Mình có đọc được một cuốn sách hay của Jacques Salomé, nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng của Pháp. Ông viết về những ngôn ngữ không lời của trẻ con mà bố mẹ thường hiểu nhầm. Mình có tóm tắt lại một số nội dung chính. Bài viết ghi lại cho bản thân, nên có những bình luận cá nhân. Xin chia sẻ cùng các bạn.
Somatisation và ngôn ngữ của trẻ con
Tóm tắt vài chương của cuốn sách "Bố mẹ hãy nghe con nói" của Jacques Salomé.
Câu trên bìa cuốn sách :
Con chúng ta không phải là con "của" chúng ta (hehe mình thích câu trên, đã thấy cuốn sách này "tầm cỡ" thế nào
).
Con chào đời "qua" bố mẹ chứ không phải "từ" bố mẹ
Chúng ta có thể cho con tình yêu nhưng không thể cho suy nghĩ
Vì con cái có suy nghĩ riêng của mình.
Somatisation tiếng Việt là sự thể hóa (một thuật ngữ tâm lý học). Đó là một "ngôn ngữ non-verbal" của suffering (maux), một ngôn ngữ hay dùng của trẻ con (và cả người lớn). Trong ghi chú của cuốn sách, somatisation ở đây được hiểu như một ngôn ngữ, cho dù thường được coi như một bệnh và dẫn đến việc "hiểu sai" ý nghĩa đằng sau somatisation.
Somatisation là sự "phiên dịch" một vấn đề tâm lý ra hành vi, nhằm làm cho người xung quanh nhận ra vấn đề đó.
Trên wiki,
Somatization is currently defined as "a tendency to experience and communicate somatic distress in response to psychosocial stress and to seek medical help for it"
Từ cách nhìn đó, có những cơn đau bụng, đau tai, etc là cách biểu đạt để giải quyết một psychological conflict. Ví đụ "đau tai" có thể là cách để "nói" rằng : "Mọi người không ai nghe tôi cả" hay có khi ngược lại : "Mọi người nói mãi, không chịu nổi nữa".
Trẻ con có rất nhiều cách để "nói" cho mọi người biết điều gì đó không hay đang xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu đúng. Điều đáng buồn đôi khi không phải là việc thiếu đáp ứng từ người lớn, mà việc đáp ứng không phù hợp, vụng về và thậm chí sỗ sàng.
Tác giả phân tích ý nghĩa, thông điệp và chức năng của somatisation như sau.
Khi một đứa trẻ đau bụng, tè dầm hay tự cào xước, tác giả sẽ không đặt câu mà nhiều bố mẹ hay hỏi : "Sao con làm vậy ?". Bởi vì câu hỏi này sẽ thay thể việc tìm hiểu thấu đáo ngay bằng một lời giải thích. Một lời giải thích nhanh chóng thường làm lạc hướng việc tìm hiểu. (Tóm lại tại sao là câu hỏi không bao giờ có thể trả lời ngay được).
Khi đứa trẻ chảy mũi, bố mẹ có ngay một lời giải thích : "À, vì hôm qua đứng chỗ gió lùa cả nửa tiếng", etc. Và khi bố mẹ tự "hài lòng" với lời giải thích đó, họ đã bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa thật sự (la recherche du sens).
"Con sắp có em. Nhà mình chắc là sẽ vui lắm". Bố mẹ đang áp đặt niềm vui lên đứa trẻ, nhưng có thể đứa trẻ chẳng vui vẻ gì. Có thể điều đó lại rất khủng khiếp với đứa bé, vì vị trí trong gia đình của bé sẽ bị chia sẻ.
Điều sai lầm bố mẹ hay mắc là việc "y học hóa" đến cùng. Họ hay coi những biểu hiện suffering là một "bệnh" hay "sự bất thường" mà không nhìn đó như một thông điệp. Rất nhiều somatisation kiểu vậy chỉ là một ngôn ngữ tượng trưng mà trẻ con và cả người lớn dùng để biểu đạt một điều không thể nói bằng lời, hoặc vì điều đó còn chưa rõ ràng, hoặc khó diễn tả, hoặc vì khó được chấp nhận, hoặc vì mâu thuẫn hay có thể gây cảm giác đe dọa. (câu này quá ... đúng )
Trẻ con là những nhà "vô địch" trong việc sử dụng somatisation (nhất là khi còn chưa thạo nói). Có biết bao cơn đau bụng, đau răng, cơn ăn vạ được "chữa" ngay bằng thuốc hay bằng phạt hay "mac-ke-no" (từ cuối này không phải của tác giả :smiling
, trong khi được đứa trẻ dùng để nói với bố mẹ điều gì đó. Bằng cách cố lắng nghe và hiểu các somatisations của trẻ con, người lớn sẽ hiểu thêm về những suy nghĩ thầm kín của trẻ con, và hiểu cả những điều chúng ta còn chưa biết trong mối quan hệ gia đình.
5 nguyên nhân của somatisations
1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp về mối quan hệ
1. Những xung đột nội tâm.
Xung đột nội tâm có rất nhiều dạng.
* Dạng thứ nhất là khoảng cách giữa một ý định chủ tâm và một hành động.
"Con muốn thành người lớn, nhưng con không muốn tự ăn". Cái này giống ai quá :smiling:. Đứa trẻ còn thấy khó khăn khi phải từ bỏ khả năng chỉ huy người mẹ, vì thế vẫn bắt mẹ đút ăn. Đó là xung đột giữa sự mong muốn (thành người lớn) và sự sợ hãi (mất đi "quyền lực" với người mẹ).
* Dạng thứ hai của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa những điều được cảm nhận và những điều PHẢI thể hiện.
"Lễ phép chào bà đi con". Trong đầu đứa trẻ nghĩ : "Không, bà chẳng có vẻ gì tốt bụng cả. Mà sao bà có mùi hôi vậy". Việc bà có mùi của người già làm đứa trẻ lo lắng, từ khi phải ngủ trong phòng bà. Tình huống này có thể làm đứa trẻ có những giấc mơ kinh hoàng, có thể phát sinh các bệnh đường hô hấp, thậm chí hen.
* Dạng thứ ba của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa điều chúng ta trải nghiệm và điều chúng ta PHẢI trải nghiệm.
"Con chắc phải vui vì em gái con đã ra đời". Không, cậu chẳng vui gì cả. Cậu chỉ muốn em bé biến đi, cậu giận mẹ lắm, cho dù cậu vẫn yêu mẹ nhiều.
Nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con "nói ra bằng lời" thay vì "nói ra bằng somatisation". Tác giả gọi việc nói ra bằng lời naỳ là : chỉ tên, phát biểu, và liên hệ.
Để giúp trẻ con nói ra bằng lời, bố mẹ cần "làm mẫu" thể hiện những cảm xúc thực trước. Ví dụ, hãy nói với con gái rằng, khi mẹ mong đợi em bé, mẹ từng muốn đó là con trai. Nói ra cả việc có con một cách không mong đợi. Có nhiều đứa trẻ đau khổ khi tình cờ biết điều đó, mà không có cơ hội được nghe bố mẹ giải thích rằng việc con được ra đời tuy không là chủ tâm, nhưng đó chính là lòng mong muốn (vô thức) của bố mẹ mạnh đến độ mà con đã được hình thành ngoài kế hoạch.
Điều quan trọng là cần nói ra bằng lời, càng nói được một cách toàn vẹn bao nhiêu thì cơ thể càng đỡ bị "chịu nạn" bấy nhiêu.
Trong hội thoại hàng ngày, chúng ta hay có xu hướng nghi ngờ người khác. Trong đầu chúng ta có những ý nghĩ : "Anh ta nghĩ mình ngu ngốc lắm sao ?", "Vì anh ta làm vậy mà mình cảm thấy xấu hổ thế này". Chúng ta nghi ngờ bởi vì chúng ta không nói ra cảm xúc của mình lúc người đó có hành động vậy. Nhận ra và làm điều đó càng nhanh thì càng làm chúng ta tự hài hòa với chính bản thân và giảm xung đột nội tâm.
"Điều anh nói trước mặt bạn bè làm tổn thương em, giá mà anh nói chuyện với em trước ..."
Thể hiện cảm xúc tình cảm là điều bị "cấm đoán" trong xã hội chúng ta (Oww, Tây cũng nói vậy hén), mà gây nên bao nhiêu xung đột, dù nhỏ và vô hại nhưng xung đột này nối tiếp xung đột khác, cũng đủ làm tổn hại cơ thể chúng ta. Chúng ta có thể lọai bỏ nhiều somatisation bằng cách thể hiện những tình cảm thực, những nhận thức thầm kín, những mong muốn và sợ hãi, những mâu thuẫn, những thắc mắc và những câu trả lời có vẻ điên rồ. Và song song với việc thể hiện là việc được lắng nghe.
Từ ngữ quan trọng cho trẻ con học cách hình tượng hóa. Trẻ con chưa có một ngôn ngữ hoàn chỉnh về cấu trúc, chưa đủ từ ngữ để thể hiện. Nhưng người lớn chúng ta có thể giúp trẻ con tiếp cận đến ngôn ngữ bằng cách tạo điều kiện cho các bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.
Rất nhiều người lớn cho rằng, nói chuyện với một em bé nhỏ (baby) thật vô nghĩa, vì em bé có hiểu gì đâu, vì còn quá sớm. Đó chỉ là những cái cớ để tránh phải nói chuyện. Từ không nói gì chuyển sang nói chuyện với bé, chúng ta đã thay đổi cách nhìn bé (coi em bé lâ một subject, một con người riêng), chúng ta thay đổi cách lắng nghe, tôn trọng sự có mặt của bé, và điều chỉnh sự mong đợi của chúng ta. (Điều này lại rất ... đúng . Nói chuyện với em bé là chính là một cách chăm sóc em bé).
Tác giả đưa ra một ví dụ về một em bé 14 tháng mà mẹ phải đi nằm viện. Em bé khóc vì xa mẹ, cô y tá nói chuyện với bé và giúp bé thôi khóc.
Dùng lời nói với trẻ con về những điều chúng ta cảm nhận chính là cách xây dựng mối quan hệ với bé và giúp bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.
"Có lẽ là con không hài lòng khi có em".
"Con có vẻ lo lắng vì hôm qua bố mẹ cãi nhau. Con đau tai vì con muốn bố mẹ im lặng, đừng cãi to nữa. Đúng là không dễ dàng, nhưng cuộc cãi nhau đó là chuyện riêng của bố mẹ thôi".
Dám chia sẻ sự "không diễn đạt nổi" của chính mình là xác nhận rằng điều đó rất tự nhiên, giúp trẻ con không ngại đối mặt với điều đó. Học cách dùng từ để nói về điều đã xảy ra, đã được cảm nhận là một vấn đề không đơn giản, kể cả với người lớn.
Ý nghĩa của một thông điệp phụ thuộc vào người nghe. Nhiệm vụ giúp đỡ kèm cặp của người lớn không phải là "tâm lý học hóa" hay chỉ ra ý nghĩa cho trẻ con. Mà là chấp nhận việc bất cứ hành vi cử chỉ gì của trẻ con cũng đều có một ý nghĩa và đứa trẻ sẽ "nói" ý nghĩa đó cho người biết "lắng nghe".
Khi một đứa trẻ tè dầm, tác giả không quan tâm đến câu hỏi vì sao. Nguyên nhân có thể là sự ra đời của thành viên mới trong gia đình, bố mẹ có căng thẳng, etc.. Nhưng điều chắc chắn là đứa trẻ muốn "nói" với bố mẹ điều gì đó. Ngôn ngữ của somatisation dùng để truyền đạt một thông điệp về "suffering", "nguy hiểm".
Khi nhìn một đứa trẻ, hãy nhìn đó như một cái cây mà một vài nhánh bị thương, bị gẫy, bị cắt (chưa hiểu câu này lắm, cho dù có vẻ hay :smiling
. Thái độ cần có trong trường hợp bé tè dầm là nói với đứa trẻ : "Bố mẹ không biết vì sao con tè dầm, nhưng bố mẹ tin chắc rằng con có điều gì đó rất quan trọng muốn nói với bố mẹ". Phải quan trọng thì đứa trẻ mới dám làm cái điều nghiêm trọng mà có thể sẽ bị phạt.
Dĩ nhiên, cho đến phần này của cuốn sách, chúng ta chưa giải quyết được vấn đề gì. Nhưng chúng ta đã làm được một điều quan trọng -- chúng ta đã làm mối quan hệ với con tốt hơn bằng cách cho con biết rằng con được lắng nghe.
(còn tiếp)
Somatisation và ngôn ngữ của trẻ con
Tóm tắt vài chương của cuốn sách "Bố mẹ hãy nghe con nói" của Jacques Salomé.
Câu trên bìa cuốn sách :
Con chúng ta không phải là con "của" chúng ta (hehe mình thích câu trên, đã thấy cuốn sách này "tầm cỡ" thế nào
Con chào đời "qua" bố mẹ chứ không phải "từ" bố mẹ
Chúng ta có thể cho con tình yêu nhưng không thể cho suy nghĩ
Vì con cái có suy nghĩ riêng của mình.
Somatisation tiếng Việt là sự thể hóa (một thuật ngữ tâm lý học). Đó là một "ngôn ngữ non-verbal" của suffering (maux), một ngôn ngữ hay dùng của trẻ con (và cả người lớn). Trong ghi chú của cuốn sách, somatisation ở đây được hiểu như một ngôn ngữ, cho dù thường được coi như một bệnh và dẫn đến việc "hiểu sai" ý nghĩa đằng sau somatisation.
Somatisation là sự "phiên dịch" một vấn đề tâm lý ra hành vi, nhằm làm cho người xung quanh nhận ra vấn đề đó.
Trên wiki,
Somatization is currently defined as "a tendency to experience and communicate somatic distress in response to psychosocial stress and to seek medical help for it"
Từ cách nhìn đó, có những cơn đau bụng, đau tai, etc là cách biểu đạt để giải quyết một psychological conflict. Ví đụ "đau tai" có thể là cách để "nói" rằng : "Mọi người không ai nghe tôi cả" hay có khi ngược lại : "Mọi người nói mãi, không chịu nổi nữa".
Trẻ con có rất nhiều cách để "nói" cho mọi người biết điều gì đó không hay đang xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu đúng. Điều đáng buồn đôi khi không phải là việc thiếu đáp ứng từ người lớn, mà việc đáp ứng không phù hợp, vụng về và thậm chí sỗ sàng.
Tác giả phân tích ý nghĩa, thông điệp và chức năng của somatisation như sau.
Khi một đứa trẻ đau bụng, tè dầm hay tự cào xước, tác giả sẽ không đặt câu mà nhiều bố mẹ hay hỏi : "Sao con làm vậy ?". Bởi vì câu hỏi này sẽ thay thể việc tìm hiểu thấu đáo ngay bằng một lời giải thích. Một lời giải thích nhanh chóng thường làm lạc hướng việc tìm hiểu. (Tóm lại tại sao là câu hỏi không bao giờ có thể trả lời ngay được).
Khi đứa trẻ chảy mũi, bố mẹ có ngay một lời giải thích : "À, vì hôm qua đứng chỗ gió lùa cả nửa tiếng", etc. Và khi bố mẹ tự "hài lòng" với lời giải thích đó, họ đã bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa thật sự (la recherche du sens).
"Con sắp có em. Nhà mình chắc là sẽ vui lắm". Bố mẹ đang áp đặt niềm vui lên đứa trẻ, nhưng có thể đứa trẻ chẳng vui vẻ gì. Có thể điều đó lại rất khủng khiếp với đứa bé, vì vị trí trong gia đình của bé sẽ bị chia sẻ.
Điều sai lầm bố mẹ hay mắc là việc "y học hóa" đến cùng. Họ hay coi những biểu hiện suffering là một "bệnh" hay "sự bất thường" mà không nhìn đó như một thông điệp. Rất nhiều somatisation kiểu vậy chỉ là một ngôn ngữ tượng trưng mà trẻ con và cả người lớn dùng để biểu đạt một điều không thể nói bằng lời, hoặc vì điều đó còn chưa rõ ràng, hoặc khó diễn tả, hoặc vì khó được chấp nhận, hoặc vì mâu thuẫn hay có thể gây cảm giác đe dọa. (câu này quá ... đúng )
Trẻ con là những nhà "vô địch" trong việc sử dụng somatisation (nhất là khi còn chưa thạo nói). Có biết bao cơn đau bụng, đau răng, cơn ăn vạ được "chữa" ngay bằng thuốc hay bằng phạt hay "mac-ke-no" (từ cuối này không phải của tác giả :smiling
5 nguyên nhân của somatisations
1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp về mối quan hệ
1. Những xung đột nội tâm.
Xung đột nội tâm có rất nhiều dạng.
* Dạng thứ nhất là khoảng cách giữa một ý định chủ tâm và một hành động.
"Con muốn thành người lớn, nhưng con không muốn tự ăn". Cái này giống ai quá :smiling:. Đứa trẻ còn thấy khó khăn khi phải từ bỏ khả năng chỉ huy người mẹ, vì thế vẫn bắt mẹ đút ăn. Đó là xung đột giữa sự mong muốn (thành người lớn) và sự sợ hãi (mất đi "quyền lực" với người mẹ).
* Dạng thứ hai của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa những điều được cảm nhận và những điều PHẢI thể hiện.
"Lễ phép chào bà đi con". Trong đầu đứa trẻ nghĩ : "Không, bà chẳng có vẻ gì tốt bụng cả. Mà sao bà có mùi hôi vậy". Việc bà có mùi của người già làm đứa trẻ lo lắng, từ khi phải ngủ trong phòng bà. Tình huống này có thể làm đứa trẻ có những giấc mơ kinh hoàng, có thể phát sinh các bệnh đường hô hấp, thậm chí hen.
* Dạng thứ ba của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa điều chúng ta trải nghiệm và điều chúng ta PHẢI trải nghiệm.
"Con chắc phải vui vì em gái con đã ra đời". Không, cậu chẳng vui gì cả. Cậu chỉ muốn em bé biến đi, cậu giận mẹ lắm, cho dù cậu vẫn yêu mẹ nhiều.
Nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con "nói ra bằng lời" thay vì "nói ra bằng somatisation". Tác giả gọi việc nói ra bằng lời naỳ là : chỉ tên, phát biểu, và liên hệ.
Để giúp trẻ con nói ra bằng lời, bố mẹ cần "làm mẫu" thể hiện những cảm xúc thực trước. Ví dụ, hãy nói với con gái rằng, khi mẹ mong đợi em bé, mẹ từng muốn đó là con trai. Nói ra cả việc có con một cách không mong đợi. Có nhiều đứa trẻ đau khổ khi tình cờ biết điều đó, mà không có cơ hội được nghe bố mẹ giải thích rằng việc con được ra đời tuy không là chủ tâm, nhưng đó chính là lòng mong muốn (vô thức) của bố mẹ mạnh đến độ mà con đã được hình thành ngoài kế hoạch.
Điều quan trọng là cần nói ra bằng lời, càng nói được một cách toàn vẹn bao nhiêu thì cơ thể càng đỡ bị "chịu nạn" bấy nhiêu.
Trong hội thoại hàng ngày, chúng ta hay có xu hướng nghi ngờ người khác. Trong đầu chúng ta có những ý nghĩ : "Anh ta nghĩ mình ngu ngốc lắm sao ?", "Vì anh ta làm vậy mà mình cảm thấy xấu hổ thế này". Chúng ta nghi ngờ bởi vì chúng ta không nói ra cảm xúc của mình lúc người đó có hành động vậy. Nhận ra và làm điều đó càng nhanh thì càng làm chúng ta tự hài hòa với chính bản thân và giảm xung đột nội tâm.
"Điều anh nói trước mặt bạn bè làm tổn thương em, giá mà anh nói chuyện với em trước ..."
