(MS140/CN) 23.02.2009 - Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

1,850
0
0

Mẹ Cáo

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Em XIN PHÉP trích bài viết của mẹ Cabong trên WTT ạ!
Đọc mà thương các cháu không chịu nổi!


Hôm qua 12/4, bọn em gồm 5 người lên Đoan HÙng thăm các cháu ở Việt Lâm. Nhà mới của bé nằm trên 1 ngọn đồi thoáng má, cơ sở vật chất có vẻ ổn. Các con nhìn khá hơn, thơm tho sạch sẽ. Tạm gọi là yên tâm nhưng không biết có yên tâm được không nữa. Ảnh chụp thì Nhàn đang giữ, có lẽ hôm nay sẽ posst lên cho các Mẹ.
Sơ qua thì về cơ sở là được ( của nhà nước), tỉnh cũng đang xúc tiến đầu tư, có lẽ sau vụ này, trung tâm sẽ được quan tâm kỹ hơn. Một tháng các cháu được 600K tiền ăn. Mỗi phòng 1 Mẹ- 2 cháu. Có TV, máy giặt, bếp rộng, tắm nước nóng, mùa hè nằm quạt, thoáng mát. Các mẹ còn trẻ lắm, nhưng nhìn sạch sẽ và các con rất quấn quýt. Có lẽ vụ này em sẽ tường thuật sau.
Em Bức xúc nhất là trên đường về,rẽ qua trung tâm MINH ĐỨC ở Huyện Lâm Thao. Một trung tâm khá là đẹp, xây dựng khang trang, nằm ngay trên quốc lộ 32 tức là đi đường Sơn Tây qua cầu Phong Châu thì sẽ nhìn thấy nó ngay.
Bước vào đó có 9 Bé, được chia làm 3 phòng rộng, thoáng nhưng rất tanh và khai. Mỗi Bé được đón về từ khi mới vài ngày tuổi. Tới bây giờ đã hơn 1 năm rồi.
Khi gõ cổng để đi vào thì 1 bé đang khóc trong cũi, 1 Bé ngồi trên chiếc xe tập đi, có 1 cái dây buộc vào cửa sổ cho đỡ trượt. CHưa bao giờ em nhìn thấy cái xe đồ chơi nào cáu bẩn như thế.
Mỗi Phòng 3 Bé thì có 1 Mẹ trông. Các Bé có vẻ nhát chứ không thân thiện như ở VL, cả 9 bé đều viêm đường hô hấp từ nhẹ đến nặng. Ghỉ mũi bám đầy, mặt lem nhem, quần áo lấm lem. Trời hôm qua khá ấm nhưng các Bé đều mặc tận 3 cái áo. Khăn xô buộc cổ thì đúng là cả năm ko giặt 1 lần, màu cháu lòng, hôi, dính đầy ghỉ mũi.
Mặc dù cơ sở vật chất( tức là nhà của nhìn thoáng đẹp, phòng rộng) nhưng đời sống các Bé nghèo nàn lắm, đồ chơi không có. Các Bé không đóng Bim ( cũng tốt). Nhưng người trông trẻ không biết giữ vệ sinh, sàn nhà dính và nhớp ( đấy là có thông báo là tới đó thăm rồi).
Mỗi phòng đều có lịch cho ăn ( ngày 4 bữa sữa, ăn cháo, xương ninh..etc..) nhưng em e rằng sự thật khác xa. khi Nhàn, Quỳnh, Hằng, Phương pha sữa thì Nhàn thấy bình sữa ko dc rửa sạch, chua loét. Các cô trông trẻ nói là các bé uống thì chớ ra hết vì thời tiết thay đổi nên chảy nước mũi. Đáng buồn cười là các Bé cứ tu sữa ừng ực, có Bé ăn hết 2 bình.

3 người trông trẻ dường như thiếu vệ sinh nuôi trẻ. Tủ thuốc rất nghèo nàn, phải nói là lèo tèo vài gói thuốc. Chiếu ngủ đều có nước đái. Mấy cái chăn phơi ngoài sân thìchỉ có 1 cái đẹp nhất để chính cổng vào, còn lại 3 cái chăn nát tươm phơi dấu ở góc trong. Chắc chắn rằng giấc ngủ của các bé cũng rất mất vệ sinh. Gối chăn đều được giặt và phơi hôm đó, gối ngủ nhìn cũng thê thảm lắm, mốc vàng, chỉ có 1 cái là mới tinh thì cũng bỏ ở chỗ bắt mắt nhất.

