Con tôi có thông minh không?

5,634
9
38

metyruoi

Active Member
Dĩ nhiên rồi. Nếu không làm sao nó có thể theo nổi chương trình học kín mít từ sáng đến tối, từ thứ hai đến... chủ nhật; nào toán, nào văn, nào sinh ngữ, vi tính lại còn nhạc họa nữa? Không đâu! tôi thấy nó khờ quá, lúc nào cũng lo ra, không tập trung vào một việc gì cho ra hồn cả! không biết có lên nổi cấp 3 được hay không?!! đây là hai câu trả lời khá phổ biến ở các bậc phụ huynh khi hỏi về con họ.

Phụ huynh thứ nhất cho là trẻ luôn luôn thuộc bài, kết quả các môn đều thuộc vào loại giỏi, như thế chẳng phải thông minh sao? Điều đó đúng nhưng chưa đủ, hơn thế nữa phụ huynh này đã vô tình hay cố ý bỏ qua trạng thái mệt mỏi, uể oải, thỉnh thoảng lại bỏ ăn, hay than nhức đầu của trẻ vì cho đó là điều không quan trọng.

Còn người thứ hai thì khổ tâm hơn, cứ lật sổ báo bài của chú bé "ngốc nghếch" là thấy những lời phê nặng nề của giáo viên và thế là những lời la mắng, trách móc, thậm chí cả roi vọt tiếp tục đổ lên đầu chú bé rồi đi than thở với mọi người. Người ấy có biết đâu rằng cháu không thuộc bài, không tập trung nổi vào việc học có thể vì cha mẹ đã có những mối bất hòa sâu sắc hay gia đình đang bất ổn !

Một cháu bé luôn được điểm cao trong lớp và một chú bé lười biếng có khi chẳng khác gì nhau về mức độ thông minh! Để "đo" trí thông minh, người ta thường làm các trắc nghiệm (Test) để tính chỉ số thông minh I.Q (Intelecture Quotion ) với mức trung bình là 100 và cho trẻ điểm số từ 50 (rất kém) cho đến 150 (xuất sắc). Tuy nhiên trí thông minh không đơn giản là những con số như vậy, và kết quả của các Test thông minh hiện nay không còn là mối quan tâm của các nhà giáo dục hay tâm lý, vì nó hết sức tương đối, lại có thể thay đổi tùy vào bối cảnh khi áp dụng.

Trí thông minh của con người có cơ cấu rất phức tạp và được thể hiện qua 8 lãnh vực là: Ngôn ngữ. Toán học. Âm nhạc. Thị giác. Vận động. Nội tại (sự tự tin) Thông minh ngoại vi (sự thích ứng ) và về Tự nhiên học. Một cậu bé được điểm cao về toán, sinh ngữ... có khi lại rất rụt rè khi tiếp xúc với người khác hay không phân biệt nổi một con ngỗng với một con vịt. Còn một chú nhóc khác thường học kém ở lớp nhưng có thể chỉ cần xem qua một món đồ chơi là có thể về nhà làm y hệt, hay truyền đạt lại một lời nhắn của khách với cha mẹ một cách chính xác. Như vậy, ta có thể gọi cả hai chú bé này là thông minh hay ngốc nghếch? cách nào cũng đúng! Tuy nhiên, nói như thế thì có vẻ "huề tiền" vì cho đến nay, người ta vẫn còn lẫn lộn giữa thông minh và những nănglực nội tại.

Về mặt thần kinh, khả năng thông minh nằm ở những vùng chuyên biệt trên vỏ não nên nó có tính độc lập, do đó sẽ có những trẻ giỏi thứ này nhưng lại kém thứ khác, thí dụ như vùng của thông minh ngôn ngữ nằm tại bán cầu trái còn thông minh về toán lại nằm ở bán cầu phải của não; mỗi loại lại có một cách diễn tả và phản ứng khác nhau. Về mặt di truyền thì thông minh có tính bẩm sinh nhưng không vì thế mà xem nhẹ việc rèn luyện. Trí thông minh có thể phát triển ngày càng trở nên tinh tế hơn nếu được quan tâm bồi dưỡng, đây chính là vai trò cần thiết của giáo dục. Vì vậy việc học vẹt, học tủ là công cụ hữu ích nhất để "bào mòn" khả năng thông minh! Những trắc nghiệm kiểm tra trí tuệ chỉ được xử dụng như một chỉ báo cho từng cá nhân, không dùng để so sánh, vì không thể nói hai chú bé có IQ bằng nhau thì thông minh như nhau, vì mỗi cháu lại có một đặc điểm riêng không giống nhau.

