Tội 2 đứa trẻ quá, đứa lớn 10t, còn đứa bé 6t bị HIV do bố (đã mất) nghiện ma túy truyền cho mẹ lúc có bầu
Nếu 2 bé thực sự khó khăn như bài báo nói, nhà mình có thể bảo trợ tiền học cho 2 bé không ạ? Ông nội cũng 80 tuổi rồi, sau này ai sẽ chăm cho 2 bé đây?
Cụ ông lọ mọ nuôi hai cháu nội
Cập nhật 29/09/2009
Mỗi người đều có “số phận” khác nhau. Người may mắn có cuộc sống hạnh phúc, an nhàn; người bất hạnh cuộc sống khốn khó…
Cụ Đinh Công Xum, ở xóm 4B, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội), 80 tuổi, khi sức khỏe mỗi ngày một yếu đi, vẫn phải chăm lo nuôi hai cháu nội (mồ côi bố 3 năm nay).
Tôi gặp cụ Xum tại buổi Tọa đàm “Tiếng nói của phụ nữ cao tuổi”. Cụ được mời phát biểu về tấm gương ông nội nuôi hai cháu từ đồng lương hưu ít ỏi trong nhiều năm nay. Mới chỉ được mấy câu: “Thưa toàn thể các vị đại biểu, tôi tên là Đinh Công Xum, năm nay 80 tuổi, tôi có hai cháu nội…” hai hàng nước mắt của cụ trào ra, lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo, gầy guộc. Cả hội trường lặng đi. Vài phút trôi qua…Cụ nói tiếp, trong tiếng nấc: “Bà nhà tôi qua đời đã lâu, tôi ở vậy nuôi con. Trong mấy đứa con, tôi đặt niềm tin, hi vọng vào con trai Đinh Công Khánh. Nó hiền lành, chịu khó, học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn. Học hết phổ thông, gia đình không đủ điều kiện cho con học tiếp nữa, tôi cho con học nghề thợ may. Nó lấy vợ sinh con, đứa cháu đầu là con trai, tôi mừng lắm và thầm cảm ơn ông trời thương cảnh “gà trống nuôi con”, giờ lại có thêm thằng cháu nội. Tôi thoải mái, phấn khởi đã tham gia công tác Hội NCT ở xã, thôn. Bà con ai cũng khen gia đình tôi. Rồi tin “sét đánh”, con trai tôi bị nhiễm HIV/AIDS! Khi tôi biết được tin dữ thì quá muộn. Con tôi thổ lộ: “Chỉ vì nể bạn bè, vài lần đi uống nước với chúng, ngờ đâu có đứa đã hại con, chính con cũng không biết. Đến khi con bị nghiện, sợ bố biết, không dám nói, rồi càng ngày càng bị dính chặt vào ma túy, không thể nào gỡ ra được, bố hãy tha lỗi cho con!”. “Không những thế, con trai tôi còn truyền sang cho vợ khi đang mang thai đứa con thứ hai… Khi chết, con tôi mới 34 tuổi, chỉ kịp nói với tôi hai điều: Mong bố tha thứ và xin bố nuôi dạy cháu thay con. Con dâu tôi vì xấu hổ, bỏ nhà lên Yên Bái, thỉnh thoảng về thăm mấy ông cháu và lấy thêm thuốc uống. Từ đó đến nay, tôi một mình chăm sóc, nuôi nấng hai đứa bé, đứa lớn 10 tuổi, học lớp 6, đứa bé 6 tuổi (dương tính với HIV), năm nay vào mẫu giáo trường làng… Riêng việc đi học của hai cháu, biết bao khoản phải đóng góp, mặc dù nhà trường đã giảm rất nhiều nhưng vẫn là quá sức với đồng lương ít ỏi của tôi”.
Trước hoàn cảnh khốn khó của cụ Xum, Hội NCT xã Đông Ngạc thường xuyên quan tâm, hỗ trợ tiền thuốc thang, đến thăm hỏi, động viên cụ, nhất là vào dịp lễ, Tết cổ truyền. Cụ là một trong số NCT đặc biệt khó khăn của xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Bà con trong thôn ai cũng thông cảm, thương hoàn cảnh cụ và luôn sẻ chia với cụ. Có lẽ thế, cụ Xum càng cố gắng, để không phụ tình cảm của bà con láng giềng. Dù vậy, cụ vẫn thấp thỏm, lo âu, buồn tủi, lỡ một ngày nào đó, cụ đi theo tiên tổ, ai sẽ cưu mang hai đứa cháu đáng thương này?
Điều khiến tôi hết sức khâm phục, cụ Xum vẫn dành thời gian đọc báo Người cao tuổi, cụ nắm bắt được nhiều vấn đề, tin tức hoạt động Hội NCT cả nước, cụ không bỏ sót một số báo nào. Đặc biệt, về trang sức khỏe, cụ đọc nhiều bài, có lúc còn cắt ra, lưu giữ tự chăm sóc mình như báo hướng dẫn, rồi tham gia sinh hoạt Hội NCT, tham gia CLB Đồng cảm của xã Đông Ngạc.
Được biết, cụ từng là “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia đánh giặc từ năm 1947 thuộc Cục Công binh. Đến năm 1960, cụ chuyển ngành (lúc đó là thiếu úy) về Tổng cục Đường sắt, làm tổ trưởng toa tàu. Đến năm 1983 cụ được nghỉ hưu, với mức lương hiện nay được 1.500.000 đồng/tháng. Cụ đã vinh dự nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương do Nhà nước trao tặng. Hoàn cảnh của cụ Xum đang cần những tấm lòng nhân ái cứu giúp, để cụ yên lòng sống nốt phần đời còn lại!
Theo Phan Hương (nguoicaotuoi)
http://nguoicaotuoi.org.vn/printContent.aspx?ID=3464
Cụ ông lọ mọ nuôi hai cháu nội
Cập nhật 29/09/2009

Mỗi người đều có “số phận” khác nhau. Người may mắn có cuộc sống hạnh phúc, an nhàn; người bất hạnh cuộc sống khốn khó…
Cụ Đinh Công Xum, ở xóm 4B, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội), 80 tuổi, khi sức khỏe mỗi ngày một yếu đi, vẫn phải chăm lo nuôi hai cháu nội (mồ côi bố 3 năm nay).
Tôi gặp cụ Xum tại buổi Tọa đàm “Tiếng nói của phụ nữ cao tuổi”. Cụ được mời phát biểu về tấm gương ông nội nuôi hai cháu từ đồng lương hưu ít ỏi trong nhiều năm nay. Mới chỉ được mấy câu: “Thưa toàn thể các vị đại biểu, tôi tên là Đinh Công Xum, năm nay 80 tuổi, tôi có hai cháu nội…” hai hàng nước mắt của cụ trào ra, lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo, gầy guộc. Cả hội trường lặng đi. Vài phút trôi qua…Cụ nói tiếp, trong tiếng nấc: “Bà nhà tôi qua đời đã lâu, tôi ở vậy nuôi con. Trong mấy đứa con, tôi đặt niềm tin, hi vọng vào con trai Đinh Công Khánh. Nó hiền lành, chịu khó, học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn. Học hết phổ thông, gia đình không đủ điều kiện cho con học tiếp nữa, tôi cho con học nghề thợ may. Nó lấy vợ sinh con, đứa cháu đầu là con trai, tôi mừng lắm và thầm cảm ơn ông trời thương cảnh “gà trống nuôi con”, giờ lại có thêm thằng cháu nội. Tôi thoải mái, phấn khởi đã tham gia công tác Hội NCT ở xã, thôn. Bà con ai cũng khen gia đình tôi. Rồi tin “sét đánh”, con trai tôi bị nhiễm HIV/AIDS! Khi tôi biết được tin dữ thì quá muộn. Con tôi thổ lộ: “Chỉ vì nể bạn bè, vài lần đi uống nước với chúng, ngờ đâu có đứa đã hại con, chính con cũng không biết. Đến khi con bị nghiện, sợ bố biết, không dám nói, rồi càng ngày càng bị dính chặt vào ma túy, không thể nào gỡ ra được, bố hãy tha lỗi cho con!”. “Không những thế, con trai tôi còn truyền sang cho vợ khi đang mang thai đứa con thứ hai… Khi chết, con tôi mới 34 tuổi, chỉ kịp nói với tôi hai điều: Mong bố tha thứ và xin bố nuôi dạy cháu thay con. Con dâu tôi vì xấu hổ, bỏ nhà lên Yên Bái, thỉnh thoảng về thăm mấy ông cháu và lấy thêm thuốc uống. Từ đó đến nay, tôi một mình chăm sóc, nuôi nấng hai đứa bé, đứa lớn 10 tuổi, học lớp 6, đứa bé 6 tuổi (dương tính với HIV), năm nay vào mẫu giáo trường làng… Riêng việc đi học của hai cháu, biết bao khoản phải đóng góp, mặc dù nhà trường đã giảm rất nhiều nhưng vẫn là quá sức với đồng lương ít ỏi của tôi”.
Trước hoàn cảnh khốn khó của cụ Xum, Hội NCT xã Đông Ngạc thường xuyên quan tâm, hỗ trợ tiền thuốc thang, đến thăm hỏi, động viên cụ, nhất là vào dịp lễ, Tết cổ truyền. Cụ là một trong số NCT đặc biệt khó khăn của xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Bà con trong thôn ai cũng thông cảm, thương hoàn cảnh cụ và luôn sẻ chia với cụ. Có lẽ thế, cụ Xum càng cố gắng, để không phụ tình cảm của bà con láng giềng. Dù vậy, cụ vẫn thấp thỏm, lo âu, buồn tủi, lỡ một ngày nào đó, cụ đi theo tiên tổ, ai sẽ cưu mang hai đứa cháu đáng thương này?
Điều khiến tôi hết sức khâm phục, cụ Xum vẫn dành thời gian đọc báo Người cao tuổi, cụ nắm bắt được nhiều vấn đề, tin tức hoạt động Hội NCT cả nước, cụ không bỏ sót một số báo nào. Đặc biệt, về trang sức khỏe, cụ đọc nhiều bài, có lúc còn cắt ra, lưu giữ tự chăm sóc mình như báo hướng dẫn, rồi tham gia sinh hoạt Hội NCT, tham gia CLB Đồng cảm của xã Đông Ngạc.
Được biết, cụ từng là “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia đánh giặc từ năm 1947 thuộc Cục Công binh. Đến năm 1960, cụ chuyển ngành (lúc đó là thiếu úy) về Tổng cục Đường sắt, làm tổ trưởng toa tàu. Đến năm 1983 cụ được nghỉ hưu, với mức lương hiện nay được 1.500.000 đồng/tháng. Cụ đã vinh dự nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương do Nhà nước trao tặng. Hoàn cảnh của cụ Xum đang cần những tấm lòng nhân ái cứu giúp, để cụ yên lòng sống nốt phần đời còn lại!
Theo Phan Hương (nguoicaotuoi)
http://nguoicaotuoi.org.vn/printContent.aspx?ID=3464