Mẹ Tiếu Tiếu
New Member
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Giao-duc/2009/05/3BA0EA97/
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, học phí khối trung cấp đến đại học sẽ dao động từ 200.000 đến 800.000 đồng một tháng tùy theo ngành học. Học phí mầm non, phổ thông không vượt quá 6% thu nhập của gia đình.
> Học phí phổ thông sẽ không vượt quá 6% thu nhập
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo tóm tắt về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012. Điều chỉnh học phí là một trong những nội dung chính của đề án này. Theo kế hoạch, việc áp dụng học phí mới được thực hiện từ học kỳ I năm học 2009-2010.
Một trong những thay đổi đáng chú ý của đề án là học phí khối ĐH, CĐ, TCCN sẽ được tính theo nhóm ngành đào tạo. Theo đó, sinh viên nhóm ngành Y - Dược dự kiến sẽ phải đóng ở mức cao nhất (290.000 - 800.000 đồng mỗi tháng), thấp nhất là khối Sư phạm, với mức 200.000 - 500.000 đồng.
Hiện, các trường ĐH, CĐ và TCCN công lập thực hiện mức thu học phí theo Quyết định 70 của Thủ tướng ban hành năm 1998. Mức thu một năm với hệ ĐH không quá 1,8 triệu đồng, hệ CĐ không quá 1,5 triệu đồng; hệ TCCN không quá 1 triệu đồng; dạy nghề không quá 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phí này chưa bao gồm chi phí đặc thù của từng ngành đào tạo.
Sắp tới, học phí ở thành thị sẽ cao hơn ở nông thôn. Ảnh: Hoàng Hà.
Liên quan đến khối mầm non và phổ thông, dự kiến chế độ học phí trường công lập được sửa đổi theo hướng: học phí và các chi phí học tập hợp lý khác không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình (Thu nhập bình quân cả nước năm 2010 dự kiến gần 1,2 triệu đồng một tháng, học phí là 68.000 đồng). Hiện, học phí THCS dao động từ 8.000 đến 20.000 đồng mỗi tháng, THPT là 15.000 - 35.000 đồng tùy từng vùng.
Học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia vẫn được miễn học phí. Các em ở gia đình cận nghèo, gia đình chính sách... sẽ được giảm học phí. Nhà nước còn thực hiện hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diện chính sách và các vùng có thu nhập rất thấp.
Bộ GD&ĐT xác định, với mức chi không quá 6% thu nhập, người dân sẽ không coi việc chi cho con đi học là quá sức. Với các hộ dân thu nhập thấp, nếu thu 6% thu nhập chưa đảm bảo chi đủ các nhu cầu như dụng cụ học tập, sách giáo khoa, quần áo đồng phục, đi lại tối thiểu... thì được Nhà nước hỗ trợ thêm, ngoài phần miễn học phí.
Theo nguyên tắc học phí phù hợp với khả năng chi trả, trong một tỉnh có các vùng có mức thu nhập khác nhau có thể đóng học phí khác nhau. Thí dụ, ở vùng đô thị thu nhập tháng trên 800.000 đồng đóng học phí 35.000 đồng, thu nhập thấp hơn được miễn giảm; vùng huyện đồng bằng thu nhập 650.000 đồng đóng 17.000 đồng, vùng huyện miền núi thu nhập 400.000 đồng đóng 13.000 đồng một tháng.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức học phí, đồng thời phải công khai chi phí, nguồn lực (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...) và chất lượng giáo dục để cho người học, xã hội giám sát, đánh giá.
Dù không được miễn nhưng sinh viên sư phạm sẽ đóng học phí thấp nhất. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong khi đó, ở bậc đào tạo công lập (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH), mức học phí từng bước đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo, theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước và người học.
Mức học phí được phân biệt giữa chương trình đào tạo đại trà (chương trình đạt mức chất lượng tối thiểu) và chương trình đào tạo chất lượng cao. Do vậy, các cơ sở đào tạo cung cấp chương trình chất lượng cao được thu học phí cao hơn để bù đắp chi phí đào tạo.
Chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm sẽ được thay bằng chính sách tín dụng sinh viên. Khi ra trường nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với ĐH, CĐ) và 3 năm (đối với trung cấp chuyên nghiệp), sinh viên sẽ được xóa nợ cả gốc lẫn lãi phần chi trả cho học phí.
