metyruoi
Active Member
(vne) Mỗi lần được bố chở bằng xe máy đến trường, Hưng, 8 tuổi, thường lo bị ô tô đâm phải và co rúm người, ôm chặt bố. Ở nhà, cậu bé cũng không yên tâm, lúc thì sợ bị quạt trần rơi vào, khi thì lo mái nhà bỗng sập xuống.
Anh Hoàng, bố cháu Hưng (Hưng Yên) cho biết, bình thường Hưng rất thông minh, hăng hái. Ở lớp, cháu học khá và rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vậy mà, mấy tháng gần đây, sau sự việc trong lớp học có một bạn nam bị đột tử do cơn đau tim cấp, Hưng bỗng trở nên khép kín, sợ sệt, ít nói, ít cười, rất hay nhắc đến chuyện chết chóc và nghĩ mình sắp chết.
Khi được bố mẹ dẫn tới gặp bác sĩ trị liệu, Hưng cứ ngơ ngác nhìn lên tường rồi co người lại hỏi: "Bác ơi, sao cái đồng hồ của bác chạy nhanh thế. Có phải cháu sắp chết rồi không?".
Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Phòng khám về rối nhiễu tâm trí Tu Na (phố Vọng, Hà Nội), đây là một trong những bệnh nhân bị sang chấn tâm lý sau một cú sốc tinh thần. Bà cho biết, sự việc xảy ra trong một lớp học có rất nhiều trẻ, trong đó, chỉ có một mình Hưng bị như vậy. Điều đó cho thấy, cùng một sự việc nhưng tác động đến mỗi trẻ lại khác nhau. Những em vốn nhạy cảm sẽ bị ám ảnh rất nặng nề, trong khi trẻ khác lại cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nhà tâm lý cũng cho biết, tinh thần trẻ em như một cây non, chưa đủ cứng cáp để chống chọi với những trận bão - cơn sốc lớn. Đó có thể là khi các em phải chứng kiến cái chết đột ngột của người khác, hoặc từng trải qua một tai nạn, thiên tai khốc liệt. Một số em stress sau sang chấn tâm lý sau khi bị bạo hành hay xâm hại tình dục.
Nhân dịp nghỉ hè, cu Bi, 7 tuổi, được bố mẹ cho về nhà ông bà nội ở quê chơi. Sau một thời gian quen dần, em được bạn hàng xóm dẫn đi chơi và cùng nhau tìm que chọc khế một nhà trong ngõ. Tuy nhiên, lần ấy, hai em bị phát hiện và bị người hàng xóm chạy ra quát nạt, cậu bạn chạy được còn Bi bị người đàn ông kia bắt và dùng mũ cối đánh. Ông ta còn bắt em phải bò và gặm quanh gốc khế.
Sau đó, Bi sợ quá, nên đã ngất tại chỗ. Em được đưa đi cấp cứu và khi đã được chữa khỏi các vết thương bên ngoài, Bi vẫn luôn tỏ ra sợ hãi, tay ôm ngực, che mắt, đêm nào cũng nằm mơ thấy ác mộng rồi la hét. Phải sau một thời gian điều trị khá lâu em mới có thể trở lại bình thường.
Trường hợp của bé Nhật Minh cũng tương tự. Là một cậu bé hiền lành, học giỏi nhưng một cú sốc tâm lý đã khiến cậu bé trở nên khép kín, hay hoảng loạn, dễ nổi nóng và hung tính.
Trong gia đình Nhật Minh có một người chú hay uống rượu. Một lần, người chú uống say về, được bố em khuyên nhủ, liền quay sang chửi lại anh, thậm chí còn tiện tay quăng con dao gọt hoa quả ra và không may sượt qua mặt cậu cháu trai. Tuy chị bị xước da, rớm máu nhưng Minh vô cùng hoảng hốt. Sau sự việc này, cứ hễ nhìn thấy người chú hay ngửi mùi rượu là cậu bé la hét, tìm cách chạy trốn. Phải một thời gian sau, cậu bé mới trở lại gần như bình thường, nhưng mỗi khi thấy người say rượu em vẫn tỏ ra sợ hãi và muốn tránh thật xa.
Đôi khi, trẻ có thể hoảng sợ và sang chấn chỉ vì những lời dọa dẫm của người lớn.
Trường hợp cháu Nam, học sinh lớp 5 ở Thái Bình là một điển hình. Bản tính hiếu động, một lần em chửi bậy và bị bạn mách với giáo viên chủ nhiệm. Cô giáo đã phạt Nam bằng cách bắt em nhắc lại câu nói đó rồi ghi âm. Sau đó, cô dọa rằng, hễ em chửi bậy thì cô sẽ đưa cuốn băng ghi âm này cho cảnh sát để họ bắt em vào tù.
