Làm thế nào để giúp trẻ tăng hứng thú học tập?

6
0
0

ctvparentslink87

New Member
Đối với trẻ mà nói, chơi chính là cuộc sống, là thiên tính của trẻ, là một hoạt động để trẻ nhận thức về con người, về mọi sự vật xung quanh chuẩn bị thích hợp cho sự lao động và công việc tương lai. Do vậy, trẻ ham chơi là một biểu hiện hết sức bình thường. Làm thế nào để trẻ cũng đầu tư vào việc học tập như đối với việc chơi? Đối với vấn đề này, vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng.

Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ được chơi
Trẻ vừa sinh ra đời đã biểu hiện lòng hiếu kì, mà chơi chính là điều thoả mãn lòng hiếu kì của trẻ, làm cho năng lực của trẻ có được sự trải nghiệm, rèn luyện. Trong khi chơi trẻ sẽ cùng trò chuyện với các bạn, phải tiến hành sự giao lưu tư tưởng, dần dần học cách giao lưu với mọi người. Trẻ có nhu cầu chơi là thể hiện khát vọng của trẻ đối với tương lai. Do vây, cha mẹ không được bóp nghẹt hứng thú của trẻ đối với hoạt động vui chơi để rèn luyện hứng thú học tập ở trẻ.

Nên hướng dẫn trẻ trong khi chơi

Học trong khi chơi có tác dụng giúp cho trẻ thấy thoải mái, tự do. Trong quá trình các con chơi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ nói ra những cảm nhận, những hành động trải qua trong khi chơi giúp nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ.

Khêu gợi và dẫn dắt lòng ham muốn hiểu biết của trẻ
Trẻ rất thích hỏi “tại sao?”, “Chuyện này là thế nào?”... Đối mặt với hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi của trẻ, có cha mẹ kiên nhẫn, tỉ mỉ trả lời con, có những bậc cha mẹ lại không kiên nhẫn, không bằng lòng để trẻ “quấy rầy’ mình.

Những câu hỏi như vậy thể hiện sự ham học hỏi, tìm tòi tri thức của trẻ. Cha mẹ nên kiên nhẫn, dùng những lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu để giải thích cho trẻ. Nếu cha mẹ không hiểu câu hỏi của trẻ, hoặc tạm thời chưa có cách giải thích thì nên hướng dẫn trẻ có thể tìm đáp án từ trong sách, hay dẫn trẻ ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, để trẻ có nhận biết cảm tính ban đầu đối với một vài hiện tượng vật lí. Nếu trẻ không có vấn đề, hay câu hỏi gì thì cha mẹ có thể chủ động nói cho trẻ nghe một vấn đề gì đó. Không nên cho rằng, trẻ nhỏ nghe không hiểu. Thực ra, nếu trẻ không hiểu thì cha mẹ cũng có thể đã gieo vào lòng trẻ thắc mắc và lòng ham hiểu biết, từ đó thôi thúc trẻ khám phá và học hỏi để tìm lời giải.

Nên tràn đầy lòng nhiệt tình, khích lệ hứng thú học tập của trẻ

Thái độ của cha mẹ đối với trẻ là một điều rất quan trọng dẫn đến việc giúp trẻ tăng hứng thú học tập. Vì cha mẹ là người đầu tiên có uy quyền trong mắt trẻ, trẻ rất khát vọng nhận được sự thừa nhận của cha mẹ. Nhưng cha mẹ lại luôn luôn không nhận ra được điều này và dường như thường xuyên không nhận ra được, vì vậy dễ làm “hủy hoại” hứng thú của trẻ. Khi trẻ làm không tốt hoặc bị thất bại, trước hết cha mẹ nên phát hiện “mặt mạnh” của trẻ - mặt mà trẻ có tính sáng tạo để khích lệ trẻ không nên từ bỏ, mà hãy tiếp tục nỗ lực. Khi trẻ làm tốt hoặc có thể được thành công, cha mẹ nên kịp thời biểu dương trẻ, đồng thời giúp trẻ thiết lập mục tiêu phấn đấu, không ngừng tiến thủ.

Cha mẹ nên kiên trì, nhẫn nại.

Có những trẻ khi lên lớp không tập trung, học xong về nhà lại không làm bài tập, kết quả thi không lý tưởng lắm, luôn luôn phải nhận sự giáo huấn, thậm chí là đánh mắng của cha mẹ. Như vậy, tất yếu là hình thành vòng tuần hoàn xấu. Trẻ sẽ cảm thấy mục tiêu mù mịt, niềm tin bị tổn thương, đối với việc học tập càng không hứng thú. Khi phát hiện ra những vấn đề này, cha mẹ nên chú ý giao lưu nhiều với trẻ, kiên nhẫn giúp trẻ tìm ra nguyên nhân của khó khăn, sau đó “theo bệnh mà kê đơn, bốc thuốc” và cùng trẻ khắc phục khó khăn.
 
Top