Nhà nước cấp trực tiếp học phí cho người được miễn giảm học phí khi học nghề, TCCN, CĐ và ĐH để đóng cho các cơ sở đào tạo, đồng thời khuyến khích người học giỏi, hỗ trợ gia đình nghèo và gia đình chính sách bằng các chính sách phù hợp, trong đó có việc cho vay để học.
Thăm dò ý kiến độc giả trên VnExpress.net.
Còn mức học phí đối với đào tạo không chính quy đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu và không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và các nhóm ngành nghề đào tạo. Các cơ sở đào tạo ngoài công lập và của nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết định mức học phí nhưng phải thực hiện công khai.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, hằng năm, cơ sở đào tạo công lập tự xác định mức học phí cho từng năm học cả khóa học và thông báo công khai cho người học biết trước khi thông báo tuyển sinh. Mức học phí của từng ngành học, khóa học không vượt quá trần học phí của ngành đó trong khung quy định.
Bộ GD&ĐT dự kiến tháng 6-7 ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 - 2012 và Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập để thực hiện từ học kỳ I năm học 2009-2010.
Nhóm đào tạo đại trà (trung cấp đến đại học) Khung học phí (nghìn đồng)
1. Sư phạm 200.000 - 500.000
2. Nông - Lâm - Thủy sản 230.000 - 550.000
3. Khoa học Xã hội - Kinh tế - Luật 250.000 - 550.000
4. Kỹ thuật - Công nghệ 270.000 - 650.000
5. Khoa học Tự nhiên 270.000 - 650.000
6. Thể dục Thể thao - Nghệ thuật 270.000 - 650.000
7. Y Dược 290.000 - 800.000
Nhóm trung cấp và cao đẳng nghề Khung học phí (nghìn đồng)
1. Kỹ thuật điện tử - Bưu chính viễn thông 200.000 - 500.000
2. Văn hóa thể thao - Du lịch 210.000 - 520.000
3. Kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hóa 220.000 - 530.000
4. Công nghệ lương thực và thực phẩm 230.000 - 540.000
5. Cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện,
kỹ thuật xây dựng 240.000 - 560.000
6. Y tế, dược 250.000 - 580.000
7. Hàng hải 260.000 - 610.000
8. Thăm dò địa chất, thủy văn, khí tượng 300.000 - 700.000
Tiến Dũng
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, học phí khối trung cấp đến đại học sẽ dao động từ 200.000 đến 800.000 đồng một tháng tùy theo ngành học. Học phí mầm non, phổ thông không vượt quá 6% thu nhập của gia đình.
> Học phí phổ thông sẽ không vượt quá 6% thu nhập
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo tóm tắt về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012. Điều chỉnh học phí là một trong những nội dung chính của đề án này. Theo kế hoạch, việc áp dụng học phí mới được thực hiện từ học kỳ I năm học 2009-2010.
Một trong những thay đổi đáng chú ý của đề án là học phí khối ĐH, CĐ, TCCN sẽ được tính theo nhóm ngành đào tạo. Theo đó, sinh viên nhóm ngành Y - Dược dự kiến sẽ phải đóng ở mức cao nhất (290.000 - 800.000 đồng mỗi tháng), thấp nhất là khối Sư phạm, với mức 200.000 - 500.000 đồng.
Hiện, các trường ĐH, CĐ và TCCN công lập thực hiện mức thu học phí theo Quyết định 70 của Thủ tướng ban hành năm 1998. Mức thu một năm với hệ ĐH không quá 1,8 triệu đồng, hệ CĐ không quá 1,5 triệu đồng; hệ TCCN không quá 1 triệu đồng; dạy nghề không quá 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phí này chưa bao gồm chi phí đặc thù của từng ngành đào tạo.
Sắp tới, học phí ở thành thị sẽ cao hơn ở nông thôn. Ảnh: Hoàng Hà.
Liên quan đến khối mầm non và phổ thông, dự kiến chế độ học phí trường công lập được sửa đổi theo hướng: học phí và các chi phí học tập hợp lý khác không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình (Thu nhập bình quân cả nước năm 2010 dự kiến gần 1,2 triệu đồng một tháng, học phí là 68.000 đồng). Hiện, học phí THCS dao động từ 8.000 đến 20.000 đồng mỗi tháng, THPT là 15.000 - 35.000 đồng tùy từng vùng.
Học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia vẫn được miễn học phí. Các em ở gia đình cận nghèo, gia đình chính sách... sẽ được giảm học phí. Nhà nước còn thực hiện hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diện chính sách và các vùng có thu nhập rất thấp.
