thể, sức khoẻ”.

Các nhà hiền triết và các bậc thầy dạy về tâm linh cổ xưa thường nhịn ăn, không phải chỉ về mục đích sức khoẻ mà còn nâng cao tâm trí và tâm linh, vì các vị đó nói:” Dạ dày no căng thì không chịu suy nghhĩ “. Các triết gia Hy Lạp vĩ đại như Planton,Pytagore...bao giờ cũng nhịn ăn truớc khi viết những tác phẩm triết học của mình, hay truớc những cuộc nghiên cứu đặc biệt, vì các bậc thầy đó biết nhịn ăn kích thích khả năng trí tuệ. Các vị thầy tư thế cao cấp cổ Ai Cập cũng đã nhịn ăn trrong những thời gian dài. Khi triết gia kiêm toán học Hy Lạp Pytagore đi Ai Cập để học môn khoa học tâm linh huyền bí, ông đã phải trải qua một thời kỳ nhịn ăn trong 40 ngày vì các vị thầy ở Ai Cập có giải thích rằng 40 ngày là cần thiết để ông có thể nắm đuợc những gì chúng tôi sẽ dạy ông. Trong kinh thánh, không biết bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy nhịn ăn. Vì những người Do Thái và Thiên chúa giáo thuờng có thói quen nhịn ăn, không chỉ để chữa bệnh cho mình mà còn để đạt đuợc sức mạnh tâm linh và đến gần chúa hơn.

Bệnh tật gây ra do tích lũy các độc tố

Hằng ngày cơ thể chúng ta hấp thụ các thức ăn axít ( như các lạoi thịt, các lạoi thức ăn tinh chế như gạo, bánh mỳ, đuờgn trắng, bánh kẹo và các thức ăn có dầu và chiên, các thức ăn có quá nhiều protein ) đòng thời chúng ta cũng ăn quá nhiều. Như vậy cơ thể trở nên quá nhiều axist và mắc bệnh tật. Mặt khác chúng ta cũng ăn những thức ăn có chất hoá học bởi để dễ bảo quản, đẻ có màu sắc và hương vị haasp dẫn. Không những vậy, môi truờng sống của chúng ta bị ô nhiễm bởi khí đọc hại... và đặc biệt là sự căng thẳng về thần kinh gây suy nhược và tạo ra những biến động về nội tiết. Tất cả chúng đều làm tăng các chất độc hại hoá học trong cơ thể ta.

MỘt số trong chúng đựoc thari qua thận và ruột hoặc qua da khi đổ mồ hôi. Nhưng nhiều chất độc bám vào các tế bào, các cơ quan, các tuyến , các tĩnh mạch và trôi theo dòng máu. Nhũng chát độc này thì khó chừng tẩy hết được

Đễ có thể thải đựoc nhúng độc tố này và để làm biến đổi cơ thể bạn thì bạn phải bắt đầu làm sạch tận gốc toàn bộ cơ thể. Tất cả những chát thải đang thối rữa và làm tắc hệ thống phải đuợc thanh toán qua sự trống rỗng tuyệt đối của nhịn ăn. Chỉ khi nào hệ thống tiêu hoá trống rỗng vì nhịn ăn thì khi đó các chát thải mới bị phá huỷ và đốt cháy trong dòng máu .
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, cơ thể chúgn ta vì bị chứa đầy các chất dơ bẩn đến nỗi không thể chịu đựng đuợc một đợt nhịn ăn dài ngày. Vậy chúng ta nên có các đợt nhịn ăn ngắn ngày và đều đặn để thanh lọc cơ thể mà ít bị căng thẳng nhất.

Nhịn ăn 1 ngày Tức là từ lúc mặt trời mọc ngày hôm nay đến lúc kết thúc ở mặt trời mọc của ngày hôm sau. Trong ngày nhịn ăn chúng ta nên vận động và đi lại ở ngoài trời thở sâu để kích thích sự tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn bã .

Nhịn ăn thì phải đựoc thực hiện từ từ, không đuợc đột ngột, vội vã.
Lần đầu tiên nhịn ăn, thì bạn có thể ăn trái cây và uống sữa.
Lần tiếp theo thì chỉ ăn trái cây và nuớc sinh tố ( nuớc ép trái cây) (Không uống sữa)
Lần kế thì Các bạn chỉ uống nuớc.
Lần sau cùng thì các bạn không ăn không uống gì cả (Nhịn khô). Theo cách này các bạn sẽ thích nghi dần và dễ dàng hơn với nhịn ăn.

