Chăm sóc ô tô

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Kinh nghiệm lái xe tiết kiệm nhiên liệu
TPO - Đây là những kinh nghiệm hữu ích, không chỉ giúp bạn lái xe tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn cho độ an toàn cao hơn, đồng thời khiến chiếc xe của bạn hoạt động bền bỉ hơn.

Những kinh nghiệm dưới đây cũng có ích cho nam giới, vốn được coi là am hiểu về công nghệ cũng như xe hơi, nhưng đôi khi lại quên mất những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này.
Tăng tốc nhẹ nhàng
Việc đạp thốc vào chân ga sẽ khiến vòng tua máy tăng đột ngột, qua đó ngốn một lượng nhiên liệu đáng kể. Bạn nên đạp nhẹ chân ga sau khi khởi động, khiến chiếc xe di chuyển một cách êm ái, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa khiến bạn dễ dàng xử lý trên đường.
Giữ tốc độ ổn định
Ổn định chân ga là phương pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm nhiên liệu. Nếu ra đường cao tốc, bạn hãy di chuyển với tốc độ đều, đồng thời giữ khoảng cách hợp lý với xe phía trước để có thể xử lý khi cần thiết.
Hãy để ý biển báo tốc độ và đi đều ga, ở tốc độ dưới tốc độ trên biển báo khoảng 3-5 km/h, vừa an toàn vừa đỡ bị phạt bởi cảnh sát giao thông.
Giảm tốc từ từ
Bạn hãy tập thói quen phán đoán từ xa. Nếu cần giảm tốc ở quãng đường phía trước, hãy nhả chân ga để chiếc xe từ từ giảm tốc bằng động cơ.
Khi gần đến chỗ cần phanh mới sử dụng bàn đạp phanh để giảm tốc. Điều này tận dụng khả năng phanh của động cơ, khiến chiếc xe hoạt động êm ái hơn, không gây khó chịu cho người ngồi sau khi phanh gấp.
Thời gian không đạp ga cũng tiết kiệm được đáng kể nhiên liệu tiêu thụ. Trên hết, việc có thói quen quan sát từ xa sẽ khiến bạn xử lý những tình huống bất ngờ 1 cách chủ động hơn, giảm thiểu những tai nạn xảy ra.
Đóng kín cửa sổ xe
Trừ khi bạn sở hữu một chiếc xe mui trần hoặc đang đi dạo bằng xe hơi dọc bờ biển, nếu không việc đóng kín cửa sổ xe chính là điểm khác biệt giữa ô tô và một chiếc xe máy tay ga cao cấp.
Bạn sẽ không phải chịu đựng bụi bặm, nắng mưa khi ngồi trên xe hơi. Đặc biệt, nếu bạn đang di chuyển trên đường cao tốc, việc đóng kín cửa số sẽ khiến sức cản của gió giảm đáng kể, khiến chiếc xe lướt đi nhanh và êm ái hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Sử dụng điều hòa vừa đủ
Chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức chênh lệch vừa phải so với bên ngoài sẽ khiến động cơ được giảm tải, qua đó tiết kiệm nhiên liệu hơn. Quan trọng hơn, bạn sẽ ít bị cảm cúm bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe.
Tránh các ổ gà
Tránh ổ gà hay những đoạn đường gồ ghề sẽ khiến chiếc xe không bị mất động lực quán tính đang có, tiết kiệm được nhiên liệu và cũng giữ được độ bền của xe.
Với điều kiện đường xá Việt Nam, việc tránh ổ gà hay đường gồ ghề có thể khiến bạn di chuyển như đánh võng ngoài đường. Vì vậy, nếu không thể tránh được, hãy áp dụng phương pháp từ từ giảm tốc, và sử dụng phanh để chiếc xe nhẹ nhàng lăn bánh qua đoạn đường xấu.
Giảm tải trọng
Trọng lượng lớn sẽ khiến động cơ phải hoạt động vất vả và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Nếu không phải với mục đích vận chuyển hàng hóa, bạn hãy cất những vật dụng và hành lý không cần thiết trên xe.
Tắt máy khi dừng đỗ lâu
Việc nổ máy đứng im cũng khiến chiếc xe tiêu thụ nhiên liệu như khi đang di chuyển, rất lãng phí. Vì vậy, cho dù bạn dừng xe vài phút để mua sắm lặt vặt, cũng nên tắt máy trước khi xuống xe.
Khi lên xe, hãy khởi động lại động cơ và tiếp tục hành trình, việc khởi động động cơ luôn tiết kiệm nhiên liệu hơn so với việc để động cơ hoạt động một cách lãng phí.
Kiểm tra áp suất lốp
Chạy xe hơi lốp non sẽ khiến chiếc xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn dáng kể, thêm vào đó là sự mất an toàn khi di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc.
Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra áp suất tất cả các lốp, bơm đều theo đúng tiêu chuẩn để chiếc xe có thể hoạt động ổn định, an toàn và cũng tránh mòn lốp.
Thường xuyên bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng là không thể thiếu khi sử dụng xe hơi. Hãy theo đúng lịch định kì, hoặc đến sớm hơn định kì nếu xe bạn hoạt động nhiều, mang xe tới xưởng dịch vụ để tiến hành kiểm tra toàn bộ.
Việc kiếm tra định kì sẽ phát hiện ra những lỗi nhỏ và khắc phục sớm, trước khi xuất hiện những lỗi nặng có thể làm hỏng xe hoặc mất an toàn khi di chuyển.
Một chiếc xe thường xuyên được bảo dưỡng sẽ chạy ổn định hơn, bền bỉ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Chúc các bạn lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.
Tô Tùng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

Kinh nghiệm phanh xe khi lái ô tô (Phần I)
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/559851/Kinh-nghiem-lai-xe-tiet-kiem-nhien-lieu-tpov.html

TPO – Kinh nghiệm sử dụng phanh sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn và tránh được những tính huống tai nạn nguy hiểm.

Nhiều người khi lái xe suy nghĩ việc phanh rất đơn giản: Chỉ việc nhả chân ga và đạp chân phanh để chiếc xe dừng lại.
Thực tế nếu như chiếc xe của bạn đủ hiện đại và công nghệ tân tiến, được hỗ trợ công nghệ tối đa thì việc đạp phanh như vậy là không có gì phải bàn. Nhưng phần lớn những chiếc xe chúng ta sử dụng đều không có đầy đủ công nghệ như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB, hệ thống hỗ trợ phanh BA…, vì vậy có những kiến thức khi phanh là rất cần thiết.
Và ngay cả khi chiếc xe của bạn có đủ công nghệ hỗ trợ, thì việc nắm được những kinh nghiệm dưới đây cũng có ích cho bạn để tránh được những sai lầm có thể xảy ra cũng như hiểu và làm chủ được công nghệ điện tử hỗ trợ.
Ghế và tư thế ngồi

Việc đầu tiên khi lên xe luôn là chỉnh ghế. Ghế được đặt không quá gần và cũng không quá xa bàn đạp ga và phanh. Nếu ghế quá xa sẽ khiến cho chân bị với và không đạp hết hay không đủ lực để đạp phanh hết cỡ khi cần thiết. Ghế quá gần sẽ tạo cảm giác chật chội và khó khăn khi chuyển từ chân ga sang chân phanh.
Tư thế ngồi cũng khá quan trọng, không được ngả quá nhiều về phía sau vì sẽ làm giảm tầm quan sát và dẫn tới nguy hiểm. Tư thế ngồi quá thẳng lưng sẽ khiến bạn bị mỏi lưng khi đi đường dài.
Chân đạp ga và phanh đều là chân phải. Không được sử dụng chân trái vào ga và phanh, chỉ sử dụng chân trái ở vị trí bàn đạp côn ở xe số sàn và không sử dụng chân trái đối với xe số tự động. Việc sử dụng cả hai chân khi lái xe số tự động sẽ dẫn đến những tai nạn rất đáng tiếc như đạp nhầm chân ga, đạp cả chân ga và chân phanh cùng một lúc khi gặp tình huống bất ngờ.
Sử dụng nửa bàn chân trên để đạp ga và phanh, gót chân để chạm sàn xe. Tránh đạp ga và phanh bằng mũi chân bởi sẽ dễ trượt và không đủ lực.
Hỗ trợ công nghệ

Như đã nói ở trên, những chiếc xe xịn hay đắt tiền, thậm chí những chiếc xe tầm trung hiện nay cũng thường được trang bị những công nghệ hỗ trợ an toàn.
Công nghệ chống bó cứng phanh EBS cho phép hệ thống phanh điện tử bóp và nhả nhiều lần trong 1 giây, giúp bánh xe không bị bó cứng và vẫn lăn bánh chứ không trượt trên đường.
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB sẽ nhận biết và phân bổ lực phanh khác nhau giữa các bánh xe, khiến chiếc xe giữ được sự cân bằng và không bị mất lái.
Những công nghệ trên có thể giúp người lái xe không phải suy nghĩ nhiều tới việc phanh xe, chỉ cần đạp phanh hết cỡ, việc còn lại là của hệ thống hỗ trợ điện tử.
Nếu xe của bạn không có những hệ thống an toàn trên, thì cần nhớ những kinh nghiệm dưới đây để đảm bảo an toàn.
Phanh kết hợp với số
Đây là việc phanh sử dụng thêm với sức ghìm của động cơ và hộp số. Hãy để ý, khi bạn nhả chân ga, chiếc xe đã giảm tốc đáng kể, đây là nhờ hệ thống động cơ và hộp số không còn truyền lực cho bánh xe, mà ngược lại, bánh xe sẽ truyền lực ngược trở lại hệ thống truyền động bên trong.
Sức ghìm của động cơ sẽ khiến xe chạy chậm lại đáng kể và ngăn bánh xe không bị trượt. Trong những trường hợp thông thường, bạn có thể nhả chân ga từ xa khi cần dừng để chiếc xe giảm tốc từ từ bằng việc phanh số và chỉ sử dụng bàn đạp phanh ở những mét cuối.
Ở trường hợp cần phanh gấp, bạn hãy kết hợp việc về số thấp với đạp phanh, khiến chiếc xe nhanh chóng giảm tốc an toàn. Tùy vào tốc độ đang chạy, hãy về số thấp hơn 1 số để việc ghìm xe hiệu quả hơn. Giảm dần số theo tốc độ cho đến khi xe dừng hẳn, hãy nhớ kết hợp với đệm đều phanh.
Đón đọc phần II "Kinh nghiệm phanh xe ô tô" trên TPO.
Tô Tùng


 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

Kinh nghiệm phanh xe khi lái ô tô (Phần II)
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/565979/Kinh-nghiem-phanh-xe-khi-lai-o-to-Phan-I-tpov.html

TPO – Kinh nghiệm sử dụng phanh sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn và tránh được những tính huống tai nạn nguy hiểm.

