Những sang chấn tâm lý nơi trẻ em

5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Trong cuộc sống những sang chấn tâm lý tác động vào mỗi chúng ta và tạo nên những tổn thương tâm lý theo ba cấp độ :

Khổ tâm: Đó là những lo âu mệt mỏi, có thể do những áp lực, những nỗi buồn phiền tạo ra sự căng thẳng (stress) ở mức độ nhẹ. Ở mức độ này chỉ cần nghỉ ngơi, tìm và giải quyết những nguyên nhân. Sau đó giúp cho đối tượng vui chơi, thư giãn là có thể giải tỏa được những ức chế.

Nhiễu tâm: Đây là mức độ rối nhiễu tâm lý do những yếu tố nội sinh và sự căng thẳng bên ngoài đem lại, cần được điều chỉnh và trị liệu bằng những liệu pháp tâm lý đôi khi kéo dài khá lâu. Nếu không được quan tâm sẽ trở nên nặng hơn và chuyển qua mức độ rang giới loạn tâm.

Loạn tâm: Đây là tình trạng tan rã nhân cách, đó là những chấn thương tâm lý gây ra bệnh tâm thần. Việc điều trị sẽ kéo dài và rất khó khăn, cần có sự phối hợp giữa các loại thuốc đặc trị và các liệu pháp tâm lý trong một thời gian dài.

Đối với trẻ em khi gặp những trường hợp như :

- Bố mẹ không tôn trọng hay không để ý đến những phản ứng của trẻ (khóc, quay mặt đi, nhắm mắt,dãy dụa …) trong một thời gian dài.

- Người mẹ mệt mỏi, căng thẳng hay trầm nhược buồn rầu, không tạo ra những kích thích tích cựccho trẻ.

- Những thái độ lo âu, thất vọng của bố mẹ khi trẻ không đạt được những kỳ vọng về phát triển nhâncách hay trong việc học tập.

- Sự phát triển chậm hay tình trạng biếng ăn của trẻ làm người mẹ buồn bực, khó chịu vì không đápứng được sự mong mỏi của gia đình.

- Những khó khăn về kinh tế trong gia đình hay những khó khăn về văn hóa, sự bất hòa giữa bố mẹkhiến bố mẹ không đủ sự thoải mái, yêu thương dành cho con.

Đều là những yếu tố dẫn đến những vấn đề của trẻ, và được thể hiện ngay từ khi còn bé qua nhữngtư thế, nét mặt, tiếng khóc… tình trạng biếng ăn, chậm nói, hay kêu khóc, khó ngủ … mà người mẹcần phải biết để phát hiện sớm và có những biện pháp trong việc thay đổi cách ứng xử của mình.

Trẻ em là một sinh vật rất nhạy cảm, dễ bị sự tác động của môi trường xung quanh, hơn nữa khảnăng tự phòng thủ của trẻ còn yếu ớt, chưa đủ khả năng làm ngơ hoặc chịu đựng được những xúccảm âm tính (sự bỏ rơi của người lớn, sự im lặng hay ồn ào quá mức của môi trường) hay nhữnghành vi sai lầm trong việc chăm sóc (việc bồng bế, cho ăn không đúng cách, không kèm theo “gia vị” yêu thương, sự vui vẻ khi tiếp xúc với trẻ). Từ đó đã làm gia tăng nguy cơ rối nhiễu về tâm lý. Chúngta cũng không nên bỏ qua yếu tố cơ địa của từng cá nhân. Có những trẻ có tố chất tâm lý cứng cỏi,mạnh mẽ mặc dù bị bỏ rơi hay không được chăm sóc tốt vẫn có thể lớn lên một cách bình thường.Nhưng cũng có những trẻ có cá tính nhu nhược, nhiều cảm xúc nên dễ bị tác động bởi hoàn cảnh,môi trường. Vì vậy khi chẩn đoán không thể bỏ qua việc tìm hiểu cá tính của trẻ, để từ đó mới có thể xây dựng được một kế hoạch chăm sóc giáo dục đặc biệt cho trẻ.

Cv.Tl Lê Khanh
 
Top