metyruoi
Active Member
Bố mẹ hay những người thân trong gia đình không nên dỗ con hay dụ con theo kiểu “treo thưởng”. Ví dụ như: Học bài đi, mẹ cho cái nọ cái kia. Ăn nhanh lên, mẹ cho đi chơi...
Những kiểu dỗ con…
1. Mẹ: Sóc ngoan ơi, ăn hết bát cháo rồi mẹ cho đi siêu thị chơi.
Sóc ơi, con đi lớp ngoan rồi cuối tuần mẹ cho đi công viên.
Sóc ơi, con nín đi rồi mẹ cho đi mua bim bim.
Sau đó
Con: Con ăn hết cháo rồi. Mẹ cho con đi siêu thị đi!
Mẹ: Ở nhà, hôm nay siêu thị đóng cửa rồi.
Con: Mai chủ nhật mẹ cho con đi công viên nhé!
Mẹ: Mai mẹ bận, để hôm khác nhé.
Con: Mẹ cho con đi mua bim bim.
Mẹ : Mẹ còn bao nhiêu việc đây này.
2. Mẹ Ti kể lại: “Bà nội Ti rất muốn bồng Ti, nhưng Ti không chịu. Bà liền dụ: “Đưa bà bế bà bồng đi mua bánh”. Nghe thế, Ti chịu liền. Mấy lần toàn để bà bế. Nhưng bà lại chẳng bế Ti đi mua bánh. Sau này, bà nội dụ cỡ nào, Ti cũng không cho bà bế và chỉ nói: “Không”.
3. Cu Nhím rất lười ăn. Ở nhà với ông bà, toàn ngậm miệng để bà không đút được cháo. Thế là mỗi lần đút cháo, ông bà cứ bảo “nước” để Nhím há miệng ra. Nhưng há miệng ra, Nhím toàn bị đút cháo. Bị “lừa” nhiều lần, Nhím lại ngậm chặt miệng khi bà đút cho thìa nước thật. Nhím đã lười ăn này càng lười hơn nữa.
Không nên dỗ con theo kiểu "treo thưởng"
Bố mẹ hay những người thân trong gia đình không nên dỗ con hay dụ con theo kiểu “treo thưởng”. Ví dụ như: Học bài đi, mẹ cho cái nọ cái kia. Ăn nhanh lên, mẹ cho đi chơi.
Cho dù bố mẹ có thể thực hiện được ngay lời hứa đó. Nhưng điều đó sẽ tạo cho bé thói quen xấu. Bé sẽ luôn nghĩ rằng sẽ được hưởng một điều gì đó sau mỗi công việc bé làm.
Nhiều bố mẹ đã rơi vào tình cảnh khi nhờ con hoặc bảo con làm việc gì, con sẽ hỏi lại: “Thế xong việc, bố mẹ thưởng gì cho con” hoặc “Con được lợi gì khi làm điều này”.
Hãy dạy bé hiểu những việc bố mẹ nhắc bé làm, bảo bé làm là việc bé phải làm, nên làm và cần làm.
Tất nhiên, khi bé ngoan ngoãn, lâu lâu, bố mẹ có thể “thưởng” cho bé đi chơi công viên, đi siêu thị, đi rạp xiếc…
Nhưng điều quan trọng hơn, mỗi khi bố mẹ đã hứa với bé, cần phải giữ lời và thực hiện lời hứa đó với bé. Nếu không, bé sẽ cảm thấy thất vọng và không tin tưởng vào bố mẹ cũng như người lớn.
Bố mẹ luôn nhớ đối xử với con (dù còn nhỏ) cũng phải như đối xử với một người lớn, một người có sự ý thức, suy nghĩ về những hành động, trạng thái hoặc sự vật, sự việc. Bởi những điều nói dối, nói chỉ để dụ dỗ con làm theo một hành động nào đó của ông bà, cha mẹ hay các anh chị em khác sẽ dẫn đến điều tiêu cực trong suy nghĩ và cách nhìn nhận của bé.
Hạn chế tối đa việc "hứa suông", gây "mất uy tín" đối với bé. Hãy giữ lời hứa, thể hiện sự tôn trọng con là cách rất tốt nhất để giáo dục bé sống tốt hơn.