Phanh dừng xe nhiều bước
Đây là kĩ thuật phanh cơ bản mà rất nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng. Thay vì đạp phanh một lần với lực đạp mạnh có thể gây dúi người về phía trước, kỹ thuật phanh nhiều bước sẽ khiến xe dừng êm ái. Kỹ thuật này sử dụng trong những trường hợp phanh dừng xe bình thường và không có bất ngờ.
Cách phanh này sẽ đạp hơi mạnh phanh ở lần phanh đầu tiên để xe giảm tốc đến mức ổn định. Sau đó đạp phanh nhẹ dần để lợi dụng đà của xe, đồng thời khiến những người ngồi trong xe không bị chúi về phía trước. Đệm tiếp phanh đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi tiếp.
Phanh khẩn cấp
Đây là kinh nghiệm quan trọng để đi xe trên đường cao tốc, với vận tốc cao và bất chợt gặp vật cản. Kỹ thuật phanh này nhằm tránh khả năng bị văng xe, trượt bánh hay mất lái nguy hiểm. Như bạn đã biết, với tốc độ di chuyển cao, nếu đạp phanh đột ngột và đạp mạnh, chiếc xe sẽ có nhiểu khả năng bị bó cứng phanh, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, khiến chiếc xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Để phanh khẩn cấp được hiệu quả khi đi ở tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều kiểm soát được, sau đó ngay lập tức nhả chân phanh. Khi xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Cách phanh này cần chú ý bình tĩnh xử lý nhả phanh đúng lúc ở lần phanh đầu tiên, nếu phanh chết và đánh lái thì hiện tượng bó cứng phanh và mất lái sẽ xảy ra, khiến chiếc xe gây nguy hiểm và có thể bị lật.
Phanh khi đi đường trơn trượt

Khi di chuyển trên đường trơn trượt như mưa ướt hay bùn lầy, việc xe bị trượt và mất lái là rất dễ xảy ra. Cần phanh nhẹ nhàng và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện lăn trên đường và tránh bó cứng phanh. Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, đạp càng nhiều lần trong thời gian ngắn thì độ an toàn càng tăng lên.
Phanh xe khi đổ đèo
Việc quan trọng nhất là không được cắt côn khi đi xuống dốc. Nhiều người nghĩ rằng việc cắt côn khi xe xuống dốc sẽ tiết kiệm được kha khá nhiên liệu, nhưng thực sự đây là một cách làm cực kì nguy hiểm. Cắt côn sẽ làm xe lao theo với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.
Hãy đi ở số thấp để động cơ ghìm tốc độ của xe ở mức chấp nhận được, đồng thời sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát tốc độ. Việc đi số thấp cũng đồng nghĩa với việc làm giảm độ hao mòn của má phanh.
Chú ý khoảng cách khi lái xe
Công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe là: vận tốc*3/10 (mét). Có nghĩa là nếu xe bạn đi với vận tốc 60 km/h, khoảng cách an toàn sẽ là 60*3/10 = 18 mét. Khoảng cách này có ích khi xe trước phanh đột ngột và xe bạn cũng phanh ngay lập tức sau đó, tất nhiên là sau thời gian giật mình và nhận ra là xe trước phanh gấp, và hai xe sẽ không va chạm với nhau.
Cũng theo công thức trên, có một nguyên tắc được gọi là nguyên tắc ba giây mà bạn nên tuân thủ. Ví dụ xe phía trước vượt qua một điểm, hãy đếm ba giây để đo thời gian xe bạn vượt qua điểm đó. Nếu xe bạn tới trước thời gian 3 giây, tức là bạn đang lái xe quá gần và có khả năng phanh không kịp trong trường hợp khẩn cấp.
Tôn trọng khoảng cách này, cùng với những kinh nghiệm khi phanh sẽ tránh được nhiều tai nạn đáng tiếc.
Những điều cần chú ý
Người lái phải tập thói quen bình tĩnh và không sử dụng rượu bia khi lái xe, bởi nếu không có đủ sự bình tĩnh và tỉnh táo trước những tình huống nguy hiểm thì những kinh nghiệm phía trên là vô ích.
Bạn nên chú ý tới trọng lượng và loại xe sử dụng. Một chiếc xe nặng sẽ khó phanh và trôi xa hơn một chiếc xe nhẹ cân. Trong khi đó, một chiếc sedan sẽ bám đường và khó lật hơn một chiếc SUV có trọng tâm cao.
Nếu có điều kiện, hay sở hữu những loại xe sở hữu ít nhất là công nghệ ABS và EDB, công nghệ sẽ giúp bạn nhiều hơn và mang lại cho bạn sự an toàn cao hơn.
Chúc bạn lái xe an toàn.
Tô Tùng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

Tìm hiểu hệ thống phanh xe: Phanh tang trống
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/565981/Kinh-nghiem-phanh-xe-khi-lai-o-to-Phan-II-tpov.html

TPO – Phanh tang trống, được biết đến rộng rãi trên xe đạp, xe máy và ô tô, là một bộ phận an toàn không thể thiếu trên những phương tiện giao thông.
Tìm hiểu về phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống, hay còn gọi là phanh guốc, có tên tiếng anh là DrumBrake. Phanh tang trống gồm những phần cơ bản như trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác.

Phanh tang trống trên xe đạp.
Tiền thân của phanh tang trống là loại phanh được dùng phổ biến ở bánh sau những chiếc xe đạp. Loại phanh này có cấu tạo người với phanh tang trống trên xe máy và ô tô, với trống phanh hình trụ tròn nằm bên trong, gắn cố định và quay cùng với bánh xe và má phanh nằm bên ngoài.
Khi phanh, má phanh sẽ ép vào trống phanh, tạo lực ma sát khiến xe giảm tốc. Với cấu tạo đơn giản của chiếc xe đạp, phanh xe cũng rất đơn giản. Nhược điểm của loại phanh này là bụi bẩn dễ bám vào bề mặt phanh, khiến nó nhanh mòn và hiệu quả kém hơn.
Sau này, người ta phát triển phanh xe đạp lên thành phanh tang trống như thường thấy hiện nay trên xe máy và ô tô. Loại phanh này có trống phanh bo phía ngoài, cũng được gắn cố định và quay cùng tốc độ của bánh xe.
Hệ thống má phanh được gắn ở phía trong của trống phanh, cùng với những hệ thống lò xo dẫn động và truyền lực tạo thành một mâm phanh hoàn chỉnh. Khi phanh, má phanh sẽ được mở căng ra và ép vào trống phanh từ phía trong, tạo lực hãm để phanh xe.

Phanh tang trống trên xe máy, truyền lực phanh bằng cơ khí.
Trống phanh hình trụ, thường được làm bằng gang xám, chịu được mài mòn, có đồ bền rất cao, có khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh, nhưng nhược điểm là khá nặng và dễ vỡ. Để tăng khả năng của trống phanh cũng như giảm trọng lượng, nhiều nơi thay gang xám bằng hợp kim thép, carbon và bề mặt ma sát bằng gang.
Khi mở mâm phanh, ta sẽ thấy hai má phanh được dán cố định lên hai guốc phanh, ghép lại tạo thành hình tròn. Guốc phanh thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
Má phanh là bộ phận cần thay mới nhiều nhất trong hệ thống phanh tang trống. Má phanh được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh, sẽ mòn đi khi phanh, do ma sát giữa má phanh và trống phanh. Khi má phanh mòn, ta có thể thay mới má phanh tại các điểm sửa chữa xe máy, ô tô. Thợ sửa xe sẽ dán má phanh mới lên guốc phanh, và hệ thống phanh tang trống sẽ có một chu kì hoạt động mới.
Khi phanh mòn, nhất là trên xe máy, người lái có thể cảm nhận được dễ dàng bởi chân phanh phải đạp sâu hơn. Căng lại phanh tang trống là việc làm cần thiết nếu thấy phanh quá sâu. Nếu đã căng lại dây phanh, nhưng hiện tượng phanh không còn ăn vẫn diễn ra, đó là lúc bạn nên tháo mâm phanh để kiểm tra, lau sạch trống phanh và bề mặt má phanh, hoặc phải thay má phanh mới.
Việc chỉnh lại phanh được hiệu như điều chỉnh khoảng cách giữa má phanh và trống phanh. Nếu khoảng cách lớn, người lái phải đạp chân phanh sâu thì phanh mới bắt đầu có tác dụng, gây nguy hiểm. Trái lại, việc chỉnh má phanh quá sát, chiếc xe sẽ có những tiếng kêu khi di chuyển, đó là tiếng cọ sát của má phanh với trống phanh, vừa khó chịu vừa gây tiêu tốn thêm nhiên liệu, mòn má phanh.
Bảo dưỡng và kiểm tra phanh định kì là việc cần thiết, bởi phanh là hệ thống an toàn chủ động hữu hiệu nhất.
Ưu nhược điểm của phanh tang trống

Phanh tang trống trên ô tô, sử dụng truyền lực bằng thủy lực.
Nhược điểm lớn nhất của phanh tang trống là tản nhiệt. Cho dù sử dụng gang và nhôm là những vật liệu chính, nhưng do kết cầu kín nên khả năng tản nhiệt của phanh tang trống không đủ khiến phanh vẫn có nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ cao kèm với việc biến dạng của má phanh, guốc phanh … và có thể gây mất phanh.
Ngược lại, ưu điểm của phanh tang trống là giá thành rẻ, kỹ thuật không quá cao. Chính vì thế, phanh tang trống vẫn được áp dụng rộng rãi trên nhiều phương tiện, để tiết kiệm chí phí sán xuất và giảm giá thành.
Hiện nay, phanh tang trống vẫn xuất hiện rộng rãi, trên những chiếc xe máy và ô tô. Phanh trước của xe máy đã dần chuyển sang sử dụng phanh đĩa, nhưng phanh sau hầu hết vẫn là phanh tang trống, do lo ngại về hiện tượng bó cứng phanh do phanh đĩa quá ăn ở bánh sau, gây nguy hiểm.
Đón xem phần tiếp theo: Tìm hiểu về phanh đĩa.
Tô Tùng