Cách nhịn ăn tốt nhất là không ăn không uống gì cả (Nhịn khô). Bằng cách nhịn này, nhịn ăn có tác dụng nhanh nhất và hiệu quả nhất, ép kiệt được tất cả mọi độc tố trong cơ thể ra ngoài. Ngoài ra còn một lý do quan trọng nữa để không uống nuớc, liên quan tới tác dụng của mặt trăng lên cơ thể con người (mà tôi đã post với topic “Nhịn ăn theo tuần trăng Ekadashi”).

Những ai bị sỏi thận, sỏi mật thì không được nhịn khô (phải uống nước).

Còn những nguời ốm yếu hay quá đau yếu không thực hiện đuợc nhịn ăn hoàn toàn nên “nhịn ăn một nửa”, tức là nhịn từ sau bữa trưa cho đến tận sáng hôm sau .

Chú Ý: những nguời bị huyết áp thấp không nên nhịn khô. Trẻ em (duới 12 tuổi), phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang thời kỳ cho con bú không nên nhịn ăn

Theo yoga.com.vn
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

Ngưng nhịn ăn như thế nào cũng quan trọng gần như bản thân vấn đề nhịn ăn vậy. Sau khi Bạn đã làm sạch toàn bộ cơ thể bạn nghỉ ngơi, nếu bạn lại nhồi nhét đầy cơ thể bạn với những số lượng lớn thức ăn khó tiêu, làm dạ dày bạn bị quá tải và căng ra, bạn sẽ vô hiệu hoá tất cả những tác dụng tốt nhất của sự nhịn ăn. Vì vậy bạn phải thực hiện việc ngưng nhịn hay xả nhịn

Sáng hôm sau ( từ lúc mặt trời mọc), Bạn hãy uống tối thiểu là 1 lít nước chanh muối ( khoảng 1 quả chanh tuơi trong 1 lít nước muối, với tỷ lệ trung hoà ). Dung dịch muối mới đó là một trong những chất làm sạch cơ thể hiệu quả nhất, đồng thời dung dịch đó cũng mang tính chất kiềm thì khi vào trong cơ thể nó sẽ làm trung hoà các loại axít và làm loãng niêm dịch và tất cả chất nhầy này sẽ đựoc tẩy sạch ra khỏi các mô trong khi nhịn ăn và hoà tan chúng để có thể bài tiết dễ dàng.

Tiếp theo là chúng ta sẽ ăn từ từ 1 hoặc 2 quả chuối (chú ý những nguời bị các chứng bệnh liên quan tới cột sóng và cơ lưng như đau lưng, cột sống ... thì không nên ăn chuối tiêu). Khi ăn chú ý ta có thể cắn nhỏ từng miếng không nhai mà phải nốt chửng (nếu để nguyên quả cắn rồi nuốt chửng là tốt nhất ). Bởi Chuói có tác dụng hấp thụ và trung hoà các chất độc còn lại ra khỏi hệ thống tiêu hoá như dạ dày và ruột và nó có tác dụng bôi trơn ruột. Sau đó khoảng 30 phút (nếu có thể) Bạn có thể ăn sáng.

Bữa ăn đầu tiên sau khi nhịn phải nhẹ, có nhiều trái cây hoặc rau tuơi (đặc biệt là các loại lá xanh và mầm). Nếu có điều kiện thì các bạn có thể ăn sữa chua hoặc trộn hoa quả trên với sữa chua. Bởi bữa sau khi nhịn này , nếu bạn ăn rau có chất xơ, và trái cây cuang cấp nứoc sẽ giúp bạn quét sạch đừong tiêu hoá hơn. Còn sữa chua như 1 nguồn men tiêu hoá gúip dạ dày bạn khởi động dần sau 1 quá trình nghỉ ngơi.

Sau ngày nhịn ăn bạn nên tắm kỹ bỡi một phần độc tố đựoc thải qua các lỗ chân lông.

