http://tuthien.vn/?ad=show&ArtCat=4&ArtID=2512
(VNAD) - Thành nằm im trên giường bệnh. Cậu bé đang bị sốt cao, môi và má đỏ ửng, chiếc khăn mặt đắp hờ trên trán thỉnh thoảng lại nhăn lên vì cơn đau đầu kéo đến. Bệnh nan y hành hạ Thành suốt 9 năm qua, tiếng cười và cả ước mơ đến trường của em đều khép lại.
Nỗi đau của một cậu bé mắc bệnh nan y
(VNAD) - Thành nằm im trên giường bệnh. Cậu bé đang bị sốt cao, môi và má đỏ ửng, chiếc khăn mặt đắp hờ trên trán thỉnh thoảng lại nhăn lên vì cơn đau đầu kéo đến. Bệnh nan y hành hạ Thành suốt 9 năm qua, tiếng cười và cả ước mơ đến trường của em đều khép lại.

Nỗi đau của một cậu bé mắc bệnh nan y
Khoa Huyết học Bệnh viện Nhi TW có mấy đứa trẻ đang nô đùa hồn nhiên, nhưng mặc những tiếng cười đùa vui vẻ, cậu bé Nguyễn Trung Thành, 13 tuổi, quê ở xóm Vạn, thôn Phương Lại, huyện Yên Nhân (Ninh Bình) vẫn nằm im trên giường bệnh.
Cậu bé đang bị sốt cao, môi và má đỏ ửng, chiếc khăn mặt đắp hờ trên trán thỉnh thoảng lại nhăn lên vì cơn đau đầu kéo đến. Bệnh nan y hành hạ Thành suốt 9 năm qua, tiếng cười và cả ước mơ đến trường của em đều khép lại.
Chị Phạm Thị An (mẹ Thành) nước mắt lưng tròng cho biết, từ hôm qua đến giờ Thành liên tục sốt cao (40 độ C), tim đập nhanh, đầu đau dữ dội. Suốt 9 năm qua, kể từ ngày phát hiện con bị bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, người phụ nữ này đã không đêm nào chợp mắt bởi bệnh tật của Thành liên tục phát triển, sống triền miên trong bệnh viện.
Thành sinh ra bình thường, khỏe mạnh như bao nhiêu đứa trẻ khác. Mãi tới năm 4 tuổi Thành mới có triệu chứng: Khắp người nổi những nốt đỏ thâm như đầu tăm, sau to dần và lan rộng, có chỗ bằng bàn tay. Vài tháng sau thì chảy máu cam, nghĩ là con nóng trong nên chị cho uống đủ thứ nước lá, nhưng bệnh tình càng nặng thêm. Qua xét nghiệm máu ở Bệnh viện Ninh Bình, bác sỹ chẩn đoán Thành bị xuất huyết do giảm tiểu cầu - một căn bệnh nan y, chưa có phương thuốc đặc trị.
Đau đớn khiến chị An như ngã từ trên cao xuống, bởi lúc này cuộc sống gia đình chị đang rơi vào khủng hoảng. Vợ chồng chị lấy nhau nhưng không có hạnh phúc, khi Thành được 3 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Một nách nuôi 2 đứa con, lại bị cơ quan cho nghỉ việc do tinh giảm biên chế, khó khăn khốn đốn đủ bề. Đứa con gái lớn phải đi giúp cho bác tận Hải Phòng, còn chị đi làm thuê đủ thứ từ gặt thuê, cấy thuê, trông con cho người khác để lấy tiền nuôi con.
Năm ngoái tôi thấy cháu khỏe mạnh hơn đã mừng lắm, tưởng rằng bệnh tình được đẩy lùi, nào ngờ sang năm nay sức khoẻ của nó giảm sút nhanh chóng - chị An vừa nói vừa khóc.
Tháng 6/2009, Thành bị đi ngoài ra máu dài ngày, sốt, đau đầu, mẹ con chị An khăn gói lên Bệnh viện Nhi TW. Thấy tiểu cầu của Thành sắp về số 0, bác sỹ yêu cầu nhập viện ngay. Khốn khổ cho mẹ con họ, vì không có tiền, chị An đưa con trốn khỏi viện về quê. Vay mượn được tiền, chị mới cho con quay lại. Vào viện được ít ngày, Thành ăn gì là đau bụng, qua nội soi bác sỹ lại phát hiện Thành bị viêm loét tá tràng.
Thế nhưng, uống thuốc kháng sinh chữa tá tràng thì lại bị phản ứng, làm giảm tiểu cầu và đi ngoài ra máu. Bệnh viện đưa ra 2 phương án để điều trị cho em: Một là truyền thuốc đặc trị để nâng tiểu cầu, với đơn giá 150 triệu, nhưng không có nhiều hy vọng; hai là mổ cắt lách, có khoảng 30% hy vọng.