 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

Tìm hiểu hệ thống phanh xe: Phanh đĩa
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/567279/Tim-hieu-he-thong-phanh-xe-Phanh-tang-trong-tpov.html

TPO – Phanh đĩa được sử dụng phổ biến hiện nay trên ô tô, xe máy và cả xe đạp cao cấp, với hiệu quả phanh tốt hơn so với phanh tang trống.

Phanh đĩa kép.
Phanh đĩa, hay thường gọi là phanh dầu, do sử dụng lực ép thủy lực, tác động lên các má phanh và ép chặt vào phần đĩa phanh. Cấu tạo của phanh đĩa phức tạp hơn, nhưng khép kín hơn, qua đó mang lại hiệu quả phanh cao hơn so với phanh tang trống.
Tìm hiểu về phanh đĩa
Phanh đĩa gồm một đĩa phanh được gắn lên trục quay của bánh xe và quay cùng với bánh xe. Đĩa phanh được đục thêm lỗ, hay xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt. Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, bền bỉ, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước bởi hệ thống kẹp phanh, nếu như má phanh đã mòn hết. Đĩa phanh cũng có thể bị cong vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một lực lớn, như tai nạn xe cộ…
Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm 2 má phanh sẽ kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh, và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Lợi thế của phanh đĩa so với phanh tang trống là, do tiếp xúc bằng mặt phẳng nên hiệu quả phanh sẽ tốt hơn rất nhiều so với tiếp xúc tròn như phanh tang trống. Hai má phanh cũng sẽ mòn đều nhau hơn, do bề mặt tiếp xúc phẳng.
Phanh đĩa sử dụng dầu để truyền lực lên má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng, có ghi tên trên nắp cốc dầu phanh.
Các bệnh và bảo dưỡng
Bệnh thông thường gặp nhất của phanh đĩa là dính bụi và nước bẩn. Những dị vật xuất hiện trên má phanh và đĩa phanh sẽ khiến mặt tiếp xúc của phanh không còn bằng phẳng nữa, qua đó mài mòn má phanh rất nhanh. Những dị vật cứng, sắc bằng kim loại thậm chí còn mài mòn đĩa phanh, khiến đĩa phanh có những vệt lõm hình tròn, làm giảm khả năng phanh của hệ thống. Nên chú ý lau rửa đĩa phanh, má phanh khi có điều kiện, hoặc sau khi đi trời mưa, bùn lầy, đi đường xa bụi bẩn.
Nhiều trường hợp, khi dắt xe mà chưa sử dụng phanh, đã thấy xuất hiện tiếng kêu loẹt xoẹt rất khó chịu của phanh đĩa. Trường hợp hay gặp phải nhất là do có quá nhiều bụi bẩn trên bề mặt đĩa phanh, má phanh và trong củ phanh. Hãy xịt nước thật mạnh để bụi bẩn thoát ra ngoài, hoặc tháo cả củ phanh ra lau rửa.
Có thể do đĩa phanh bị cong, dẫn tới cọ vào má phanh tại một số điểm tiếp xúc. Trường hợp này phải thay đĩa phanh mới, vì đĩa phanh không thể nắn lại được nếu đã cong vênh, việc tác động lực nắn có thể khiến đĩa phanh bị gẫy vỡ do cấu tạo khá giòn, cứng.
Cũng có thể do phanh đĩa lâu ngày không bảo dưỡng, dẫn tới kẹt piston làm bó má phanh. Hiện tượng này cần mang ra cửa hàng sửa xe để kiểm tra, có thể phải thay cả củ phanh nếu thợ sửa xe không khắc phục được lỗi do hệ thống phanh bên trong đã hư hại lớn.
Thông thưởng má phanh đĩa sẽ mòn khi xe chạy khoảng 10000 km. Thời gian mòn má phanh có thể đến sớm hơn do sử dụng nhiều, hoặc do di chuyển trên đường nhiều bụi bẩn. Có thể nhìn được vào khe hở để kiểm tra má phanh đĩa, hoặc chạy được khoảng 7000 km bạn mang xe ra thợ để kiểm tra. Có thể dán má phanh với giá rẻ hơn, nhưng chất lượng không tốt bằng thay má phanh mới. Giá cả cho việc thay má phanh mới sẽ khoảng từ 100.000 đồng trở lên tùy chất lượng. Như đã nói, việc thay má phanh rất cần thiết, bởi khi má phanh mòn, phần kim loại của má phanh sẽ làm xước đĩa phanh, đồng thời phanh đĩa không còn có hiệu quả nữa.
Dầu phanh sẽ hao hụt hoặc giảm chất lượng sau khoảng 20000 km. Bạn nên thay toàn bộ dầu phanh thay vì bù thêm dầu phanh cho đủ lượng. Thợ sửa xe sẽ kiểm tra loại dầu bạn cần thay và xả toàn bộ dầu cũ, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa dầu phanh mới vào khay dầu. Nếu không có cửa hàng sửa xe quen, bạn nên mang xe vào hãng để đảm bảo chất lượng và đúng loại dầu phanh. Đồng hồ đo lượng dầu sẽ giúp bạn biết được lúc nào cần thay dầu, hoặc lượng dầu thay mới đã đủ chưa.

