Lấy hơn 300 con giun từ bụng bệnh nhi

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ngày 3.10, Bệnh viện đa khoa T.Ư Quảng Nam cho biết sức khỏe cháu Trần Văn Đạt (34 tháng tuổi, quê xã miền núi Tam Trà, H.Núi Thành, Quảng Nam) đã phục hồi sau ca phẫu thuật đặc biệt: “bắt” hơn 300 con giun trong bụng.



Cháu Đạt được gia đình đưa đến bệnh viện hôm 1.10, với chẩn đoán ban đầu là tắc ruột cơ học chưa rõ nguyên nhân. Qua chẩn đoán và xét nghiệm, các bác sĩ xác định một lượng giun lớn chính là nguyên nhân gây tắc ruột. Kết thúc ca phẫu thuật, các bác sĩ bất ngờ với lượng giun được lấy ra quá nhiều, lên đến 0,5 kg.

H.X.Huỳnh - T.X.Quan

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111004/Lay-hon-300-con-giun-tu-bung-benh-nhi.aspx
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Lấy hơn 300 con giun từ bụng bệnh nhi

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/benhhoc/htmdocs/Benh_VanG/GiunDua.htm

GIUN ĐŨA

Còn gọi là Lãi Đũa.

Là loại ký sinh đường ruột rất phổ biến.

Có đến ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm là 20~40% (ở miền Nam), 60~80% (đồng bằng sông Hồng).

Giun đũa sống chủ yếu ở đoạn cuối của ruột non.
Nguyên Nhân

Do loại ký sinh trùng có tên là Ascarris Lumbricoides gây nên. Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non.

Lây lan chủ yếu do rau cải hoặc trái cây bị vấn bẩn, có chứa trứng giun. Khi ăn phải ấu trùng vào đường tiêu hoá, nhờ tác dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ trứng và phôi được phóng thích, biến thành ấu trùng, đi ngang qua thành ruột non, theo đường máu đến gan, lưu lại ở đó 3~4 ngày rồi sau đó theo tĩnh mạch trên gan đến tim rồi đến phổi. Ở đây nó lột xác hai lần rồi đi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau đó được nuốt trở xuống ống tiêu hoá, định vị ở ruột non và trưởng thành ở đó. Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun đũa có thể sống đến một năm.
Triệu Chứng

Nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thử phân mới phát hiện có trứng giun. Đôi khi có trường hợp rất hiếm là chỉ toàn giun đũa đực nên thử phân không thấy trứng mà vẫn có giun.

Một vài triệu chứng cần lưu ý:

. Giai đoạn lưu hành: vào phổi gây cơn ho, thâm nhiễm phổi (hội chứng Loeffle), tăng bạch cầu đa nhân ưa acid.

. Tiêu hoá: đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hoá.

. Triệu chứng thần kinh: Trẻ ngứa mũi, lên cơn co giật, đêm ngủ hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

Ngoài những rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ, giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt thức ăn trong ruột người bệnh. Những người trong khẩu phần hàng ngày có 100g đạm (protein) sẽ mất khoảng 10g đạm nếu chứa từ 18~20 giun đũa trong ruột.
Biến Chứng

+ Chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, áp xe gan, tắc ruột…

+ Làm nghẽn ống tuỵ dẫn đến viêm tuỵ cấp hoặc bán cấp.

+ Chui vào ruột dư làm viêm suột dư.

+ Làm viêm màng bụng khu trú hoặc lan toả do giun làm thủng ruột.

+ Hạt Bí ngô (bí đỏ) 40g, rang cho hơi vàng, lột vỏ ăn lúc sáng sớm, khi đói bụng. Người lớn dùng 80g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

+ Vỏ Soan (lấy hướng mặt trời mọc càng tốt), lột vỏ, cạo lớp vỏ nâu ngoài, sao hơi vàng, tán bột, đóng thành gói 01g. Uống liền ba buổi sáng, lúc đói (có thể chấm chuối ăn cho dễ).

