Còn mấy ai nghe và xem Chèo...

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[h=1]Phai nhạt chèo làng Đặng[/h] [h=2]Dân Việt - Chèo Đặng Xá (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) được biết tới như “địa chỉ đỏ” của nghệ thuật hát chèo Bắc Bộ xưa. Nhưng giờ đây, những làn điệu chèo cổ, những nghệ nhân tâm huyết đã thưa vắng dần...[/h] Một thời nức tiếng
Cuộc gặp giữa chúng tôi với lãnh đạo địa phương, với những nghệ nhân hát chèo lại càng chứng tỏ một thực trạng buồn đối với văn hóa truyền thống của làng Đặng Xá. Không thể phủ nhận rằng, đã có thời chèo Đặng Xá nức tiếng gần xa, đã từng vang danh trong các cuộc thi huyện, tỉnh. Cũng chính vì tiếng tăm đó mà làng Đặng còn được vào cả bài thơ “Mưa xuân” của Nguyễn Bính: “Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ/Mẹ bảo, thôn Đoài hát tối nay...”.
[FONT=Arial !important]Đội chèo Làng Đặng Xá gồm các bà, các chị vẫn say mê với tiếng hát chèo. [/FONT]​

Làng Đặng Xá xưa được coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo truyền thống đất Nam Định. Những thế kỷ trước, huyện Mỹ Lộc đã từng có tới ba làng chèo nổi tiếng. Đó là làng Đặng (xã Mỹ Hưng), làng Quang Sán (xã Mỹ Hà), làng Nhân Nhuế (xã Mỹ Thuận). Nhưng trong số đó, gánh hát chèo Đặng Xá vẫn nổi lên đặc biệt hơn cả, bởi làng có 10 thôn thì hầu hết người dân đều mang họ Đặng, chính vì lẽ đó mà làng mới có tên gọi là làng Đặng như ngày nay.
Cụ Đặng Mạnh Yêu (80 tuổi), người đã có hơn 60 năm gắn bó với nghệ thuật hát chèo làng Đặng cho biết: “Thuở ấy, anh em chúng tôi tham gia sinh hoạt văn nghệ nhiệt huyết lắm, khó khăn hay vất vả thế nào cũng không bao giờ tính đếm. Năm 1961, đội chèo làng Đặng đã đoạt giải Nhất hội thi diễn chèo toàn tỉnh với các vở “Bụi tre gai” và “Sao đổi ngôi”. Năm 1963, đội thi diễn chèo toàn Quân khu 3, đoạt giải Nhất với vở “Nắm cỏ trâu”. Khi phong trào ca hát ở địa phương phát triển, đội có hơn 30 người, hoạt động hết sức sôi nổi. Ngày ngày đội chèo đi khắp các thôn, xóm diễn chèo cho người dân xem.
Ngoài phục vụ nhân dân trong tỉnh, đội văn nghệ làng Đặng còn đi phục vụ các nhân dân các tỉnh khác như Thái Bình, Hoà Bình...”. Cùng với những vở chèo cổ như: “Trương Viên”, “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ... còn có rất nhiều vở chèo mới ra đời trong các thời kỳ kháng chiến để phục vụ nhân dân như: “Trên nương dâu”, “Nồi cơm ai nấu”, “Song tấu”, “Giôn-sơn đau đầu”, “Bão biển”, “Đường về trận địa”, “Tiễn anh lên đường”... Những vở chèo mới này được cải biên lời dựa trên làn điệu cũ sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng thời kỳ để động viên tinh thần người dân.
Vắng tiếng trống chèo
Thế rồi, đến những năm 1980, chèo Đặng Xá bắt đầu có dấu hiệu hoạt động chững lại và thưa vắng dần. Đội chèo theo đó mà tan rã, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì và sôi nổi như nhiều năm về trước. Và đến giờ này, làng Đặng Xá chỉ có xóm 2 là còn giữ được không khí hát chèo. Đúng hơn thì người ta gọi đó tổ chèo, gồm một nhóm các cụ cao tuổi, trung niên vẫn còn yêu mến lời ca, tiếng hát hợp lại mà thành chứ trên thực tế thì cái tên “làng chèo Đặng” xưa đã không còn nữa.
Cụ Đặng Mạnh Yêu tâm sự: “Chèo làng Đặng đã có giai đoạn phát triển rất rực rỡ nhưng đáng buồn là bây giờ chẳng còn mấy ai muốn theo cái nghiệp hát chèo này nữa. Thị hiếu của công chúng thay đổi, hoạt động của đội chèo không còn được quan tâm đến mức phải giải tán, đó là điều buồn nhất với tôi”.