Phanh đĩa loại đục lỗ và phanh đĩa loại đặc.
Cách sử dụng phanh đĩa
Phanh đĩa ăn hơn và có hiệu quả hơn phanh tang trống rất nhiều, vì vậy không thể sử dụng phanh đĩa theo kiểu bóp chết như phanh tang trống. Tác động mặt phẳng khiến nếu bạn bóp chết phanh đĩa, bánh xe sẽ bị khóa cứng và chiếc xe sẽ trượt bánh, mất lái, rất nguy hiểm. Việc bóp chết phanh rất thường hay xảy ra ở chị em phụ nữ, ở những trường hợp khẩn cấp chị em thường không có phản ứng nào khác ngoài phải xạ bóp cứng tay phanh, khiến chiếc xe dễ dàng mất lái và đổ xe.
Nên bóp phanh đĩa nhẹ và nhả ra ngay, khi cảm thấy xe bắt đầu giảm tốc thì bóp nhẹ tiếp và tiếp tục bóp nhả khi xe dừng hẳn.
Phanh đĩa ăn hơn nhưng không có nghĩa là an toàn hơn, luôn chú ý sử dụng phanh đĩa sao cho hợp lý, nhất là trong điều kiện đường mưa, trơn trượt hay khi vào cua, để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Những chiếc xe ga thông dụng thường có phanh tay bên trái kết hợp cả phanh trước và phanh sau, mang lại sử an toàn cao hơn. Nên sử dụng phanh bên trái thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Những chiếc xe thể thao lại sử dụng cả phanh đĩa phía trước và phía sau. Người đi xe thể thao loại này thường có kinh nghiệm và kĩ năng lái xe cũng như phanh xe tốt, những người mới tập nên chú ý kĩ năng phanh xe bóp – nhả để đảm bảo an toàn.
Trên ô tô, những chiếc xe sử dụng phanh đĩa 4 bánh đều được kết hợp với công nghệ chống bó cứng phanh ABS, tự động bóp nhả nhiều lần trong 1 giây nên đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, phanh đĩa ăn hơn và hiệu quả hơn, nếu biết cách sử dụng sẽ an toàn hơn so với phanh tang trống. Nhưng sự kết hợp phanh đĩa phía trước và phanh tang trống phía sau sẽ là hợp lý với những chiếc xe máy thông dụng như ở Việt Nam.
Tô Tùng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

An toàn với lốp xe (Phần I)
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/567926/Tim-hieu-he-thong-phanh-xe-Phanh-dia-tpov.html

TPO – Một trong những yếu tố tạo nên sự an toàn hàng đầu cho chiếc xe và hành khách là lốp xe, vì vậy lốp xe cần được quan tâm xứng đáng.