Nam sau đó về nhà không hề kể chuyện này cho bố mẹ nghe mà tự thu xếp quần áo và bỏ đi. Gia đình em tìm kiếm khắp nơi không thấy, rồi khoảng hơn một tuần sau thì gặp em ngơ ngẩn lang thang bên đường tàu, cách nhà vài km. Lúc gặp người thân, em vẫn không muốn về mà co rúm người vì sợ hãi: "Đừng kêu công an bắt con, con sợ lắm". Cậu bé này sau đó cũng phải nhờ tới trị liệu. Cô giáo đã tới nhà xin lỗi em và gia đình vì đã vô tình khiến em rơi vào tình trạng như vậy.
Bà Bưởi cho biết, khi bị stress do sang chấn tâm lý, trẻ có thể sững sờ, tỏ ra sợ hãi ngay lập tức, nhưng cũng có khi một thời gian sau các em mới biểu hiện bằng các trạng thái rối loạn như run rẩy, tè dầm, nôn, tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu...
Theo các chuyên gia tâm lý, những sang chấn tâm lý của trẻ có thể bắt nguồn từ những sự việc rất nhỏ, nhưng đã để lại ấn tượng xấu, gây nên nỗi ám ảnh ở các em. Nếu bố mẹ chú ý từng cử chỉ của con, để phát hiện và điều chỉnh sớm, thì trẻ có thể trở lại hoàn toàn bình thường sau một thời gian ngắn, ngược lại, những ám ảnh đó sẽ đeo đẳng các cháu rất lớn, đến cả tuổi trưởng thành, gây khó khăn cho cuộc sống của trẻ.
Để giúp đỡ con, nhiều người thường cố tránh nhắc lại cú sốc với trẻ, sợ điều đó càng ảnh hưởng tiêu cực tới bé. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý, không nên lảng tránh, mà hãy dần dần giúp trẻ hiểu biết về sự kiện gây sang chấn để bé có thể đối mặt và vượt qua điều đó.
Nếu thấy sau những sự cố đặc biệt mà trẻ có các biểu hiện như trở nên buồn chán, luôn bị ám ảnh về sự kiện đó, hay gặp ác mộng, khó ngủ, lo âu, dễ nổi giận hay giật mình, tránh giao tiếp với những người xung quanh... thì cần đưa đến các trung tâm tư vấn về sức khoẻ tâm lý, tâm thần để được giúp đỡ.
Anh Hoàng, bố cháu Hưng (Hưng Yên) cho biết, bình thường Hưng rất thông minh, hăng hái. Ở lớp, cháu học khá và rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vậy mà, mấy tháng gần đây, sau sự việc trong lớp học có một bạn nam bị đột tử do cơn đau tim cấp, Hưng bỗng trở nên khép kín, sợ sệt, ít nói, ít cười, rất hay nhắc đến chuyện chết chóc và nghĩ mình sắp chết.
Khi được bố mẹ dẫn tới gặp bác sĩ trị liệu, Hưng cứ ngơ ngác nhìn lên tường rồi co người lại hỏi: "Bác ơi, sao cái đồng hồ của bác chạy nhanh thế. Có phải cháu sắp chết rồi không?".

Đôi khi, trẻ có thể hoảng sợ và sang chấn chỉ vì những lời dọa dẫm của người lớn
Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Phòng khám về rối nhiễu tâm trí Tu Na (phố Vọng, Hà Nội), đây là một trong những bệnh nhân bị sang chấn tâm lý sau một cú sốc tinh thần. Bà cho biết, sự việc xảy ra trong một lớp học có rất nhiều trẻ, trong đó, chỉ có một mình Hưng bị như vậy. Điều đó cho thấy, cùng một sự việc nhưng tác động đến mỗi trẻ lại khác nhau. Những em vốn nhạy cảm sẽ bị ám ảnh rất nặng nề, trong khi trẻ khác lại cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nhà tâm lý cũng cho biết, tinh thần trẻ em như một cây non, chưa đủ cứng cáp để chống chọi với những trận bão - cơn sốc lớn. Đó có thể là khi các em phải chứng kiến cái chết đột ngột của người khác, hoặc từng trải qua một tai nạn, thiên tai khốc liệt. Một số em stress sau sang chấn tâm lý sau khi bị bạo hành hay xâm hại tình dục.
Nhân dịp nghỉ hè, cu Bi, 7 tuổi, được bố mẹ cho về nhà ông bà nội ở quê chơi. Sau một thời gian quen dần, em được bạn hàng xóm dẫn đi chơi và cùng nhau tìm que chọc khế một nhà trong ngõ. Tuy nhiên, lần ấy, hai em bị phát hiện và bị người hàng xóm chạy ra quát nạt, cậu bạn chạy được còn Bi bị người đàn ông kia bắt và dùng mũ cối đánh. Ông ta còn bắt em phải bò và gặm quanh gốc khế.