Trẻ dưới 5 tuổi: cấm dùng.

05-15 tuổi: uống ½ đến 1 gói/ngày. Người lớn 2-3 gói/ngày.

+ Hạt Trâm bầu, tán bột, hoà đường cho uống hoặc chấm chuối ăn. Trẻ nhỏ 4-8g/ngày. Người lớn 8-12g/ngày (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Châm Cứu

Châm huyệt Tứ phùng, nặn ra ít máu. Chỉ châm 1-2 lần, cách 2 ngày, có thể làm cho giun đũa chui ra ở trẻ nhỏ.
Điều Dưỡng

. Không nên đi tiêu bừa bãi ra bờ ruộng, bãi cỏ.

. Không nên dùng phân người còn tươi để bón rau cải. Nếu dùng phân thì phân phải được ủ ít nhất trong 3 tháng.

. Rửa rau cải sống, cần rửa từng lá để loại bỏ trứng giun. Thuốc tím pha loãng 1% trong nước dùng để ngâm rau chỉ diệt được một số vi trùng chứ không diệt được trứng giun. Nếu pha thuốc tím đậm quá thì rau lại bị héo, đổi mầu, ăn không ngon.

. Chỉ uống nước đã đun sôi.

. Rửa tay bằng nước sôi trước khi ăn.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Lấy hơn 300 con giun từ bụng bệnh nhi

Giun đũa: triệu chứng, biến chứng, cách chữa trị



Giun đũa là một giun to sống trong ruột non, là loại ký sinh đường ruột rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Giun đũa: triệu chứng, biến chứng, cách chữa trị

Giun đũa trưởng thành sống trong ruột non, con cái đẻ mỗi ngày trung bình 200.000 trứng, trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét .
Giun đũa – môi trường nhiễm, khả năng sinh trưởng

Do loại ký sinh trùng có tên là Ascarris Lumbricoides gây nên. Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non. Chu trình phát triển của giun đũa là lọai chu trình trực tiếp qua một ký chủ mà thôi. Trứng chịu đựng rất dẻo dai trong môi trường bên ngoài, phôi thành hình sau khi trứng theo phân ra ngoài khoảng 3 tuần lễ, và bắt đầu từ đấy trứng mới có khả năng gây nhiễm.
Giun đũa gây bệnh cho người bằng cách nào?

Trứng có phôi gây nhiễm theo con đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống, rau quả, tay bẩn. Lây lan chủ yếu do rau cải hoặc trái cây bị vấn bẩn, có chứa trứng giun. Khi ăn phải ấu trùng vào đường tiêu hoá, nhờ tác dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ trứng và phôi được phóng thích, biến thành ấu trùng, đi ngang qua thành ruột non, theo đường máu đến gan, lưu lại ở đó 3~4 ngày rồi sau đó theo tĩnh mạch trên gan đến tim rồi đến phổi. Ở đây nó lột xác hai lần rồi đi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau đó được nuốt trở xuống ống tiêu hoá, định vị ở ruột non và trưởng thành ở đó. Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun đũa có thể sống đến một năm.

Giun đũa: triệu chứng, biến chứng, cách chữa trị



Có 3 sự việc cần ghi nhận là:

Trứng trong phân tươi, chưa có phôi cho nên ở đây không có hiện tượng tự nhiễm.
Trứng nhờ có vỏ dày nên bảo vệ phôi rất lâu, nhiều năm sau, trứng giun đũa vẫn còn khả năng gây nhiễm.
Trong cơ thể con người, giun đũa ở giai đoạn ấu trùng bắt buộc phải di chuyển trong mô, ngoài đường ruột. Thời gian này gây nhiều biểu hiện sinh học và lâm sàng.