Lốp xe hay còn gọi là vỏ xe, là bộ phận duy nhất của chiếc xe tiếp xúc với mặt đường. Dù bạn có đi trên đường cao tốc bằng cả bốn bánh xe, hay băng đèo lội suối bằng chỉ ba bánh xe chạm đất, thì nếu không có sự tiếp đất và bám đường tốt của lốp xe, chiếc xe sẽ không thể di chuyển.
Chiếc lốp xe phải chịu tải trọng của toàn bộ chiếc xe, với ước tính gấp khoảng 50 lần trọng lượng của nó. Mọi lực tác động như tăng tốc, vào cua, phanh, đều tạo nên lực ma sát lớn giữa lốp xe và mặt đường, khiến lốp xe bị bào mòn từng giây từng phút. Cuối cùng, những vật cản trên đường đi như sỏi, đá, thậm chí là đinh nhọn… đều tác động lên lốp xe khiến lốp xe bị xước, rách hay nổ lốp.
Lốp xe quan trọng như vậy, nên việc kiểm tra hơi trong lốp cũng như bảo dưỡng lốp xe là một phần quan trọng, để sử dụng xe một cách an toàn nhất.
Kiểm tra áp suất lốp
Việc kiểm tra áp suất lốp, đương nhiên là quan trọng nhất. Nếu như một chiếc xe đạp, bạn thậm chí phải kiểm tra lốp xe hàng ngày, thì với một chiếc ô tô, việc kiểm tra áp suất sẽ có khoảng thời gian xa hơn, vì lốp xe có công nghệ cao hơn, và … đắt hơn.
Áp suất lốp sẽ giảm tự nhiên do sự thoát khí qua bề mặt lốp, qua việc thay đổi khí hậu của môi trường.
Với những lốp xe thông thường, bạn nên kiểm tra lốp xe khoảng 1 tháng 1 lần, với cả lốp xe đang sử dụng và lốp dự phòng đặt phía sau xe. Với những lốp xe đã sử dụng trong thời gian dài, bạn nên rút ngắn thời gian kiểm tra lốp xuống còn 2-3 tuần.
Trước mỗi chuyến đi dài, bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe. Việc kiểm tra này sẽ khiến chuyến đi tiếp theo của bạn an toàn hơn, và giảm thiểu khả năng phải sử dụng đến lốp dự phòng trên xe. Việc kiểm tra này nên làm khi lốp nguội, để đảm bảo tính chính xác của lượng khí trong lốp xe.
Việc sử dụng lốp xe non sẽ trực tiếp làm tốn nhiên liệu thêm cho chiếc xe của bạn, và không an toàn trong những tình huống khẩn cấp, hay đơn giản là sẽ khiến việc lái xe của bạn không thoải mái, bởi cảm giác lốp non khi lái xe. Lốp non cũng khiến lốp xe bị ăn mòn nhiều hơn, do diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn hơn, và lượng khí bên trong không đủ để chịu lực, khiến trọng lượng dồn vào tạo gánh nặng cho lốp.
Việc kiểm tra áp suất lốp xe, không chỉ là kiểm tra sự thiếu hơi, mà phải kiểm tra cả sự thừa áp suất. Khí hậu thay đổi có thể khiến áp suất lốp xe tăng lên, giảm tuổi thọ của lốp xe. Theo thống kê, áp suất lốp vượt quá 20% sẽ khiến lốp xe giảm tuổi thọ đi khoảng 10.000 km. Áp suất thấp sẽ khiến xe dễ dàng cán đinh, hay bị nhiều vật thể trên đường làm tổn hại, giảm tuổi thọ của lốp.
Việc kiểm tra áp suất lốp xe, bạn nên có một chiếc máy đo áp suất lốp trên xe, đồng thời nắm được thông tin về áp suất chuẩn của lốp xe mà bạn đang sử dụng. Hãy nhớ, giữ cho lốp xe ở trạng thái áp suất chuẩn càng lâu thì có nghĩa lốp xe càng bền và bạn càng tiết kiệm nhiên liệu.
Đón đọc phần II: Kiểm tra lốp xe.
Tô Tùng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

An toàn với lốp xe (Phần II)
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/569402/An-toan-voi-lop-xe-Phan-I-tpov.html

TPO – Việc kiểm tra lốp xe và dự đoán những hư hỏng của lốp là rất quan trọng để có thể sửa chữa và thay mới càng sớm càng tốt.

Mặt lốp
Mặt lốp là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và cũng là nơi mòn nhanh nhất, chịu nhiều dị vật nhất, nên cần được kiểm tra đầu tiên và chi tiết.
Có rất nhiều hiện tượng hư hỏng trên mặt lốp và do nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau. Hiện tượng nứt cục bộ trên bề mặt cao su lốp, mất một mảng gai lốp, xước lốp hay thủng, nổ lốp là do những dị vật trên đường gây ra. Cần tránh đi vào những chỗ ổ gà, đường nhiều dị vật để bảo vệ lốp xe của bạn.
Hiện tượng mòn gờ lốp là do sử dụng lốp non hơi. Trọng lượng của xe sẽ đè lên lốp khiến lốp xe bị nén xuống, mặt tiếp xúc lốp không dàn đều mà bị nén xuống hai bên gờ lốp gây mòn.
Hiện tượng mòn nhanh tại bề mặt giữa lốp là do bơm lốp quá căng. Áp suất lớn khiến tiếp xúc của lốp với mặt đường tại điểm giữa của lốp khiến vị trí này bị mòn nhanh.
Hiện tượng mòn lệch chứng tỏ góc nghiêng của bánh xe không chuẩn, có thể do việc lắp đặt bánh xe không chính xác hoặc do hư hỏng hệ thống treo khiến bánh xe quay không đều.
Hiện tượng mòn cục bộ gai lốp là do phanh gấp, toàn bộ lốp bị mài xuống mặt đường gây ma sát lớn làm mòn nhanh phần cao su của lốp.
Nắm được những hư hỏng của lốp xe, có thể phát hiện ra những thói quen không tốt khi lái xe của bạn để kịp thời sửa chữa.
Hông lốp
Hông lốp là phần thứ hai trên lốp cần được kiểm tra. Nguyên nhân hỏng hông lốp cũng rất đa dạng.
Hông lốp có thể bị thủng do vật bên ngoài đâm xuyên như mặt lốp. Hông lốp cũng thường hay bị xước, bị nứt hoặc bị rách, tuy không xảy ra hiện tượng rò hơi, do thiết kế phần cao su khá dày.
Hông lốp có thể bị phồng do đâm mạnh vào ổ gà hay lề đường, hư hỏng này thường là nặng và cần thay lốp bởi lốp có thể đã bị nứt từ bên trong.
Hông lốp có thể bị nứt vỡ hoặc mòn khi chạy một thời gian dài trong điều kiện lốp non, nhất là khi xe chở hàng nặng. Toàn bộ trọng lượng của xe sẽ tác động lên hông lốp và khiến hông lốp bị quá tải. Nếu tiếp tục chạy lốp với áp suất non, hông lốp có thể bị rách thành vòng tròn và tách rời khỏi lốp.
Những hư hỏng trên mặt lốp và hông lốp cần được sửa chữa kịp thời hoặc thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Những vấn đề khác
Xe chạy rung, phát ra tiếng kêu hoặc lệch về một bên khi di chuyển, cũng có thể do lốp xe. Lốp xe được lắp không hoàn toàn chính xác, cân chỉnh kém, không cân bằng giữa bốn bánh là nguyên nhân. Việc lắp bánh xe vào trục không chính xác có thể gây mòn lốp nhanh chóng, mòn không đều, và có thể làm hỏng hệ thống treo của xe.
Nếu phát hiện ra hiện tượng rung lắc, tiếng ồn hoặc hiện tượng lệch lái, hãy kiểm tra lại lốp xe của bạn. Nếu phát hiện thêm hiện tượng lốp mòn không đều, hãy mang xe tới kiểm tra và cân bằng lại lốp xe. Nếu hiện tượng trên vẫn tiếp diễn, có thể xe của bạn đã bị trục trặc hệ thống treo hoặc hệ thống lái, cần sửa chữa thận trọng và kĩ càng hơn.
Đón đọc phần III: Bảo dưỡng và thay mới lốp xe.
Tô Tùng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chăm sóc ô tô