Mỗi tháng, tỉnh hỗ trợ 300k/ tháng cho trẻ. Nhưng em cũng e rằng các cháu chưa được sử dụng hết mức hỗ trợ đó đâu. Em bước vào nhà Bếp, khẩu hiệu dán đầy như ở trường Mẫu giáo, nhưng bếp lạnh ngắt. GIờ đó đã 4 h chiều thì người ta phải nấu nướng gì đó ( nếu theo như những cái thực đơn hoành tráng kia).

Khi em hỏi 1 cô trông trẻ ( trẻ nhất, sinh năm 1990), cô nói rằng, có đồ chơi nên các bé toàn vứt đi, ko mua nữa. Còn hỏi về chủ trung tâm thì họ bảo là ở đây mới xây, lúc trước các bé đều ở nhà chị chủ trung tâm ở dưới Việt TRì.
Khi nhìn các Bé ở Minh Đức, chúng em thật sự cảm thấy nhức nhối. Họ dựng 1 tấm biển " TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI MINH ĐỨC" Phía trên cùng là " UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LÂM THAO". Họ xây dựng nhà cửa khang trang để che mắt mọi người, nhưng cuộc sống của các bé thì bị cô lập hoàn toàn. Ở đây khác với Việt Lâm. Các Bé được sống tốt hơn chút. Nhưng chỉ là chút xíu thôi. Nhìn đáng thương lắm.

Khi 1 người xây dựng 1 trung tâm bảo trợ, nếu họ vì mục đích nhân đạo thì đã khác. Bởi họ muốn kinh doanh, nên khi không còn chế độ cho phép con nuôi nước ngoài dưới hình thức tư nhân thì họ không còn " đầu vào" cũng không có " đầu ra". Và các Bé mồ côi cứ bị phó mặc ở những địa ngục như thế, một cách không lối thoát. Không cơ quan chức năng quản lý chặt c hẽ, các bé không biết sẽ đi về đâu. Tương lai? học vấn? thể chất? và tâm lý sang chấn nặng nề? mai này sẽ làm sao hoà nhập được với xã hội? Hay trở thành tội phạm?
Có 1 Bé tên Hà lan, sinh ra 1 kg. Bây giờ 1 tuổi nặng 6,5kg. Chậm chạp, còn không nhanh nhẹn được như Bé Chi đâu.

Sẽ còn rất nhiều các trung tâm " Kinh doanh trá hình bảo trợ" như thế trên khắp cả nước. Chỉ khổ những đứa trẻ con vô tội mà thôi. Bây giờ làm sao đưa được các cháu đi, hoặc là hỗ trợ kiến thức cho người nuôit rẻ biết cách chăm sóc các con tốt hơn. Lương tâm con người sao lại tồi tệ thế nhỉ???
:crying::crying::crying::crying::crying:
Trời ơi, chết mất, làm thế nào kiến nghị lên Ủy ban Chăm sóc Trẻ em để rà soát lại toàn bộ mấy cái TT trá hình này, bức xúc quá đi mất thôi!!!
 
314
0
0

Me DiemNgoc

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Buồn quá đi , chữ tâm , chữ thiện chả biết đánh rơi đâu mất cả rồi . Em chưa hình dung ra cái TT này nằm ở chỗ nào , đi Sơn Tây rất nhiều nhưng chưa nhìn thấy TT này
 
841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Buồn quá đi , chữ tâm , chữ thiện chả biết đánh rơi đâu mất cả rồi . Em chưa hình dung ra cái TT này nằm ở chỗ nào , đi Sơn Tây rất nhiều nhưng chưa nhìn thấy TT này
Đường đi dễ lắm, từ Hà Nội đi theo quốc lộ 32, qua cầu phong châu được 3km hỏi đến trung tâm Nhân Đạo Minh Đức là ra ngay ( trích từ wtt)
 
841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Thưa cả nhà, mình đã tập hợp thông tin về TT Minh Đức này ở phần Đề xuất, mời mọi người có comment liên quan đến TT Minh Đức thì post vào topic đó nhé!
 