Bộ GD&ĐT xác định, với mức chi không quá 6% thu nhập, người dân sẽ không coi việc chi cho con đi học là quá sức. Với các hộ dân thu nhập thấp, nếu thu 6% thu nhập chưa đảm bảo chi đủ các nhu cầu như dụng cụ học tập, sách giáo khoa, quần áo đồng phục, đi lại tối thiểu... thì được Nhà nước hỗ trợ thêm, ngoài phần miễn học phí.
Theo nguyên tắc học phí phù hợp với khả năng chi trả, trong một tỉnh có các vùng có mức thu nhập khác nhau có thể đóng học phí khác nhau. Thí dụ, ở vùng đô thị thu nhập tháng trên 800.000 đồng đóng học phí 35.000 đồng, thu nhập thấp hơn được miễn giảm; vùng huyện đồng bằng thu nhập 650.000 đồng đóng 17.000 đồng, vùng huyện miền núi thu nhập 400.000 đồng đóng 13.000 đồng một tháng.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức học phí, đồng thời phải công khai chi phí, nguồn lực (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...) và chất lượng giáo dục để cho người học, xã hội giám sát, đánh giá.

Dù không được miễn nhưng sinh viên sư phạm sẽ đóng học phí thấp nhất. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong khi đó, ở bậc đào tạo công lập (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH), mức học phí từng bước đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo, theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước và người học.
Mức học phí được phân biệt giữa chương trình đào tạo đại trà (chương trình đạt mức chất lượng tối thiểu) và chương trình đào tạo chất lượng cao. Do vậy, các cơ sở đào tạo cung cấp chương trình chất lượng cao được thu học phí cao hơn để bù đắp chi phí đào tạo.
Chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm sẽ được thay bằng chính sách tín dụng sinh viên. Khi ra trường nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với ĐH, CĐ) và 3 năm (đối với trung cấp chuyên nghiệp), sinh viên sẽ được xóa nợ cả gốc lẫn lãi phần chi trả cho học phí.
Nhà nước cấp trực tiếp học phí cho người được miễn giảm học phí khi học nghề, TCCN, CĐ và ĐH để đóng cho các cơ sở đào tạo, đồng thời khuyến khích người học giỏi, hỗ trợ gia đình nghèo và gia đình chính sách bằng các chính sách phù hợp, trong đó có việc cho vay để học.

Thăm dò ý kiến độc giả trên VnExpress.net.
Còn mức học phí đối với đào tạo không chính quy đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu và không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và các nhóm ngành nghề đào tạo. Các cơ sở đào tạo ngoài công lập và của nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết định mức học phí nhưng phải thực hiện công khai.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, hằng năm, cơ sở đào tạo công lập tự xác định mức học phí cho từng năm học cả khóa học và thông báo công khai cho người học biết trước khi thông báo tuyển sinh. Mức học phí của từng ngành học, khóa học không vượt quá trần học phí của ngành đó trong khung quy định.
Bộ GD&ĐT dự kiến tháng 6-7 ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 - 2012 và Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập để thực hiện từ học kỳ I năm học 2009-2010.
Nhóm đào tạo đại trà (trung cấp đến đại học) Khung học phí (nghìn đồng)
1. Sư phạm 200.000 - 500.000
2. Nông - Lâm - Thủy sản 230.000 - 550.000
3. Khoa học Xã hội - Kinh tế - Luật 250.000 - 550.000
4. Kỹ thuật - Công nghệ 270.000 - 650.000
5. Khoa học Tự nhiên 270.000 - 650.000
6. Thể dục Thể thao - Nghệ thuật 270.000 - 650.000
7. Y Dược 290.000 - 800.000
Nhóm trung cấp và cao đẳng nghề Khung học phí (nghìn đồng)
1. Kỹ thuật điện tử - Bưu chính viễn thông 200.000 - 500.000
2. Văn hóa thể thao - Du lịch 210.000 - 520.000
3. Kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hóa 220.000 - 530.000
4. Công nghệ lương thực và thực phẩm 230.000 - 540.000
5. Cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện,
kỹ thuật xây dựng 240.000 - 560.000
6. Y tế, dược 250.000 - 580.000
7. Hàng hải 260.000 - 610.000
8. Thăm dò địa chất, thủy văn, khí tượng 300.000 - 700.000
Tiến Dũng
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: