Me Minh "meo"
Active Member
Đó là thứ cà phê đặc biệt, đánh với lòng đỏ trứng gà đã làm mê mẩn người Hà Nội một thời…
Người khai sinh ra cà phê trứng là cụ Giảng, có quán cà phê bé như bao diêm, ở đầu phố Hàng Gai, phía gần phố Cầu Gỗ
Không gian xưa cũ của cà phê Đinh - Ảnh: Cẩm Linh
Cà phê Giảng cùng với các quán cà phê mang tên Nhân, Nhĩ, Lâm, Quất… đã làm nên một văn hóa thưởng thức cà phê rất riêng của người Hà Nội.
Trong đó, cà phê trứng của cụ Giảng có một hương vị riêng chẳng giống ai, nên dẫu quán không còn, người sáng tạo ra món cà phê độc đáo cũng đã rời xa thế giới, nhưng mỗi lần nhắc tới cà phê trứng người ta nghĩ ngay đến cụ Giảng. Đi qua quán cũ ngày xưa, người ta vẫn còn chỉ trỏ: “Quán cà phê trứng ngày xưa của cụ Giảng đấy”.
Nhiều người có lẽ sẽ nghĩ, ai lại đi uống cà phê với trứng gà bao giờ. Cà phê thì đắng, trứng gà lại tanh, nhưng trứng khi đánh lẫn cà phê lại có vị rất đặc biệt, vừa béo, vừa ngậy, càng uống về sau bạn mới cảm nhận vị hơi đăng đắng của cà phê.
Cũng như cà phê Ý capuchino, cà phê trứng cũng nên uống ngay khi nóng, vì nếu để lâu sẽ mất đi hương vị thơm ngon, béo ngậy của cà phê lẫn với lòng đỏ trứng gà.
Cụ Giảng mất đi, tưởng như ly cà phê trứng cũng không còn, nhưng rất may, vẫn có thể tìm lại món cà phê độc đáo này tại quán Đinh, theo cách gọi của giới trẻ Hà Nội, trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Chủ nhân của quán cà phê từng một thời nức tiếng chính là cô Bích, con gái cụ Giảng. Tuy đã hơn 50 tuổi nhưng cô vẫn giữ được nét thanh lịch của những phụ nữ Hà thành xưa cũ, vừa nhanh nhẹn vừa tinh tế, nhẹ nhàng, mến khách.
Ở ngay bên Bờ Hồ, nhưng quán cà phê Đinh không dễ tìm vì nằm trên gác hai của một căn biệt thự Pháp cổ. Muốn đi lên quán, phải qua một cửa hàng bán túi rồi đi qua chiếc cầu thang cũ kỹ, nhuộm màu thời gian.
Không gian của quán rất đơn giản và xưa cũ, ít thay đổi, những khách hàng đến đây từ hơn 20 năm trước, bây giờ ghé lại cũng không thấy có sự thay đổi đáng kể nào. Trần nhà ốp gỗ đôi chỗ bong tróc, tường vôi đã ngả màu, những bộ bàn ghế cũ kỹ có từ xa xưa… tất cả lại gợi cảm giác thân tình, gần gũi. Với những người đã đi xa lâu ngày, khi về đây thường cảm thấy như được gặp lại một Hà Nội xưa.
Quán cà phê Đinh luôn đông khách đến ngạc nhiên. Thật bất ngờ là nhiều nam thanh nữ tú lại thích ngồi trong không gian xưa cũ này để “tám” chuyện thời hiện đại. Cô Bích tâm sự rằng: “Người ta đến với quán nhà cô không hẳn là vì chất lượng ly cà phê, mà có lẽ vì quý nhau mà đến”. Và một điều lạ, cho dù giữa thời bão giá thì ly cà phê nhà cô vẫn chẳng thay đổi, vẫn giữ giá trên dưới 10.000 đồng.
Theo cô Bích, chính mùa đông lạnh buốt ở Hà Nội mới làm cho ly cà phê trứng thơm ngon đặc biệt đến thế. Quả trứng gà vào mùa đông hình như tròn và chắc hơn, lòng đỏ trứng khi ấy dễ lấy và khi đánh cùng cà phê sẽ cho ra vị thơm ngon và béo ngậy hơn khi trời nóng mùa hè.
Quán cà phê trứng tên Đinh cũ kỹ cũng hấp dẫn với khách nước ngoài, có lẽ họ cũng mê mẩn vị cà phê rất độc đáo mà chắc chỉ ở đây mới có.
Hà Nội nay cũng có nhiều nơi bán cà phê trứng, nhưng không gian và hương vị của thứ cà phê độc đáo có từ hơn nửa thế kỷ trước còn lưu giữ ở cà phê Đinh thì hiếm có nơi nào học được.