An toàn với lốp xe (Phần III)
>http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/569521/An-toan-voi-lop-xe-Phan-II-tpov.html

TPO – Trong phần tiếp theo, bạn sẽ hiểu thêm về lốp xe cũng như việc bảo dưỡng và thay mới lốp xe.

Lốp xe liên quan trực tiếp đến hệ thống treo và hê thống lái. Ở những chiếc xe dẫn động cầu trước, việc phát hiện độ mòn của bánh trước dễ dàng hơn bởi nếu lốp mòn hiện tượng quay bánh do ma sát thấp với mặt đường sẽ xảy ra. Nhưng với lốp sau, không trực tiếp được truyền lực, thì việc phát hiện sẽ khó hơn, và nếu lốp xe sau mòn, việc mất lái sẽ rất dễ xảy ra khi phanh gấp. Vì vậy, nên kiểm tra bề mặt lốp thường xuyên để phát hiện những nguy cơ mất an toàn tiểm ẩn.
Nếu lốp xe đã mòn, cần thay mới càng sớm càng tốt, bởi việc sử dụng lốp xe đã không còn độ bám đường và ma sát cần thiết sẽ có nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn nhiều so với việc sử dụng lốp xe còn mới.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra các dị vật bám trên lốp xe cũng rất quan trọng. nếu bạn phát hiện đầu một chiếc đinh, rất có thể phần còn lại đã cắm sâu gây thủng lốp. Việc cần làm là nếu lốp xe chưa bị tụt áp suất, hãy giữ nguyên chiếc đinh và di chuyển đến nơi có hệ thống tháo lốp. Lốp xe ô tô dạng đặc nên có thể hút chặt lấy đinh và không cho áp suất thoát ra ngoài.
Nếu lốp xe đã mất áp suất, hãy sử dụng tới lốp dự phòng của xe. Có một số loại lốp dự phòng có kích thước khác với lốp chính, không cân bằng với 3 lốp xe còn lại của bạn, có thể gây hư hỏng lốp hay hệ thống treo, vì vậy nên sử dụng để mang xe ra nơi sửa lốp, không nên sử dụng lốp dự phòng trong một thời gian dài.
Về việc thay lốp mới, trên lốp xe có thiết kế những gờ nổi lên đặt ở rãnh lốp. Nếu bề mặt gai lốp mòn gần bằng gờ an toàn, có nghĩa là lốp xe của bạn đã gần tới giới hạn an toàn, và cần thay thế. Mòn bằng gờ an toàn tức là bề mặt thực tế của lốp xe sẽ còn khoảng 1.6 mm, mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sẽ là bất hợp pháp khi sử dụng lốp xe có độ dày nhỏ hơn 1.6 mm.
Lốp xe có tuổi thọ thường là khoảng 10 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng lại khó đoán được tuổi thọ thật của lốp xe. Bởi điều kiện thời tiết và những yếu tố tác động sẽ khiến lốp xe bị lão hóa. Vì vậy, lốp xe sau khi đã đi quá 5 năm, nên kiểm tra mỗi 1 năm 1 lần để xem liệu lốp xe đã cần được thay mới chưa, dĩ nhiên là nếu độ mòn vẫn chưa ở mức nguy hiểm.
Thường thì chỉ đối với những chiếc xe sử dụng ít, lái xe mới nên quan tâm đến tuổi thọ của lốp xe, còn với những trường hợp thông thường, lốp xe sẽ mòn và cần thay mới trước khi … già và lão hóa.
Lốp xe bị rách lớn do đinh hay dị vật cũng cần kiểm tra xem có thể sửa chữa không, hay cần thay mới. Những kỹ thuật viên tại gara sửa xe sẽ nói cho bạn liệu vết thương trên lốp xe có thể sửa được không. Nếu không thì phải thay mới để đảm bảo an toàn.
Đón đọc phần IV: Cấu tạo và thông tin trên lốp xe.
Tô Tùng
 
Top