Cấp cứu cho trẻ

492
0
0

sweetlily

New Member
Hô hấp nhân tạo cho trẻ dưới 1 tuổi

Bước 1: Kiểm tra xem em bé có phản xạ gì không bằng cách đập nhẹ vào bàn chân của bé



Bước 2: Mở nhẹ miệng bé, kiểm tra hơi thở của bé bằng cách ghé tai vào miệng bé




Bước 3: Dùng một tay ngửa cằm của bé lên, một tay đặt lên trán của bé. Thổi vào miệng bé 2 hơi nhỏ. Chú ý là miệng người lớn phải trùm cả miệng và mũi của bé. Không nên thổi quá nhiều ôxy vì phổi của bé rất nhỏ so với người lớn. Khi thổi bạn có thể nhìn thấy qua đuôi mắt ngực bé sẽ phồng lên.
Bước 4: Dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) để nhấn vào ngực (trung điểm của đường thẳng nối hai đầu ti của bé) 30 lần. Nhấn với độ sâu xuống khoảng 1/3 ngực của bé.



Lặp lại bước 3 và 4 năm lần

Bước 5: nếu như bạn ở nhà 1 mình, sau 5 lần thực hiện bước 3+4, bạn hãy gọi điện cấp cứu để xe cứu thương tới, rồi tiếp tục quay lại thực hiện bước 3 và 4 cho tới khi bé tỉnh dậy.
Nếu có người giúp bạn thì bạn nên nhờ người kia gọi điện cấp cứu trong khi bạn hô hấp nhân tạo cho bé. Hai người có thể thay phiên nhau.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
492
0
0

sweetlily

New Member
Hô hấp nhân tạo cho trẻ trên 1 tuổi

1. Kiểm tra xem miệng trẻ có bị vật lạ chắn hay không, vật lạ có thể là thức ăn, nôn trớ, máu, hoặc thậm chí là lưỡi trẻ



2. Nếu nhìn thấy vật lạ, đặt trẻ nằm nghiêng với chân phía trên co lên (xem hình). Dùng tay móc vật lạ ra rồi kiểm tra xem trẻ có thở hay không



3. Nếu không nhìn thấy vật lạ, đặt trẻ nằm ngửa, nghe hơi thở của trẻ, quan sát sự chuyển động của lồng ngực để kiểm tra xem trẻ có thở hay không.



4a. Nếu trẻ có thở, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng với chân phía trên co lên (xem hình). Gọi số điện thoại cứu thương. Trong khi chờ xe tới liên tục kiểm tra xem trẻ có thở hay không.


4b. Nếu trẻ không thở, đặt 1 tay lên trán của trẻ, tay kia nâng cằm trẻ lên 1 chút để mở miệng của trẻ ra. Dùng miệng mình chuẩn bị hô hấp nhân tạo, 2 tay chặn nhẹ mũi trẻ và thổi 2 hơi vào miệng trẻ



5. Sau 2 lần thổi trên mà trẻ vẫn chưa thở lại được, hãy nhờ người gọi xe cứu thương và bắt đầu động tác ấn ngực trẻ như sau.



6. Đặt 2 tay của bạn lên giữa ngực trẻ, lồng các ngón tay lại với nhau (xem hình). Dùng phần cuối của bàn tay để ấn ngực trẻ, 30 lần. Mỗi lần chỉ ấn với độ sâu khoảng 1/3 của ngực trẻ.



7. Sau 30 lần ấn, lấy hơi dài, dùng tay chặn nhẹ mũi trẻ, thổi vào miệng trẻ 2 hơi



8. Cứ tiếp tục làm 2 động tác trên (ấn 30 lần, thổi 2 lần) cho đến khi xe cấp cứu tới nơi. Nếu trẻ bắt đầu thở lại được, đặt trẻ nằm nghiêng như hình 2. Liên tục kiểm tra xem trẻ có thở hay không để chuẩn bị sẵn sàng 2 động tác hô hấp nhân tạo nói trên



Nguồn: http://www.abc.net.au/parenting/parenting_in_pictures/cpr_kids.htm
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Làm gì khi trẻ bị hóc - nghẹt thở (trẻ dưới 1 tuổi)

1. Nếu bé vẫn nói, ho, hay phát ra tiếng được thì không trầm trọng lắm. Bạn cứ để kệ cho bé ho cho vật lạ bắn ra ngoài
2. Nếu bé có dấu hiệu nghẹt thở, ho khan, không phát ra tiếng, không khóc được, thở khò khè, môi và da trở nên tím tái thì bạn cần làm những động tác sau:

* Ôm bé trong tư thế úp mặt trên lòng bàn tay của bạn. Chú ý tay bạn phải nhớ đỡ đầu và quai hàm của bé. Ngồi trên ghế hoặc quỳ gối và để tay trên đùi bạn. Dùng phần cuối của mu bàn tay kia của bạn đập vào giữa hai xương bả vai của bé 5 lần (xem hình 1)
* Nếu sau 5 lần đập mà vật bị hóc vẫn chưa ra, bạn cần để bé nằm ngửa ra trên đùi bạn. Chú ý đỡ đầu và cổ của bé. Dùng 2 ngón tay nhấn vào điểm giữa ngực (như hô hấp nhân tạo) 5 lần. (xem hình 2).
* Lặp lại 2 tư thế trên cho tới khi bé bắt đầu thở, ho, khóc được; hoặc vật lạ tự rơi ra khỏi miệng bé. Nếu bé không có phản xạ gì nữa thì bạn nên nhanh chóng gọi người tới giúp, gọi điện cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo. Liên tục kiểm tra xem có thể vật lạ đã rơi ra và nằm trong miệng bé.
* Chú ý: không bao giờ được nhấn vào bụng bé vì làm vậy có thể làm tổn thương nội tạng của bé

 
492
0
0

sweetlily

New Member
Làm gì khi trẻ bị hóc - nghẹt thở (trẻ trên 1 tuổi)

1. Ôm trẻ từ phía sau:
- một tay đặt lên vai trẻ, tay kia ôm ngang bụng trẻ, dùng ngón tay để tìm rốn của trẻ
- nắm tay lại thành quả đấm đặt trên rốn trẻ, tay ở trên vai nắm lấy tay trên rốn



2. Để trẻ nằm thõng trong vòng tay bạn, thúc thật mạnh, từ 6 đến 10 lần. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, làm lại lần nữa



3. Gọi người giúp bạn đi gọi xe cứu thương



Nguồn: http://www.parentingpress.com/t_990403.html
 
Top