314
0
0

Me DiemNgoc

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Đường đi dễ lắm, từ Hà Nội đi theo quốc lộ 32, qua cầu phong châu được 3km hỏi đến trung tâm Nhân Đạo Minh Đức là ra ngay ( trích từ wtt)
Cảm ơn chị nhé , vậy là em hình dung nó ở đâu rồi
 
26
0
0

maison73

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Quê hương của Vua Hùng sao lại thế này?
Mừng cho các con ở Việt Lâm, lại xót xa cho các con ở Minh Đức. Sao lại khổ thế???
Mình lại lên cùng các con đi các mẹ ơi.
 
1,251
0
36

Chíc chíc

Active Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Chẳng lẽ đồng tiền đủ sức mạnh để khiến có người có thể làm bất cứ cái gì, dù là vô nhân đạo đi nữa. Cầu mong các con sớm có được chỗ ở như các bé ở VL, ít nhất là như vậy.
 
1,904
0
36

291179

Active Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Chẳng lẽ đồng tiền đủ sức mạnh để khiến có người có thể làm bất cứ cái gì, dù là vô nhân đạo đi nữa. Cầu mong các con sớm có được chỗ ở như các bé ở VL, ít nhất là như vậy.
đúng đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, nhưng vẫn có cái mạnh hơn nó đó là LÒNG NHÂN ÁI

Chúng ta đồng lòng để chia sẻ, cùng bên các con nhé!
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Ngày 01.04. 2009 nhận từ TK...số tiền 400K của Thảo (chưa có id ở bất cứ đâu)
03/04/09 + 1,000,000.00 BO: TECHCOM BANK.TRAN HOANG THANH THAO CHUYEN GIUP EM CHO CAC CON NHE - metyyeu
02/04/09 + 1,200,000.00 NGUYEN THI LE - NHAN VIEN CT CPDT LI LI - 473 DBP BINH THANH HCM - UNG HO CAC CHAU TAI TT VIET LAM PHU THO
01/04/09 + 500,000.00 NGUYEN THI MINH HOA UNG HO 12 CHAU BE O PHU THO (NICK TREN WEBTRETH O:THANHHOANHIM) B/O:NGUYEN THI MINH HOA

Tổng cộng 5800K
(Thu theo mỗi bài post cộng dồn. )

Như đã nói với mỗi mẹ khi nhận số tiền này....CSTT luôn giữ tiêu chí đó:rose:
Xin phép đựoc chuyển số tiền này vào chuyến đi tới nhé!
http://chiasetinhthuong.org/diendan/showthread.php?t=477
 
438
0
0

Bánh qui AFC

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

“Ngóng” tương lai 12 phận đời bị chối bỏ

(Dântrí) - Sau 2 tháng về “nhà mới” Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ, 12 cháu bé bị bỏ rơi ở Trung tâm Việt Lâm đã quen với môi trường, quen các “mẹ”, các anh em mới. Dẫu vậy, tương lai cho những phận đời côi cút vẫn còn không ít khó khăn. (Có video)
>> Sai phạm “toàn diện” tại trung tâm Việt Lâm
>> “12 phận đời bị chối bỏ” đến nhà mới
>> Lời kêu cứu của 12 phận đời bị chối bỏ

Tập hợp toàn bộ số tiền, quần áo, sữa, đồ chơi… bạn đọc chia sẻ, báo Dân trí đã mang lên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ (xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng) trao lại cho các bé. Tổng cộng 5 thùng sữa bột, sữa tươi các loại, 3 thùng quần áo và 75 triệu đồng (được chuyển thành 12 sổ tiết kiệm đứng tên mỗi bé để tấm lòng của bạn đọc được sử dụng đúng nguyện vọng, đúng mục đích) các nhà hảo tâm gửi qua Quỹ Nhân ái của báo đã được Trung tâm tiếp nhận.


Bước tập nói đầu tiên

Chúng tôi gặp lại 12 gương mặt, 12 đôi mắt trẻ thơ ngay bên dãy hành lang phòng ở của các bé. Hai 2 chị em Phương, Phượng cùng ngước mắt khỏi món đồ chơi nhoẻn miệng cười như nhận ra người quen. Phượng hơi ngơ ngác nhưng vội giơ tay với, vẫn cách bíu chặt những vòng tay đưa ra đón ẵm. Bé cười thật nhiều, đặc biệt phấn khích.