Giun đũa sống ở khắp nơi. Khỏang ¼ dân số trên trái đất này bị giun đũa ký sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới bệnh giun đũa còn đanh hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị giun đũa còn khá cao, có nơi lên đến gần 100%, nhất là ở những nơi còn dùng phân người để trồng trọt.
Triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa

Nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thử phân mới phát hiện có trứng giun. Đôi khi có trường hợp rất hiếm là chỉ toàn giun đũa đực nên thử phân không thấy trứng mà vẫn có giun. Triệu chứng nhiễm giun đũa tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun nhiều hay ít, mà biểu hiện bệnh qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau.

Giai đoạn đầu là giai đoạn di chuyển của ấu trùng giun đũa: người bệnh có những triệu chứng sau( gọi là hội chứng Loeffler):

Ho khan, sốt nhẹ và đau ngực.
Ngứa ngoài da.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn giun đã trưởng thành: trẻ hay có triệu chứng đau bụng, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và thường là có những triệu chứng thần kinh như bực dọc, khó chịu, trẻ ngứa mũi, lên cơn co giật, đêm ngủ hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

Ngoài ra, giun đũa có thể chui lên ống dẫn mật gây ra cơn đau bụng khủng khiếp, người bệnh phải ôm bụng, lăn lộn đòi hỏi phải nhập viện cấp cứu .

Ngoài những rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ, giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt thức ăn trong ruột người bệnh. Những người trong khẩu phần hàng ngày có 100g đạm (protein) sẽ mất khoảng 10g đạm nếu chứa từ 18~20 giun đũa trong ruột.

Chẩn đoán bị bệnh nhiễm giun đũa bằng cách nào?

Chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng cách làm xét nghiệm máu thấy có tăng bạch cầu ái toan, đặc biệt chẩn đoán xác định khi soi phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân.

Biến chứng của bệnh giun đũa

Chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, áp xe gan, tắc ruột…
Làm nghẽn ống tuỵ dẫn đến viêm tuỵ cấp hoặc bán cấp.
Chui vào ruột dư làm viêm suột dư.
Làm viêm màng bụng khu trú hoặc lan toả do giun làm thủng ruột.

Điều trị giun đũa như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều lọai thuốc để điều trị giun đũa, thường dùng 1 liều duy nhất. Có thể dùng một trong những thuốc sau: pyrentel palmoate, Levamisole, Flubendazole. Dùng thuốc này phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra dân gian có nhiều cách chữa khác như:

- Hạt Bí ngô (bí đỏ) 40g, rang cho hơi vàng, lột vỏ ăn lúc sáng sớm, khi đói bụng. Người lớn dùng 80g (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

- Vỏ Soan (lấy hướng mặt trời mọc càng tốt), lột vỏ, cạo lớp vỏ nâu ngoài, sao hơi vàng, tán bột, đóng thành gói 01g. Uống liền ba buổi sáng, lúc đói (có thể chấm chuối ăn cho dễ). Trẻ dưới 5 tuổi: cấm dùng. Trẻ 5-15 tuổi: uống ½ đến 1 gói/ngày. Người lớn 2-3 gói/ngày.

- Hạt Trâm bầu, tán bột, hoà đường cho uống hoặc chấm chuối ăn. Trẻ nhỏ 4-8g/ngày. Người lớn 8-12g/ngày (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Châm cứu

Châm huyệt Tứ phùng, nặn ra ít máu. Chỉ châm 1-2 lần, cách 2 ngày, có thể làm cho giun đũa chui ra ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nhiễm giun đũa

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho bạn và những người thân của mình bằng cách:

Tránh ăn những loại rau quả được bón bằng phân người.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín, uống chín, không dùng phân người để tưới rau.
Không nên đi tiêu bừa bãi ra bờ ruộng, bãi cỏ.
Dùng thuốc tím pha loãng 1% trong nước dùng để ngâm rau chỉ diệt được một số vi trùng chứ không diệt được trứng giun. Nếu pha thuốc tím đậm quá thì rau lại bị héo, đổi mầu, ăn không ngon.

http://meyeucon.org/12697/giun-dua-trieu-chung-bien-chung-cach-chua-tri/
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top