Trên đây, tôi đã trích trong cuốn “ Food for Thought, The Vegetarian Phisolopy “ của 1 acarya đã ghi lại những lời dạy của Nguời thầy lớn chúng ta đó là Baba.

Theo yoga.com.vn
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

Trong chữ Phạn, ekadashi có nghĩa là “ngày thứ 11” và chỉ thời gian sau lúc trăng tròn và trăng non khi mặt trăng đ­ược mặt trời hỗ trợ và tạo nên một sức hút mạnh đối với trái đất.

Từ thời cổ, các nhà duy linh đã thực hiện việc nhịn ăn vào các ngày Ekadashi này vì sự bảo vệ thể chất tâm trí và tinh thần. Do đó, Ekadashi đ­ợc hiểu là nhịn ăn vào ngày thứ 11 sau lúc trăng tròn và trăng non.

Giống như­ trái đất, cơ thể con người gồm 80% chất lỏng và 20% chất rắn. Đây là điều kiện sinh học căn bản giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa khoa học của việc nhịn ăn Ekadashi.

Chúng ta đều biết thuỷ triều lên vào những ngày trăng non và trăng tròn và thuỷ triều xuống vào ngày thứ bảy của tuần trăng. Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau như­ng có những ngày sức hút này mạnh hơn vì chúng gần nhau. Chính sức hút này đã tạo ra thuỷ triều ở các đại d­ương và tất nhiên cũng phải có thuỷ triều sinh học lên, xuống do mặt trăng điều khiển. Sức hút của mặt trăng tạo nên một tác động vào các chất lỏng trong cơ thể con người cũng giống nó tác động vào các đại dư­ơng của hành tinh này. Ông Arnold Lieber, một chuyên viên tâm thần ở Miami. Florida đã khám phá rằng các dòng thuỷ triều sinh học đã tác động đến tâm tính và hành vi của chúng ta. Nhiều bệnh viện tâm thần cho biết vào các ngày trăng tròn và trăng non, hành vi của các bệnh nhân tâm thần càng lúc càng bị kích động và kỳ quái.

Trong một bài viết có nhan đề “Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?” Edga Ziegler cho biết Sở cứu hoả Phoenix , tiểu bang Arizona báo cáo đã nhận đ­ược số lần gọi điện thoại tăng thêm từ 25 đến 30 lần vào những đêm trăng tròn.

Có bằng chứng cho thấy những ngày thuỷ triều lên khi mặt trăng đến gần trái đất nhất, những người bị suy nh­ược cơ thể và tâm thần phải chịu nhiều tác động xấu hơn. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh h­ưởng của các thiên thể đối với chúng ta. Chúng đã gây ra những bất quân bình về kích thích tố về các chất lỏng và nắm một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bệnh thể xác và các hành vi bất thường về tâm lý. Các tuyến và kích thích tố sinh lý trong cơ thể chúng ta là nguyên nhân tâm - sinh lý của một số biểu hiện tâm trí được gọi là “vrttis”, chẳng hạn nh­ư sợ hãi, tham lam, thù hận, đam mê và giận dữ… Nếu những tuyến này bị mất quân bình, các chất nội tiết sẽ trở nên bất bình th­ờng, thí dụ nh­ư các trạng thái cao hoặc thấp dẫn đến các biểu hiện bất bình thườ­ng hoặc là “vrttis”. Nhiều trạng thái “vrttis” này có thể bị tác động bởi thuỷ triều sinh học của mặt trăng, chủ yếu là do những nhiễu loạn hấp lực.

Còn có những lực khác cũng gây ra mất quân bình tâm - sinh lý. Da của thân thể chúng ta là một màng bán thấm, cho phép các lực điện từ di chuyển theo hai chiều để tạo một thể cân bằng động lực. Lieber đã nói “mỗi xung động thần kinh sinh ra một hào quang năng lượng nhỏ, mỗi tế bào giống nh­ư một hệ thái dương cỡ nhỏ đều có điện từ trư­ờng mờ yếu của nó. Có thể các lực điện từ lớn phát sinh từ các thiên thể đã tác động đến thế quân bình của thế giới các tế bào vi mô của chúng ta. Khi thuỷ triều lên rất cao, hoạt động điện từ ở vùng lân cận cũng gia tăng do các bức xạ điện từ bắn đi từ mặt trăng. Tình trạng này kích thích hệ thần kinh và làm yếu các dây thần kinh”. Khi nghiên cứu một số bệnh suy nh­ợc thần kinh, Lieber đã ghi nhận việc tái xuất hiện các triệu chứng suy nh­ược, nôn nao, mất ngủ và tim đập nhanh trong các ngày thuỷ triều lên cao.

Người ta cũng thư­ờng nhận thấy các cơn đau do giun chỉ gây ra nhiều nhất là vào các ngày thuỷ triều dâng cao và tác động xảy ra từ thời gian Ekadashi đến các ngày trăng non và trăng tròn.

Trai giới trong thời kỳ Ekadashi bao gồm cả nhịn ăn và nhịn uống, như­ thế mới tạo ra đ­ợc khoảng trống trong đ­ường tiêu hoá để chống lại sức hút của mặt trăng. Cũng cần để ý là tác động của thủy triều mạnh nhất trong suốt thời gian từ kỳ Ekadashi đến lúc trăng tròn và trăng non. Phải mất ba ngày cơ thể mới lấy lại đư­ợc mức chất lỏng bình th­ường sau một ngày nhịn ăn uống. Vì vậy , tác dụng đối kháng của trai giới kỳ Ekadashi sẽ tồn tại hầu nh­ư suốt giai đoạn thuỷ triều lên.

Nhờ tác dụng quân bình này, việc nhịn ăn uống tạo đư­ợc nhiều lợi ích cho cả cơ thể và tâm trí. Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất là duy trì thế quân bình của kích thích tố và các chất nội tiết khác trong các tuyến và tế bào và giúp điều khiển chức năng của tất cả các cơ quan, các thay đổi hoá học, sự tăng trư­ởng của các tế bào và các chuyển hoá sinh học khác.

Mọi người trên 12 tuổi nên thực hiện trai giới vào thời kỳ Ekadashi. Trai giới vào các ngày trăng tròn và trăng non còn mang lại những kết quả tốt hơn. Việc bắn phá của các lực điện từ vũ trụ vào các tế bào nhỏ bé của chúng ta sẽ bị giảm hoặc không có tác dụng nào hết, nhờ vậy, thế quân bình sẽ đ­ược đảm bảo hữu hiệu hơn.

Qua thử nghiệm, người ta thấy các bệnh nhân suy nh­ợc thần kinh đư­ợc chữa khỏi nhờ các kỳ trai giới có hệ thống này. Nhiều trạng thái bất bình thư­ờng của tâm trí mà nhiều người trên thế giới này vấp phải, sẽ bị giảm bớt. Sự kích thích tính dục quá độ, giận dữ, sợ hãi, tham lam và đam mê … sẽ đ­ược thăng hoa nhờ các kỳ trai giới này. Ngay cả bệnh huyết áp cao cũng có thể bị chế ngự một cách hữu hiệu. Nhiều ng­ười sợ rằng nhịn ăn sẽ làm họ suy nh­ược. Đây là một nỗi sợ hãi không đúng. Nhịn ăn một ngày sẽ làm bộ máy tiêu hoá đ­ợc nghỉ ngơi, do đó sẽ giúp cho bộ máy này hoạt động tốt hơn trong t­ương lai.

Hơn nữa, trai giới vào kỳ Ekadashi còn có ý nghĩa đặc biệt đối với những ng­ười tập Thiền. Nó giúp chuyển biến các chất trong cơ thể thành các chất tinh tế như­ phần ngoại chất (citta) của trí não và còn lên những mức độ cao hơn nữa.

Theo yoga.com.vn
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

11 và 26 âm lịch là ngày nên nhịn ăn, hoặc giảm ăn uống để thanh lọc cơ thể.\
Hôm nay em nhịn đây ạ :)
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

Có 1 quyển sách rất hay về việc nhịn ăn cho sức khỏe tốt hơn, là quyển: Tuyệt thực đi về đâu? của tác giả Thái Khắc Lễ.
 
497
0
0

Mẹ Hải Tâm

New Member
Ðề: Vì sao có lúc cần nhịn ăn?

Tiết thực - Tuyệt thực
Tuổi trẻ - Nhịn ăn là không ăn hoặc ăn ít trong một khoảng thời gian nào đó để có ích cho sức khỏe. Có nhiều cách nhịn ăn, tùy từng trường hợp và tùy tình trạng sức khỏe có thể áp dụng một trong các cách sau:



- Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn không uống vài ngày.

- Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn nhưng có uống nước.

- Nhịn ăn tương đối: không ăn nhưng uống sữa, nước trái cây.

- Tiết thực, kiêng ăn: giảm một phần khối lượng thức ăn.

Trong tự nhiên, bản thân con người khi có bệnh cũng không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, ăn vào nôn ra... Vì vậy sẽ dễ chịu hơn nếu chỉ ăn những thức ăn nhẹ như xúp lỏng, cháo lỏng... Khi buồn bực, lo lắng thái quá, y học cổ truyền gọi là tình chí uất kết, cũng làm con người không muốn ăn. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng con người có thể mất 60% thể trọng mà không nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe vì phần lớn thân trọng cũng là thức ăn dự trữ.

Không áp dụng nhịn ăn với các bệnh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng, người đang bệnh nặng có biến chứng đi kèm, suy tim, bệnh nhân tâm thần, viêm phổi, người có khối u ác tính giai đoạn cuối, trẻ em, thanh thiếu niên mới lớn và phụ nữ có thai.

Theo nghiên cứu của GS A.J.Carlson, bộ môn sinh lý Đại học Chicago, người khỏe mạnh ăn uống đầy đủ trước đó thì có thể sống từ 50-75 ngày không cần thực phẩm với điều kiện đừng để lạnh quá, tránh lao lực và không bị stress.

Cần chú ý là nhịn ăn chỉ có thể áp dụng trên những bệnh nhân tỉnh táo, có nhận thức rõ về sự nhịn ăn của mình, có quyết tâm, tổng trạng còn khá và được một thầy thuốc có kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi.

Những lợi ích mà phương pháp nhịn ăn mang lại:

- Giúp tế bào và các cơ quan tự phục hồi trong phần lớn bệnh cấp tính và mãn tính.

- Giúp toàn bộ cơ quan và các tế bào tự đổi mới, làm trẻ hóa tế bào nhờ hệ thống tự động đề kháng bệnh tật như bạch cầu tăng sinh, tăng thực bào, tăng nội tiết tố chống viêm, tăng sản xuất kháng thể.

- Trong giai đoạn nhịn ăn, các chức năng của hệ thần kinh cao cấp, hệ thần kinh giao cảm sẽ có điều kiện tự phục hồi.

- Luyện thần kinh và ý chí thêm mạnh mẽ và minh mẫn.

Tuy nhiên có những điều cần chú ý trong khi nhịn ăn:

1. Cần tự giác chấp hành những quy định trong nhịn ăn, không được làm sai lẽ tự nhiên.

2. Trong những ngày đầu nhịn sẽ có sự khó chịu, váng đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân...do sự gột rửa, tẩy độc của cơ thể đang tiến hành, không có gì đáng lo. Nhưng nếu người nhịn không chịu đựng được thì có thể uống hoặc ăn chút gì đó để lướt qua trạng thái này.

3. Cảm giác đói có khi rất mãnh liệt nhưng đó chỉ là phản xạ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột. Cảm giác này không mấy chốc sẽ dịu lại và từ từ biến mất.

4. Cần tĩnh tâm, không để sự thèm ăn lấn át ý chí nhịn ăn.

5. Sự sụt cân trong trường hợp này sẽ không làm cơ thể yếu mà ngược lại nhờ sự loại bỏ chất độc, mỡ thừa trong các mô và cơ quan.

6. Giữ vệ sinh thân thể, tránh khói thuốc lá, bụi, tắm nước ấm. Mỗi ngày nên hoạt động nhẹ như đi bộ để khí huyết lưu thông.

7. Tịnh dưỡng, suy nghĩ bằng tư duy tích cực để cả thể chất và tinh thần đều được cải tạo toàn diện.

8. Chấm dứt đợt nhịn ăn là một sự khởi đầu mới cho cơ thể.

9. Khi ăn lại nên ăn thận trọng từng ngày, ăn thức ăn nhẹ, loãng trước rồi từ từ đậm đặc dần.

PGS PHẠM HUY HÙNG
(khoa y học cổ truyền Đại học Y dược
 
Top