Nhà mới có nhiều mẹ, có điều kiện để các bé tập chơi, tập nói hơn.

Thành lon ton chạy ra, ngấp nghé ở cửa phòng thứ 2. Thằng bé cứng cáp, có lực nhất trong số anh em ở Việt Lâm và cũng tranh ăn nhiệt tình nhất từ lúc mâm cơm được dọn ra cho tới khi được bón mớm.

Mẹ đang bế bé Chi, em út trong nhà bởi bé mới 14 tháng tuổi lại gầy gò. Mẹ nuôi nói ở đây mỗi mẹ chỉ chăm 2 con, ăn uống đủ đầy hơn nên Chi đã lên được 1 kg. Thương lắm, con vẫn chưa mọc được cái răng nào. “Hệ quả của suy dinh dưỡng, thiếu canxi” - các mẹ nuôi phán đoán.

Bé Chi 14 tháng tuổi, nhỏ nhất nhà.

Phòng thứ 4, Huy đang ngồi đùa chơi, gương mặt rất linh lợi. Gọi tên, bé cười thật tươi, đứng bật lên, đi dung dăng khắp phòng. Mẹ nuôi gợi ý: “Huy dắt em đi chơi nào”. Thằng bé phấn khích quay sang cậu em mới ở cùng Trung tâm, nắm cánh tay và quả quyết dắt ra phía cửa.

Khu hành lang nhộn lên vì trò chơi của cu cậu. Không chỉ em Nghĩa, nhóc “cua” thêm cả em Thảo, chị Ngọc huỳnh huỵch kéo dây lượn từ đầu tới cuối hành lang rồi lại lượn lại. Đoàn rồng rắn cười khanh khách, giữa tiếng vỗ tay, cổ vũ của các mẹ ở Trung tâm.

Huy rất hiếu động, nhiệt tình với "nhiệm vụ" dắt em đi chơi.

Một hồi, mẹ phụ trách phòng phải ngăn Huy lại. Mẹ phân trần, cười đùa vậy thôi nhưng bé có thể ngã ngay ra, ngất lịm, người tím đen. Sau tuần đầu tiên về, các mẹ đã một phen phát hoảng với hiện tượng bệnh ở bé. Y sĩ trưởng ở trung tâm cho rằng bé có vấn đề về tim, bẩm sinh. Huy và Phượng cần được đi khám chữa sớm nhất.

Sau lần khám sơ trước khi chuyển về Đoan Hùng, các bác sỹ không khẳng định bé có chứng bệnh gì về tâm thần, trí não, chỉ cho rằng Phượng bị sốc tâm lý. Nhìn những hình ảnh bé chơi đàn, nghịch điện thoại đầy linh lợi trong thời gian ở nhà bố nuôi Trần Viết Tâm, không ai nghĩ Phượng có bệnh bẩm sinh. Nhưng các mẹ nuôi nhận xét, bé không nhận thức được nhanh nhẹn như chị Phương, hay cười ngây ngô, có những biệu hiện phấn khích, ức chế bất thường và hoàn toàn không biết nói.

Các bé rất thích xem tivi, học vỗ tay, nhún nhảy theo nhạc.

Cả 12 trẻ khi được đưa về, nhỏ nhất 14 tháng, lớn như Phương, Phượng đã gần 3 tuổi nhưng đều không có khả năng phản ứng về ngôn ngữ. Các mẹ dạy, các con nghe gọi tên, hiểu ý làm theo nhưng mới bắt đầu bập bẹ những phát âm đơn giản: ạ, bai bai…

Hồ sơ vẫn “mắc”, đình việc giới thiệu con nuôi

Ngọc “lấy lòng” các mẹ lắm vì bé có gương mặt rất xinh, da trắng, đôi mắt tròn đen linh lợi, lại nhiều trò. “Ngọc làm xấu nào” - con bé chun mũi, nhăn mày; bảo lườm, giận dỗi bé liếc ngang sắc lẹm, rồi đôi mắt gườm gườm, “diễn” rất ngọt trước máy quay. Bé cũng cười toe toét, ra sức vẫy bàn tay ếch, gửi hôn gió khi chào tạm biệt.