Người khai sinh ra cà phê trứng là cụ Giảng, có quán cà phê bé như bao diêm, ở đầu phố Hàng Gai, phía gần phố Cầu Gỗ

Không gian xưa cũ của cà phê Đinh - Ảnh: Cẩm Linh
Cà phê Giảng cùng với các quán cà phê mang tên Nhân, Nhĩ, Lâm, Quất… đã làm nên một văn hóa thưởng thức cà phê rất riêng của người Hà Nội.
Trong đó, cà phê trứng của cụ Giảng có một hương vị riêng chẳng giống ai, nên dẫu quán không còn, người sáng tạo ra món cà phê độc đáo cũng đã rời xa thế giới, nhưng mỗi lần nhắc tới cà phê trứng người ta nghĩ ngay đến cụ Giảng. Đi qua quán cũ ngày xưa, người ta vẫn còn chỉ trỏ: “Quán cà phê trứng ngày xưa của cụ Giảng đấy”.
Nhiều người có lẽ sẽ nghĩ, ai lại đi uống cà phê với trứng gà bao giờ. Cà phê thì đắng, trứng gà lại tanh, nhưng trứng khi đánh lẫn cà phê lại có vị rất đặc biệt, vừa béo, vừa ngậy, càng uống về sau bạn mới cảm nhận vị hơi đăng đắng của cà phê.
Cũng như cà phê Ý capuchino, cà phê trứng cũng nên uống ngay khi nóng, vì nếu để lâu sẽ mất đi hương vị thơm ngon, béo ngậy của cà phê lẫn với lòng đỏ trứng gà.
Cụ Giảng mất đi, tưởng như ly cà phê trứng cũng không còn, nhưng rất may, vẫn có thể tìm lại món cà phê độc đáo này tại quán Đinh, theo cách gọi của giới trẻ Hà Nội, trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Chủ nhân của quán cà phê từng một thời nức tiếng chính là cô Bích, con gái cụ Giảng. Tuy đã hơn 50 tuổi nhưng cô vẫn giữ được nét thanh lịch của những phụ nữ Hà thành xưa cũ, vừa nhanh nhẹn vừa tinh tế, nhẹ nhàng, mến khách.
Ở ngay bên Bờ Hồ, nhưng quán cà phê Đinh không dễ tìm vì nằm trên gác hai của một căn biệt thự Pháp cổ. Muốn đi lên quán, phải qua một cửa hàng bán túi rồi đi qua chiếc cầu thang cũ kỹ, nhuộm màu thời gian.
Không gian của quán rất đơn giản và xưa cũ, ít thay đổi, những khách hàng đến đây từ hơn 20 năm trước, bây giờ ghé lại cũng không thấy có sự thay đổi đáng kể nào. Trần nhà ốp gỗ đôi chỗ bong tróc, tường vôi đã ngả màu, những bộ bàn ghế cũ kỹ có từ xa xưa… tất cả lại gợi cảm giác thân tình, gần gũi. Với những người đã đi xa lâu ngày, khi về đây thường cảm thấy như được gặp lại một Hà Nội xưa.
Quán cà phê Đinh luôn đông khách đến ngạc nhiên. Thật bất ngờ là nhiều nam thanh nữ tú lại thích ngồi trong không gian xưa cũ này để “tám” chuyện thời hiện đại. Cô Bích tâm sự rằng: “Người ta đến với quán nhà cô không hẳn là vì chất lượng ly cà phê, mà có lẽ vì quý nhau mà đến”. Và một điều lạ, cho dù giữa thời bão giá thì ly cà phê nhà cô vẫn chẳng thay đổi, vẫn giữ giá trên dưới 10.000 đồng.
Theo cô Bích, chính mùa đông lạnh buốt ở Hà Nội mới làm cho ly cà phê trứng thơm ngon đặc biệt đến thế. Quả trứng gà vào mùa đông hình như tròn và chắc hơn, lòng đỏ trứng khi ấy dễ lấy và khi đánh cùng cà phê sẽ cho ra vị thơm ngon và béo ngậy hơn khi trời nóng mùa hè.
Quán cà phê trứng tên Đinh cũ kỹ cũng hấp dẫn với khách nước ngoài, có lẽ họ cũng mê mẩn vị cà phê rất độc đáo mà chắc chỉ ở đây mới có.
Hà Nội nay cũng có nhiều nơi bán cà phê trứng, nhưng không gian và hương vị của thứ cà phê độc đáo có từ hơn nửa thế kỷ trước còn lưu giữ ở cà phê Đinh thì hiếm có nơi nào học được.