Như thế muốn cho con thông minh coi bộ khó quá! dĩ nhiên nhưng không có nghĩa là không thể, vì ngay cả trẻ chậm khôn (chậm phát triển trí tuệ) vẫn có những phương pháp đặc biệt để giáo dục. Điều quan trọng không phải là chỉ gửi chúng đến trường, kể cả các trường "Chất lượng cao" rồi thì trăm sự nhờ thầy, nhờ cô... Khi thấy trẻ học kém thì vội tìm thày về dạy kèm hay "gửi gắm" để mong cô giúp đỡ... mà cần có sự quan tâm, tìm hiểu kỹ càng về những khả năng thực tế của trẻ, cũng như cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi và học tập một cách hợp lý. Không nên đòi hỏi ở đứa trẻ một khả năng vượt quá sức của cháu, cũng không nên áp đặt những kỳ vọng của mình lên đứa trẻ, không nên buộc trẻ phải trở thành những "thần đồng nhân tạo" vì thấy con mình thua... con hàng xóm! Chúng ta nên nhớ rằng, chỉ có thể giúp trẻ phát triển dựa trên những năng lực chúng có và những gì chúng thích, chứ không thể phát triển cho trẻ dựa trên những gì chúng ta cần hay chúng ta muốn được. Những tình trạng như nhức đầu, đau bụng hay ngủ gục trong lớp hoặc một thái độ bực bội, cáu gắt, chán ăn... là những dấu hiệu báo động về điều này .

Thế thì còn những chú "đầu gỗ" thì sao? Các em cũng cần một thái độ tìm hiểu tương tự, từ những việc rất cụ thể như cháu đã có góc học tập ở nhà chưa? cháu xem TV đến mấy giờ?... đến những điều tưởng như chẳng có liên quan gì như việc cha mẹ cư xử với nhau như thế nào, không khí trong bữa cơm gia đình ra sao? Những khó khăn của trẻ trong việc giải một bài toán, làm một bài văn nên được xem như một dịp để cha mẹ hướng dẫn hay cùng làm việc với con. Mặc dù điều này lại đòi hỏi cha mẹ phải có một trình độ "kha khá" và nhất là với chương trình học hiện nay thì có khi đó là một "thách thức". Nếu như cháu thực sự không có khả năng về toán hay về văn, thì cũng không nên bi quan. Nên tìm hiểu xem cháu có ưu điểm gì khác không, có thể đó là một khả năng về hội họa hay âm nhạc chẳng hạn, biết đâu khi phát huy được những năng khiếu hoặc sở thích này trẻ lại chú tâm hơn vào việc học.

Tóm lại hãy phát huy những ưu điểm mặc dù có thể rất nhỏ nhặt nơi trẻ để giúp các em phát triển sự tự tin, một tố chất quan trọng không kém gì trí thông minh. Có những người thành công ở đời mà không cần có một khả năng vượt trội nào cả và trái lại cũng không thiếu những "thần đồng" ở tuổi thơ đã gục ngã khi bước vào đời khi trưởng thành vì chính những hào quang trí tuệ của mình.Vì vậy câu hỏi "con bạn có thông minh hay không?" nên được thay bằng

"Bạn có thể làm gì để giúp cháu phát triển khả năng và nên người có chí tự lập?"

Lê Khanh
 
6
0
0

gialinh1007

New Member
Trả lời: Con tôi có thông minh không?

Theo mình trẻ thông minh hay không đúng là không thể đánh giá qua các chỉ số được , bởi thông minh là phải thể hiện bằng việc học tập , suy nghĩ của trẻ , hơn thế nữa nếu chỉ có thông minh mà không được thực hành thì lâu dần nó cũng mai một mất .
 
Top