Sau đó, Bi sợ quá, nên đã ngất tại chỗ. Em được đưa đi cấp cứu và khi đã được chữa khỏi các vết thương bên ngoài, Bi vẫn luôn tỏ ra sợ hãi, tay ôm ngực, che mắt, đêm nào cũng nằm mơ thấy ác mộng rồi la hét. Phải sau một thời gian điều trị khá lâu em mới có thể trở lại bình thường.
Trường hợp của bé Nhật Minh cũng tương tự. Là một cậu bé hiền lành, học giỏi nhưng một cú sốc tâm lý đã khiến cậu bé trở nên khép kín, hay hoảng loạn, dễ nổi nóng và hung tính.
Trong gia đình Nhật Minh có một người chú hay uống rượu. Một lần, người chú uống say về, được bố em khuyên nhủ, liền quay sang chửi lại anh, thậm chí còn tiện tay quăng con dao gọt hoa quả ra và không may sượt qua mặt cậu cháu trai. Tuy chị bị xước da, rớm máu nhưng Minh vô cùng hoảng hốt. Sau sự việc này, cứ hễ nhìn thấy người chú hay ngửi mùi rượu là cậu bé la hét, tìm cách chạy trốn. Phải một thời gian sau, cậu bé mới trở lại gần như bình thường, nhưng mỗi khi thấy người say rượu em vẫn tỏ ra sợ hãi và muốn tránh thật xa.
Đôi khi, trẻ có thể hoảng sợ và sang chấn chỉ vì những lời dọa dẫm của người lớn.
Trường hợp cháu Nam, học sinh lớp 5 ở Thái Bình là một điển hình. Bản tính hiếu động, một lần em chửi bậy và bị bạn mách với giáo viên chủ nhiệm. Cô giáo đã phạt Nam bằng cách bắt em nhắc lại câu nói đó rồi ghi âm. Sau đó, cô dọa rằng, hễ em chửi bậy thì cô sẽ đưa cuốn băng ghi âm này cho cảnh sát để họ bắt em vào tù.
Nam sau đó về nhà không hề kể chuyện này cho bố mẹ nghe mà tự thu xếp quần áo và bỏ đi. Gia đình em tìm kiếm khắp nơi không thấy, rồi khoảng hơn một tuần sau thì gặp em ngơ ngẩn lang thang bên đường tàu, cách nhà vài km. Lúc gặp người thân, em vẫn không muốn về mà co rúm người vì sợ hãi: "Đừng kêu công an bắt con, con sợ lắm". Cậu bé này sau đó cũng phải nhờ tới trị liệu. Cô giáo đã tới nhà xin lỗi em và gia đình vì đã vô tình khiến em rơi vào tình trạng như vậy.
Bà Bưởi cho biết, khi bị stress do sang chấn tâm lý, trẻ có thể sững sờ, tỏ ra sợ hãi ngay lập tức, nhưng cũng có khi một thời gian sau các em mới biểu hiện bằng các trạng thái rối loạn như run rẩy, tè dầm, nôn, tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu...
Theo các chuyên gia tâm lý, những sang chấn tâm lý của trẻ có thể bắt nguồn từ những sự việc rất nhỏ, nhưng đã để lại ấn tượng xấu, gây nên nỗi ám ảnh ở các em. Nếu bố mẹ chú ý từng cử chỉ của con, để phát hiện và điều chỉnh sớm, thì trẻ có thể trở lại hoàn toàn bình thường sau một thời gian ngắn, ngược lại, những ám ảnh đó sẽ đeo đẳng các cháu rất lớn, đến cả tuổi trưởng thành, gây khó khăn cho cuộc sống của trẻ.
Để giúp đỡ con, nhiều người thường cố tránh nhắc lại cú sốc với trẻ, sợ điều đó càng ảnh hưởng tiêu cực tới bé. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý, không nên lảng tránh, mà hãy dần dần giúp trẻ hiểu biết về sự kiện gây sang chấn để bé có thể đối mặt và vượt qua điều đó.
Nếu thấy sau những sự cố đặc biệt mà trẻ có các biểu hiện như trở nên buồn chán, luôn bị ám ảnh về sự kiện đó, hay gặp ác mộng, khó ngủ, lo âu, dễ nổi giận hay giật mình, tránh giao tiếp với những người xung quanh... thì cần đưa đến các trung tâm tư vấn về sức khoẻ tâm lý, tâm thần để được giúp đỡ.