Nhiều bố mẹ đã phải công nhận rằng: “Trẻ con bây giờ khôn lắm. Người lớn không giữ lời hứa là lần sau nói gì nó cũng không nghe lời đâu”.
Theo Afamily
Những kiểu dỗ con…
1. Mẹ: Sóc ngoan ơi, ăn hết bát cháo rồi mẹ cho đi siêu thị chơi.
Sóc ơi, con đi lớp ngoan rồi cuối tuần mẹ cho đi công viên.
Sóc ơi, con nín đi rồi mẹ cho đi mua bim bim.
Sau đó
Con: Con ăn hết cháo rồi. Mẹ cho con đi siêu thị đi!
Mẹ: Ở nhà, hôm nay siêu thị đóng cửa rồi.
Con: Mai chủ nhật mẹ cho con đi công viên nhé!
Mẹ: Mai mẹ bận, để hôm khác nhé.
Con: Mẹ cho con đi mua bim bim.
Mẹ : Mẹ còn bao nhiêu việc đây này.
2. Mẹ Ti kể lại: “Bà nội Ti rất muốn bồng Ti, nhưng Ti không chịu. Bà liền dụ: “Đưa bà bế bà bồng đi mua bánh”. Nghe thế, Ti chịu liền. Mấy lần toàn để bà bế. Nhưng bà lại chẳng bế Ti đi mua bánh. Sau này, bà nội dụ cỡ nào, Ti cũng không cho bà bế và chỉ nói: “Không”.
3. Cu Nhím rất lười ăn. Ở nhà với ông bà, toàn ngậm miệng để bà không đút được cháo. Thế là mỗi lần đút cháo, ông bà cứ bảo “nước” để Nhím há miệng ra. Nhưng há miệng ra, Nhím toàn bị đút cháo. Bị “lừa” nhiều lần, Nhím lại ngậm chặt miệng khi bà đút cho thìa nước thật. Nhím đã lười ăn này càng lười hơn nữa.
Không nên dỗ con theo kiểu "treo thưởng"
Bố mẹ hay những người thân trong gia đình không nên dỗ con hay dụ con theo kiểu “treo thưởng”. Ví dụ như: Học bài đi, mẹ cho cái nọ cái kia. Ăn nhanh lên, mẹ cho đi chơi.
Cho dù bố mẹ có thể thực hiện được ngay lời hứa đó. Nhưng điều đó sẽ tạo cho bé thói quen xấu. Bé sẽ luôn nghĩ rằng sẽ được hưởng một điều gì đó sau mỗi công việc bé làm.
Nhiều bố mẹ đã rơi vào tình cảnh khi nhờ con hoặc bảo con làm việc gì, con sẽ hỏi lại: “Thế xong việc, bố mẹ thưởng gì cho con” hoặc “Con được lợi gì khi làm điều này”.
Hãy dạy bé hiểu những việc bố mẹ nhắc bé làm, bảo bé làm là việc bé phải làm, nên làm và cần làm.
Tất nhiên, khi bé ngoan ngoãn, lâu lâu, bố mẹ có thể “thưởng” cho bé đi chơi công viên, đi siêu thị, đi rạp xiếc…
Nhưng điều quan trọng hơn, mỗi khi bố mẹ đã hứa với bé, cần phải giữ lời và thực hiện lời hứa đó với bé. Nếu không, bé sẽ cảm thấy thất vọng và không tin tưởng vào bố mẹ cũng như người lớn.
Bố mẹ luôn nhớ đối xử với con (dù còn nhỏ) cũng phải như đối xử với một người lớn, một người có sự ý thức, suy nghĩ về những hành động, trạng thái hoặc sự vật, sự việc. Bởi những điều nói dối, nói chỉ để dụ dỗ con làm theo một hành động nào đó của ông bà, cha mẹ hay các anh chị em khác sẽ dẫn đến điều tiêu cực trong suy nghĩ và cách nhìn nhận của bé.
Hạn chế tối đa việc "hứa suông", gây "mất uy tín" đối với bé. Hãy giữ lời hứa, thể hiện sự tôn trọng con là cách rất tốt nhất để giáo dục bé sống tốt hơn.
Nhiều bố mẹ đã phải công nhận rằng: “Trẻ con bây giờ khôn lắm. Người lớn không giữ lời hứa là lần sau nói gì nó cũng không nghe lời đâu”.
Theo Afamily