Ðề: 23.10.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của CSTT chia sẻ khó khăn với đồng bào lũ lụt Can Lộc, Hà Tĩnh và các cháu học sinh trường tiểu học xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
QUẢNG BÌNH - PHẦN 2
Những vành khăn xô trắng nhức nhối này quá đủ để nói lên sự mất mát, thương đau, sự khốc liệt của cơn lũ:
Trường có một cơ sở 2, gọi là Điểm trường Lẻ Ka Xen, cách điểm chính khoảng 5km, học sinh đều là tộc người Mã Liềng, 1 nhánh của dân tộc Chứt.
Đây là 1 trong những tộc người nghèo đói, lạc hậu nhất trên dải đất S. Họ chính là tộc người mang họ Hồ, được mang họ của Bác từ năm 1966. Họ lười làm ruộng, có thể đem cả con trâu đổi lấy một chai rượu là chuyện thường. Người Mã Liềng không có bàn thờ và tục thờ cúng tổ tiên. Nếu trong nhà có người chết thì mời thầy cúng kiêm thầy thổi (thầy chữa bệnh, thầy xua đuổi tà ma) - làm lễ đi chôn. Trước đây vài năm chưa bao giờ người chết có quan tài. Người nhà chỉ vào rừng bóc vỏ cây về quấn quanh người xấu số rồi đem chôn. Vợ chồng lấy nhau không có lễ cưới, càng không có chuyện đăng ký kết hôn. Trước khi sinh phải làm chòi ở riêng. Sinh xong không làm giấy khai sinh. Lớn lên không ai làm chứng minh nhân dân. Vì thế nhiều người không biết tuổi, năm sinh của chính mình.
Điểm này có 1 dãy nhà cấp 4 với 3 phòng học, 3 giáo viên, gồm 5 lớp, lớp 1: 2 học sinh, lớp 2: 3 học sinh, lớp 3: 7 học sinh, lớp 4: 4 học sinh và lớp 5: 5 học sinh; Cách đây 2 năm, gọi là điểm trường chứ nơi này chỉ có duy nhất 1 cái lán tạm bợ làm lớp học, bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình đi kiểm tra tuyến của Dự án đường mòn HCM, thấy cám cảnh quá mà quyết định xây dãy cấp 4 này tặng cho trường.
Nhà trường bắt buộc phải duy trì điểm này cho con em dân tộc, bới nếu đi xa bọn trẻ sẽ ko đến trường; Thậm chí hàng ngày 3 thày cô nơi đây phải đến từng nhà chở bọn trẻ đến trường, rồi góp tiền mua mì tôm, bánh kẹo làm thứ “mồi” nhử kéo chúng đi học, rồi bài giảng phải xen kẽ trò chơi để chúng hứng thú. Học được 1 vài tháng lại nghỉ, việc dạy và duy trì cái chữ cho bọn trẻ là vô cùng khó khăn, tỷ lệ tái mù rất cao.
Các hộ dân thì nghèo, đói, quẩn quạnh bao thế hệ với cũng chỉ 2 từ đó, họ lười lắm, lười đến mức chính quyền phải dắt tay ra tận ruộng, phân ruộng cho, mua trâu bò cho, thế mà cũng ko ăn thua. Họ cứ ì ra, lên giường từ 5h chiều, và kéo dài đến tận trưa hôm sau, cuộc sống thường nhật cứ quẩn quanh bên trái nhà, “đói không lo, no không mừng”.
Đây là nhà của thằng bé Hồ Văn Cường, học lớp 3C, thật ko thể tin được nó đã 9 tuổi, nó bé như 1 đứa trẻ 3-4 tuổi ở thành phố. Lúc chúng tôi đến đã tầm 1h chiều, mà nó đang chúi đầu vào bát mì tôm lõng bõng, ầm ĩ xung quanh là 2 con chó ghẻ da bọc xương:
Mẹ nó, chị Hồ Thị Quế, như bao người nơi đây, lắc đầu nói ko biết khi tôi hỏi chị bao nhiêu tuổi, con chị bao nhiêu tuổi. Họ ko có khái niệm thời gian, cũng ko thể cộng trừ các con số để nhớ tuổi.
Thằng bé này tôi chưa kịp hỏi tên, nhìn mãi ko hiểu nó đang quấn cái gì trên người (!):
Còn đây là “nhà” của thằng bé Hồ Văn Bình, tôi cứ phải hỏi đi hỏi lại thày cô giáo đi cùng hay là họ đã chuyển khỏi chỗ này rồi, vì thực nó ko đáng gọi là cái chuồng trâu, nền nhà đen đặc quánh, lổn nhổn bùn đất, phân trâu, có 1 cái phản, 1 cái khung phản thì đúng hơn, với vài ba thanh gỗ kê ngang để nằm, có 2-3 cái được gọi là quần áo vắt trên thanh tre trên đầu, ko có dấu hiệu của góc bếp, ko có cửa ra vào hay cửa sổ, 4 bề tơ hơ, trống hoác.
Nhà này có 4 con thì 3 đứa bị down, người mẹ Hồ Thị Hồng thậm chí cũng ko thể gọi đúng tên bệnh của con mình, cứ nhắc đi nhắc lại “chả hiểu sao chúng bị tật, bị tật, bị tật”. Chúng chưa từng được đưa đi khám bệnh bao giờ, ở đây có bệnh là đi gặp thày cúng thôi, thày đuổi tà trừ ma cho. Như bao đứa trẻ ở đây, và như bao thế hệ trước nó, những đứa này người đen sì, cáu bẩn, đầy mụn nhọt, cả năm chúng chả tắm rửa bao giờ, không có khái niệm ấy.
Còn đây, nốt lặng trầm day dứt về 2 thế hệ nối tiếp điển hình của tộc người Mã Liềng, mọi người nhìn và có thể nghĩ đó là mẹ - con được hay không??? Đứa bé được gọi là “người mẹ” kia có bầu đứa con khi nó đang học lớp 5, 13 tuổi, bây giờ nó 16 tuổi và con được 2 tuổi, nó chỉ cao bằng đứa trẻ 8-9 tuổi ở thành phố. Chồng nó cũng chỉ hơn nó 1 tuổi, tức là làm cha khi mới có 14 tuổi. Mẹ nó, người đàn bà đã lên chức bà ngoại khi mới có 33 tuổi.
Cả tên mẹ, Hồ Thị Dung, và tên con, Hồ Thị Nhung, đều được các thày cô đặt cho, vì ở đây bố mẹ thậm chí ko đủ chữ để đặt tên cho con. Bọn trẻ cưới nhau hoàn toàn ko hôn thú, sinh con ko giấy khai sinh, đến tuổi đi học thì thày cô đến vận động đến lớp, rồi làm giấy khai sinh hộ để hợp thức hóa. Chính quyền hoàn toàn hoặc bó tay hoặc làm ngơ với tục lệ tảo hôn của tộc người này.
Còn đây là 2 mẹ con nhà Hồ Thị Xoa, cũng mẹ - con, 16 tuổi – 2 tuổi. Người mẹ trẻ con thậm chí cũng chả nhớ mình bao nhiêu tuổi, con mình sinh ngày tháng năm nào. Có con, rồi bố mẹ cất riêng cho một trái nhà như thế này.
Cuộc sống cứ thế chìm đi, lịm dần, sau mỗi ngày khi mặt trời khuất sau rặng núi. Thày giáo đi cùng chúng tôi ví cuộc sống của họ như những con chuột, “sống như chuột, đẻ như chuột” (!)