Khách cười, các mẹ cười và các bé cũng cười toe. Vẻ sinh động, sức sống đã hiện trên những điệu cười con trẻ, những gương mặt bầu bầu vẫn còn đôi vết sẹo, thâm.

Ngọc học cách "làm xấu", chào tạm biệt rất nhanh, mẹ nào cũng quấn quýt.

Các mẹ ở nhà mới đầy hãnh diện khoe, tháng đầu tiên về Trung tâm, bé nào cũng lên cân. Duy, Thảo, Ngọc tăng được 1,2kg còn các anh chị em khác tăng trên dưới 1kg.

“Các con ăn tốt lắm, mỗi ngày 2kg gạo cháo nấu với 1 con gà hoặc cá, thịt bò, thịt nạc… Sữa đảm bảo các con dùng thoải mái, không hạn chế. Như Thành ăn uống tốt, mỗi ngày 4 - 5 bình 180ml cũng hết veo, nguyên sữa, không pha bột nhão” - mẹ trưởng nhóm cười.

Phó Giám đốc Trung tâm Lương Quốc Vượng phụ trách trực tiếp nhóm trẻ xác nhận, không nghĩ các cháu có thể “hồi” nhanh như vậy. Tuần đầu mới đón các cháu về, nhất là sau khi phát hiện tình trạng của Huy, Phượng, Chi, các mẹ phát hoảng, lãnh đạo Trung tâm cũng áp lực vì thực tế bàn giao các cháu không có bất cứ giấy tờ, hồ sơ nào kèm theo. Có bác sỹ kiểm tra sức khỏe nhưng cũng chỉ khám sơ qua bên ngoài.

Bé Phượng với biểu hiện chậm nhận thức, cần được khám, chữa bệnh ngay.

Cả 12 đứa trẻ hầu hết lở chốc, sẹo, vết tím bầm được xác định đơn giản bị… ghẻ. Liền 2 tuần, các mẹ phải lấy lá rừng đun nước tắm, những mụn đầu đen, ghẻ cái, hăm loét mới khô miệng, bong vảy dần.

Riêng trường hợp của bé Huy, Phượng cần được khám, chữa chạy sớm. Ông Vượng cho biết đã trực tiếp liên hệ với Bệnh viện Nhi TƯ, khả năng lớn Huy phải mổ tim, chi phí xác định tối thiểu 60 triệu đồng.

PGĐ Lương Quốc Vượng nhận quà của bạn đọc gửi qua Quỹ Nhân ái, báo Dân trí.

Với nguyện vọng của nhiều gia đình qua báo Dân trí muốn nhận một trong số các bé làm con nuôi, theo ông Vượng thủ tục hiện vẫn mắc. Hiện Công an tỉnh Phú Thọ vẫn đang tiến hành điều tra về nguồn gốc các bé để xem xét các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và hiện chưa có kết luận cuối cùng.

Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ đến nay mới nhận được 9/12 bộ hồ sơ gốc của các bé do công an chuyển, chưa có đủ toàn quyền quản lý, nuôi dưỡng các cháu. Ông Vượng cho biết thêm, sau khi mọi thủ tục đã hoàn thành, Trung tâm sẽ tiếp tục xúc tiến việc giới thiệu các bé đi làm con nuôi trong và ngoài nước.

Các gia đình muốn nhận nuôi trẻ có thể làm đơn gửi tới trung tâm, hồ sơ đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng (về thu nhập, nhà cửa, sức khỏe, đạo đức…) theo quy định tại Luật Hôn nhân - gia đình cùng các văn bản hướng dẫn, có xác nhận của chính quyền địa phương. Hồ sơ hợp lệ, Trung tâm sẽ tiến hành các thủ tục thẩm định, xác minh, nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành nhận, ghép trẻ.

Thông tin xin liên hệ: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ (xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ).

Phương Thảo - Thu Hà
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-331474/ngong-tuong-lai-12-phan-doi-bi-choi-bo.htm
 
63
0
0

fs128

New Member
Ðề: Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Mừng cho các con>:D<>:D<>:D<
 
Top