Nhân phải quyết định hoạt động ngoại khóa cho con, mình muốn tham khảo ý kiến lựa chọn của mọi người về các hoạt động, tần số và thể loại, phù hợp nhất với con. Giai đoạn nào hoạt động gì cần thiết nhất.
Tranh thủ mình xin post một đoạn tóm tắt, ghi lại hồi hè lúc đọc một cuốn sách. Phải dành thời gian cho con mơ mộng như thế nào đây ???
.
Mong các mẹ chia sẻ ý kiến @};-@};-
Tiếp tục theo dòng "Bố mẹ, hãy ...", lần này bố mẹ không những phải "nghe con nói" (Jacques Salomé) mà còn phải để con yên.
Có bao giờ bạn thấy làm trẻ con bây giờ sao mà ... khổ. Mới trong bụng mẹ đã phải nghe nhạc Mozart. Vừa ra đời đã phải nghe mẹ tâm tình liên tục để ... sau này học nói cho nhanh. Lớn chút đã phải nghe nào tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, và ... lại chẳng được nghe tiếng Lào
, để sau này học ngoại ngữ cho tốt. Rồi phải luyện trí thông minh với những bộ Baby Einstein (ai từng đọc cuốn tiểu sử về ông gần đây nhất thì sẽ thấy bộ đĩa này chẳng hề đào tạo được một cậu bé Einstein mà điểm ấn tượng nhất là trí tưởng tượng). Đi học ở trường chưa đủ, còn phải về làm bài tập, phải đi học ngoại khóa, phải biết cái này cái kia ...
Chắc chắn không phải lỗi của các ông bố bà mẹ. Đó là lỗi của nền giáo dục
. Một nền giáo dục đòi hỏi mọi người phải có một lựa chọn định hướng quá sớm, và hệ quả tất yếu là định hướng đó sẽ phần nhiều chịu ảnh hưởng của bố mẹ.
Có những đứa bé bị kết luận thiếu khả năng tập trung, vì thường ngồi vẩn vơ trong giờ học. Có những bố mẹ không hiểu nổi sao con mình lại không muốn đi chơi đâu cả trong kỳ nghỉ, mà chỉ muốn ở nhà và chẳng làm gì cả.
"Học mà chơi" -- một khẩu hiệu quen thuộc của các lớp ngoại khóa cho trẻ con và là điều an ủi cho nhiều bố mẹ
. Đó không phải là "chơi thật sự". Chơi thật sự là khi đứa trẻ tự lựa chọn có chơi hay không, chơi trò gì và chơi như thế nào. Với một trò chơi "bắt buộc", không hẳn đứa trẻ sẽ không vui và không hứng thú. Nhưng nếu được hoàn toàn tự quyết định, lựa chọn của nhiều đứa trẻ sẽ khác hẳn với những gì người lớn nghĩ là chúng thích, và nhiều lúc đứa trẻ sẽ chọn những họat động mà người lớn coi là "không làm gì"
.
Tất cả những điều đó đều có nguyên do. Trạng thái "không làm gì" rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ con, nhất là trí tưởng tượng và khả năng mơ mộng, một điều mà thường bị đánh giá thấp.
(còn tiếp)
Tranh thủ mình xin post một đoạn tóm tắt, ghi lại hồi hè lúc đọc một cuốn sách. Phải dành thời gian cho con mơ mộng như thế nào đây ???
Mong các mẹ chia sẻ ý kiến @};-@};-
Bố mẹ hãy cho con thời gian để mơ mộng
Etty Buzyn
Etty Buzyn

Có bao giờ bạn thấy làm trẻ con bây giờ sao mà ... khổ. Mới trong bụng mẹ đã phải nghe nhạc Mozart. Vừa ra đời đã phải nghe mẹ tâm tình liên tục để ... sau này học nói cho nhanh. Lớn chút đã phải nghe nào tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, và ... lại chẳng được nghe tiếng Lào
Chắc chắn không phải lỗi của các ông bố bà mẹ. Đó là lỗi của nền giáo dục
Có những đứa bé bị kết luận thiếu khả năng tập trung, vì thường ngồi vẩn vơ trong giờ học. Có những bố mẹ không hiểu nổi sao con mình lại không muốn đi chơi đâu cả trong kỳ nghỉ, mà chỉ muốn ở nhà và chẳng làm gì cả.
"Học mà chơi" -- một khẩu hiệu quen thuộc của các lớp ngoại khóa cho trẻ con và là điều an ủi cho nhiều bố mẹ
Tất cả những điều đó đều có nguyên do. Trạng thái "không làm gì" rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ con, nhất là trí tưởng tượng và khả năng mơ mộng, một điều mà thường bị đánh giá thấp.
(còn tiếp)