Ai cổ vũ cho sự hèn kém?

10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
(MegaFun) - Theo dõi vụ sóng thần, động đất ở Nhật Bản mà ta thấy kinh hoàng, rùng rợn. Tan hoang, đổ nát, không còn gì! Từ nhỏ đến giờ tôi chưa từng thấy cảnh thiên tai nào như vậy. Nhưng sau vụ này, nổi lên một điều mà nhân dân toàn Thế giới phải khâm phục, học hỏi đó là tinh thần Nhật bản - tinh thần Samurai!

Người chết thì nhiều chưa đếm hết, tài sản thì mất sạch. Đau lắm, buồn lắm chứ!? Nhưng người ta chỉ nêu những gương kiên cường, điềm đạm, dũng cảm của người Nhật.

Nổi lên trên hết là người Nhật không hốt hoảng, không “dẫm đạp” lên nhau dù cái chết, cái đói đang kề cận. Các chủ cửa hàng không lợi dụng nâng giá, chèn ép. Người xếp hàng vẫn từ tốn chờ đợi. Không trộm cắp, cướp giật.

Một đứa con nít lên 10 khi xếp hàng lấy thực phẩm mà cũng đã dạy cho bao người lớn trên Thế giới về đức hy sinh, nhường nhịn, trật tự, không cần sự ban ơn, bố thí của người khác khi biết rằng phía trước mình vẫn còn những người đói khát hơn.

Nhiều trẻ em vẫn lặng lẽ chờ ba mẹ mình đến đón…

Sao người ta ít đưa những tin về sự than khóc, cầu khẩn, đau đớn của những người bị nạn nhỉ?

Hôm bữa Miền Trung bị thiên tai bão lũ. Báo chí, rồi Truyền hình đưa những thông tin mà đau cả lòng. Bị hư hỏng, mất mát chắc cũng nhiều, nhưng có vẻ như người ta nói ra cho nhiều. Người ta đưa những hình ảnh khóc lóc, than vãn của một số người hầu mong sự thương xót, ban ơn của người khác.

Hôm đó mình cũng tức tốc về vùng rốn lũ. Thấy cũng không có gì lớn lắm. Vào thăm một cặp vợ chồng già thì được hai bác kể mà nghe… rùng rợn: Nước ngập gần đến gác, hai bác ở trên gác mấy ngày liền chỉ ăn toàn mì tôm (!?). Mình nghĩ chắc bác nói thêm, chứ nước ngập như vậy chính quyền chắc đã để yên?!

Về nhà rồi ngẫm nghĩ mà viết rằng: "… tính chất anh hùng, kiên cường của người miền Trung biến mất từ ngày các đoàn từ thiện cứ rầm rập mang hàng về cứu trợ".

Có người bảo mình nói như thế là không nhân văn chút nào!

Cái vụ nóng hổi gần đây là đưa người lao động ở Li-Bi về nước. Người ta đưa những hình ảnh trông rất tội nghiệp, khổ sở! Không khéo không có sự can thiệp "nhanh chóng" của Nhà nước thì có lẽ họ đã chết đói, chết khát rồi. Rồi thì Đài truyền hình cử hẳn người sang đó làm phóng sự. Thử hỏi mấy người này làm gì khổ sở bằng những người nghèo vùng sâu, vùng xa?

Tội nhất là mấy người Li-Bi: Nhà người ta đang "cháy", đang hoạn nạn, không giúp người ta mà còn chàng ràng, làm người ta hốt hoảng, lo lắng thêm. Không biết mấy người lao động này có đói, có khát, có nguy hiểm đến mức mình phải làm như vậy không? Mục đích chính của việc làm này là gì?

Rồi cái vụ thân nhân của các tàu đánh cá bị các "tàu lạ" đâm chìm, bắt. Báo chí, Truyền hình đưa những hình ảnh khóc lóc, khổ sở của những thân nhân người gặp nạn. Không biết mục đích chính là gì nhưng dễ khiến người xem cảm nhận thấy sự thương hại? Có nhất thiết phải chọn cách thể hiện như vậy không?

Mình cũng muốn nước mình giàu, nước mình mạnh như nước Nhật. Mình cũng muốn bản thân cũng như người thân có tính cách, chí khí. Nhưng hằng ngày, mình cập nhật toàn những thông tin tiêu cực.

Nói những thông tin này đang vô tình cổ vũ cho sự hèn kém, có ngoa chăng?

Văn Bá Xuân (Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân, Biên hòa, Đồng Nai)

(Theo megafun.vn)
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Ai cổ vũ cho sự hèn kém?

Không khóc là vĩ đại?

(MegaFun) - Liên quan đến bài viết "Ai cổ vũ cho sự hèn kém?", bạn Phạm Văn Hùng có gửi phản hồi về cho MegaFun với mong muốn chia sẻ một phần về quan điểm trong bài viết thông qua việc trích dẫn lại một bài viết khác. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải nguyên vẹn bài viết này.

Người Nhật đang phải đương đầu với hệ lụy của một trận sóng thần và động đất lớn. Cũng như nhiều người khác, tôi thán phục cho sự bình tĩnh và kỉ luật của người Nhật trong cơn hoạn nạn. Có người nghĩ rằng người Nhật không biết khóc và cho rằng đó là sự vĩ đại. Tôi nghĩ khác …

“Hãy gạt tất cả nước mắt dưới mái hiên nhà, và sự chịu đựng sẽ là người bạn tốt của bạn”. Người ta cho rằng đó là câu châm ngôn của người Nhật. Người ta ca ngợi câu châm ngôn đó, như là một minh chứng cho tính vĩ đại của người Nhật. Người ta còn dùng nhiều từ ngữ có thể nói là xa xỉ để ca ngợi tính can trường của người Nhật.



Dân làng lãnh đồ cứu trợ tại Minami Sanriku - nơi bị tàn phá nặng nhất với gần 10000 người mất tích

Nhưng tôi không nghĩ chỉ vì họ ức chế được cảm xúc (như không khóc, không biểu hiện cảm tính trước thảm nạn) là thái độ đáng ca ngợi, hay đáng để chúng ta học. Hoàn toàn không. Đứng trên quan điểm y khoa, ức chế cảm xúc chắc chắn không phải là “người bạn tốt”. Rất nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy những người ức chế cảm xúc là những người có nhiều vấn đề về sức khỏe, kể cả nguy cơ mắc bệnh viêm kết tràng, nhức đầu, và những bệnh thuộc loại “psychosomatic” cao hơn những người hay khóc. Về mặt tâm lí, người ức chế cảm xúc và không khóc cũng thường gặp trở ngại khi đối phó với các tình huống căng thẳng. Những quan sát này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ số kiềm hãm cảm xúc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những phụ nữ cùng tuổi nhưng sẵn sàng biểu lộ xúc cảm. Ngược lại, những người hay khóc thường có sức khỏe tốt. Nước mắt còn có thể là liều thuốc chữa những vết thương ngoại nữa. Hơn 50 năm về trước, có người đã chứng minh sự liên quan giữa số lần khóc và tốc độ phục hồi cơn bệnh; người hay khóc có thời gian lành bệnh thường nhanh hơn người không hay khóc.



Xếp hàng lãnh thực phẩm tại một cửa hàng ở Ogawara

Nói tóm lại, sự phiền muộn, vui mừng hay căng thẳng là một tín hiệu của cơ thể báo cho con người biết rằng "Hey, có vấn đề," và con người cần phải giải quyết vấn đề này. Khóc là một trong những phương cách giải quyết vấn đề. Thật là kì diệu khi cơ thể con người có một bộ máy giải mã tự động như thế! Con người là phải biết đau, đau về thể xác và đau về tinh thần. Không biết đau là bất bình thường chứ không phải vĩ đại. Thật vậy, trong y khoa cổ điển những người với hội chứng không biết đau (thậm chí đổ nước sôi họ vẫn không thấy đau) là những người hay chết sớm. Không biết đau tinh thần hay biết đau mà không thể hiện cũng là một điều bất bình thường.



Thiếu phụ thành phố Ishimaki

Khóc là một trong những đặc điểm làm cho con người khác với thú vật vốn không biết khóc. Cố nhiên, chúng ta phải phân biệt hai loại nước mắt là tôi tạm gọi là "trần lệ" và "cảm lệ." Trần lệ là loại nước mắt tiết ra do sự khuấy nhiễu của bụi bặm hay các vi vật (tiếng Anh gọi là reflective tears). Cảm lệ là loại nước mắt tiết ra do tác động bởi cảm tính (emotional tears). Là con người, ai cũng có cảm xúc. Chúng ta khóc khi người thân trong gia đình qua đời, khi bạn chúng ta lâm nạn. Khóc là thể hiện lòng thương cảm. Người khóc hoàn toàn không có nghĩa rằng người đó yếu đuối. Khóc là hành vi bình thường, rất bình thường. Có khi bác sĩ sẵn sàng để cho bạn khóc, và dành không gian để bạn khóc.

Người Nhật rất đáng phục và ngưỡng mộ về tính kỉ luật và văn hóa của họ. Nhưng khả năng ức chế cảm xúc của một số người trong lúc hoạn nạn không bao giờ làm cho họ vĩ đại.

Trích đăng từ Blog của GS. Nguyễn Văn Tuân

http://megafun.vn/channel/2261/201103/Khong-khoc-la-vi-dai-123647/
 
Top