Đứng đầu tổ chèo xóm 2 là cụ Đặng Mạnh Yêu- người dù tuổi cao sức yếu vẫn nhiệt tâm với câu hát cổ của dân tộc. Bà Đặng Thị Thắm (68 tuổi) - thành viên của tổ chèo tâm sự: “Thú thật với các anh, chúng tôi duy trì tổ chèo này là hoàn toàn tự nguyện, không nhận được bất kỳ một sự trợ cấp nào cả. Chúng tôi làm với mong muốn giữ lại tiếng hát chèo của quê hương, truyền lại nét sinh hoạt văn hóa ấy cho các thế hệ kế cận”.
Ông Đặng Công Dũng- Chủ tịch UBND xã Đặng Xá cho biết: “Việc truyền nghề và đào tạo lớp diễn viên kế cận cho nghề này là điều không phải dễ, bởi không phải ai cũng có lòng đam mê và tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, làng chèo cũng rất cần tới sự quan tâm của các cấp chính quyền, bởi không có những chính sách đãi ngộ hợp lý và những điều kiện thuận lợi thì rất khó để lớp trẻ có thể dũng cảm theo nghề...”.

(Hồ Phương Phúc - Báo điện tử Danviet.com.vn)

"...Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”..."

Chèo làng Đặng đã đi vào thi ca qua bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính đầu thế kỷ 20. Đến bây giờ, sau gần 1 thế kỷ, người ta lại nói đến sự mai một của làng chèo cổ nổi tiếng xứ Bắc. Đây không chỉ là tỉnh cảnh của riêng Chèo làng Đặng mà của cả nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác như hát văn, hát xoan, hát xẩm, cải lương... Phải chăng cùng với nhịp sống hối hả và sự du nhập của văn hóa và các loại hình giải trí bên ngoài, giới trẻ và cả xã hội đang dần lãng quên đi những loại hình nghệ thuật truyền thống từ bao đời do ông cha để lại? Nguyên nhân này thì ai cũng nói rồi dưng hôm nay, đọc kỹ bài Mưa xuân của Nguyễn Bính mới thấy là việc bỏ bê nghệ thuật dân tộc thực tế đã xuất hiện từ thời tác giả làm bài thơ này, tức là đầu thế kỷ 20...

Bằng chứng là đây:


"Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!


Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.


Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em"

Đấy, đang dệt vải mà "ngừng thoi lại giữa tay xinh" khi nghe tiếng chống chèo đi qua ngõ. Đoán là bạn zai thể nào cũng đi xem nên xin phép mẹ cho đi. Mẹ cô thôn nữ rất tâm lý, cho con đi xem để con được vui, được "cọ xát, giao lưu, học hỏi" với một yêu cầu duy nhất là "Xem về kể mẹ nghe". Thế mà, đến nơi rồi không chịu xem, chỉ ngóng lên đi tìm bạn zai, chả thiết gì đến nghệ thuật truyền thống... Do vậy, có thể phải thêm một nguyên nhân mà ngay từ đầu thế kỷ 20, khi đất nước còn dưới vòng nô lệ, nghệ thuật truyền thống bị mai một là vì "tình yêu đôi lứa".

Có một câu hỏi là bao giờ và có lúc nào đó, giới trẻ sẽ quay lại với nghệ thuật truyền thống? Câu hỏi này không dễ trả lời ngay cả với những nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, nghệ thuật dân tộc...
Dưng, lại dưng, ngay trong khổ kết bài thơ của Nguyễn Bính, có câu:

"Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?"

Câu ấy chứng tỏ là nếu có trót quên nghệ thuật dân tộc thì cũng chỉ quên một chốc, một lát, một năm hay một vài thế kỷ thôi chứ không thể quên luôn được. Khi còn sống và nhất là khi còn tình yêu (thể hiện qua đại từ Anh), trong lòng sẽ luôn nhớ đến nghệ thuật dân tộc (cụ thể là Chèo làng Đặng). Để làm gì nhỉ??? Không để nghe đêm hát Chèo thì ít nhất cũng để gặp Anh...

(Viết vào buổi trưa mát zời khó ngủ ở cơ quan)
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Còn mấy ai nghe và xem Chèo...

Ôi thế em cứ mong trưa nào zời cũng mát, bác cũng khó ngủ, để có bài cho em đọc @};- . Em vẫn thik nghe chèo, nhưng xem thì ko :) .
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Còn mấy ai nghe và xem Chèo...

Chị vẫn thích chèo cổ, chèo mới nửa nạc nửa mỡ thì chị ghét.
 
741
0
16
Ðề: Còn mấy ai nghe và xem Chèo...

Em cũng thích nghe chèo, hồi xưa 1000 năm Thăng Long có dự án hát chèo trong đền Ngọc Sơn, cứ tối thứ 7, CN là em ra đó hóng chiếu chèo. Giờ hết tiền thì cũng hết diễn :(
 
346
0
0

meBive

New Member
Ðề: Còn mấy ai nghe và xem Chèo...

Em cũng vẫn thích chèo, các vở cổ, nhất là các vai hề, xả stress không chịu được. Thi thoảng VTV1 có sân khấu truyền hình trực tiếp và TV nhà em vẫn ưu tiên cho các tiết mục này. Nhưng mà bổn cũ soạn lại, cứ tua đi tua lại mãi mấy vở cũng chán, trong khi chèo tân thời thì không hấp thụ được, thà các bác diễn thành kịch nói cho nó nhanh.
Nhớ anh Quốc Chiêm, giờ thành sếp rồi béo quá
Nhớ hề chèo Mạnh Tuấn, ngày xưa hay nghe qua băng cát xét
...
 
Top