Đến giờ cơm trưa, chị An đỡ Thành dậy, gương mặt Thành phù to vì truyền thuốc, đối lập với đôi chân đang ngày một teo tóp đi. Chị An gọi 1 suất cơm, tôi ngạc nhiên, chị chỉ cười: Hai mẹ con đi viện, chỉ ăn chung 1 suất cơm thôi. Những lúc ở bệnh viện về, chị An đi làm giúp việc thuê, nhưng chỉ một vài tháng lại nghỉ vì Thành phải vào viện. Cuộc sống khó khăn, khổ cực đeo đẳng chị.
Báo CAND kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa, hãy ủng hộ và giúp đỡ em Thành để em có cơ hội tiếp tục chữa bệnh, kéo dài sự sống.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Báo CAND, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cậu bé đang bị sốt cao, môi và má đỏ ửng, chiếc khăn mặt đắp hờ trên trán thỉnh thoảng lại nhăn lên vì cơn đau đầu kéo đến. Bệnh nan y hành hạ Thành suốt 9 năm qua, tiếng cười và cả ước mơ đến trường của em đều khép lại.
Chị Phạm Thị An (mẹ Thành) nước mắt lưng tròng cho biết, từ hôm qua đến giờ Thành liên tục sốt cao (40 độ C), tim đập nhanh, đầu đau dữ dội. Suốt 9 năm qua, kể từ ngày phát hiện con bị bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, người phụ nữ này đã không đêm nào chợp mắt bởi bệnh tật của Thành liên tục phát triển, sống triền miên trong bệnh viện.
Thành sinh ra bình thường, khỏe mạnh như bao nhiêu đứa trẻ khác. Mãi tới năm 4 tuổi Thành mới có triệu chứng: Khắp người nổi những nốt đỏ thâm như đầu tăm, sau to dần và lan rộng, có chỗ bằng bàn tay. Vài tháng sau thì chảy máu cam, nghĩ là con nóng trong nên chị cho uống đủ thứ nước lá, nhưng bệnh tình càng nặng thêm. Qua xét nghiệm máu ở Bệnh viện Ninh Bình, bác sỹ chẩn đoán Thành bị xuất huyết do giảm tiểu cầu - một căn bệnh nan y, chưa có phương thuốc đặc trị.
Đau đớn khiến chị An như ngã từ trên cao xuống, bởi lúc này cuộc sống gia đình chị đang rơi vào khủng hoảng. Vợ chồng chị lấy nhau nhưng không có hạnh phúc, khi Thành được 3 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Một nách nuôi 2 đứa con, lại bị cơ quan cho nghỉ việc do tinh giảm biên chế, khó khăn khốn đốn đủ bề. Đứa con gái lớn phải đi giúp cho bác tận Hải Phòng, còn chị đi làm thuê đủ thứ từ gặt thuê, cấy thuê, trông con cho người khác để lấy tiền nuôi con.
Năm ngoái tôi thấy cháu khỏe mạnh hơn đã mừng lắm, tưởng rằng bệnh tình được đẩy lùi, nào ngờ sang năm nay sức khoẻ của nó giảm sút nhanh chóng - chị An vừa nói vừa khóc.
Tháng 6/2009, Thành bị đi ngoài ra máu dài ngày, sốt, đau đầu, mẹ con chị An khăn gói lên Bệnh viện Nhi TW. Thấy tiểu cầu của Thành sắp về số 0, bác sỹ yêu cầu nhập viện ngay. Khốn khổ cho mẹ con họ, vì không có tiền, chị An đưa con trốn khỏi viện về quê. Vay mượn được tiền, chị mới cho con quay lại. Vào viện được ít ngày, Thành ăn gì là đau bụng, qua nội soi bác sỹ lại phát hiện Thành bị viêm loét tá tràng.
Thế nhưng, uống thuốc kháng sinh chữa tá tràng thì lại bị phản ứng, làm giảm tiểu cầu và đi ngoài ra máu. Bệnh viện đưa ra 2 phương án để điều trị cho em: Một là truyền thuốc đặc trị để nâng tiểu cầu, với đơn giá 150 triệu, nhưng không có nhiều hy vọng; hai là mổ cắt lách, có khoảng 30% hy vọng.
Đến giờ cơm trưa, chị An đỡ Thành dậy, gương mặt Thành phù to vì truyền thuốc, đối lập với đôi chân đang ngày một teo tóp đi. Chị An gọi 1 suất cơm, tôi ngạc nhiên, chị chỉ cười: Hai mẹ con đi viện, chỉ ăn chung 1 suất cơm thôi. Những lúc ở bệnh viện về, chị An đi làm giúp việc thuê, nhưng chỉ một vài tháng lại nghỉ vì Thành phải vào viện. Cuộc sống khó khăn, khổ cực đeo đẳng chị.
Báo CAND kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa, hãy ủng hộ và giúp đỡ em Thành để em có cơ hội tiếp tục chữa bệnh, kéo dài sự sống.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Báo CAND, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo Trần Hằng(CAND)