Thể hiện cảm xúc tình cảm là điều bị "cấm đoán" trong xã hội chúng ta (Oww, Tây cũng nói vậy hén), mà gây nên bao nhiêu xung đột, dù nhỏ và vô hại nhưng xung đột này nối tiếp xung đột khác, cũng đủ làm tổn hại cơ thể chúng ta. Chúng ta có thể lọai bỏ nhiều somatisation bằng cách thể hiện những tình cảm thực, những nhận thức thầm kín, những mong muốn và sợ hãi, những mâu thuẫn, những thắc mắc và những câu trả lời có vẻ điên rồ. Và song song với việc thể hiện là việc được lắng nghe.
Từ ngữ quan trọng cho trẻ con học cách hình tượng hóa. Trẻ con chưa có một ngôn ngữ hoàn chỉnh về cấu trúc, chưa đủ từ ngữ để thể hiện. Nhưng người lớn chúng ta có thể giúp trẻ con tiếp cận đến ngôn ngữ bằng cách tạo điều kiện cho các bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.
Rất nhiều người lớn cho rằng, nói chuyện với một em bé nhỏ (baby) thật vô nghĩa, vì em bé có hiểu gì đâu, vì còn quá sớm. Đó chỉ là những cái cớ để tránh phải nói chuyện. Từ không nói gì chuyển sang nói chuyện với bé, chúng ta đã thay đổi cách nhìn bé (coi em bé lâ một subject, một con người riêng), chúng ta thay đổi cách lắng nghe, tôn trọng sự có mặt của bé, và điều chỉnh sự mong đợi của chúng ta. (Điều này lại rất ... đúng . Nói chuyện với em bé là chính là một cách chăm sóc em bé).
Tác giả đưa ra một ví dụ về một em bé 14 tháng mà mẹ phải đi nằm viện. Em bé khóc vì xa mẹ, cô y tá nói chuyện với bé và giúp bé thôi khóc.
Dùng lời nói với trẻ con về những điều chúng ta cảm nhận chính là cách xây dựng mối quan hệ với bé và giúp bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.
"Có lẽ là con không hài lòng khi có em".
"Con có vẻ lo lắng vì hôm qua bố mẹ cãi nhau. Con đau tai vì con muốn bố mẹ im lặng, đừng cãi to nữa. Đúng là không dễ dàng, nhưng cuộc cãi nhau đó là chuyện riêng của bố mẹ thôi".
Dám chia sẻ sự "không diễn đạt nổi" của chính mình là xác nhận rằng điều đó rất tự nhiên, giúp trẻ con không ngại đối mặt với điều đó. Học cách dùng từ để nói về điều đã xảy ra, đã được cảm nhận là một vấn đề không đơn giản, kể cả với người lớn.
Ý nghĩa của một thông điệp phụ thuộc vào người nghe. Nhiệm vụ giúp đỡ kèm cặp của người lớn không phải là "tâm lý học hóa" hay chỉ ra ý nghĩa cho trẻ con. Mà là chấp nhận việc bất cứ hành vi cử chỉ gì của trẻ con cũng đều có một ý nghĩa và đứa trẻ sẽ "nói" ý nghĩa đó cho người biết "lắng nghe".
Khi một đứa trẻ tè dầm, tác giả không quan tâm đến câu hỏi vì sao. Nguyên nhân có thể là sự ra đời của thành viên mới trong gia đình, bố mẹ có căng thẳng, etc.. Nhưng điều chắc chắn là đứa trẻ muốn "nói" với bố mẹ điều gì đó. Ngôn ngữ của somatisation dùng để truyền đạt một thông điệp về "suffering", "nguy hiểm".
Khi nhìn một đứa trẻ, hãy nhìn đó như một cái cây mà một vài nhánh bị thương, bị gẫy, bị cắt (chưa hiểu câu này lắm, cho dù có vẻ hay :smiling
Dĩ nhiên, cho đến phần này của cuốn sách, chúng ta chưa giải quyết được vấn đề gì. Nhưng chúng ta đã làm được một điều quan trọng -- chúng ta đã làm mối quan hệ với con tốt hơn bằng cách cho con biết rằng con được lắng nghe.
(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: