Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

Ủa, thật vậy à ??
(hình như ngày xưa mình học là chỉ có đoạn mà có đầu mới sống thôi, nhưng chương trình giáo dục giờ nhiều cải cách, nên có thể đoạn nào cũng sống)
Hì, cái này em trích trong trang web www.bachkhoatrithuc.vn đấy chị.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

Hì, cái này em trích trong trang web www.bachkhoatrithuc.vn đấy chị.
Không phải loại nào cũng tự hồi sinh thành 2 con giun mới, nhưng cũng có loại như thế, và tùy độ mất mát.

Trích http://en.wikipedia.org/wiki/Earthworm#Regeneration
Earthworms have the facility to regenerate lost segments, but this ability varies between species and depends on the extent of the damage. Stephenson (1930) devoted a chapter of his monograph to this topic, while G.E. Gates spent 20 years studying regeneration in a variety of species, but “because little interest was shown”, Gates (1972) only published a few of his findings that, nevertheless, show it is theoretically possible to grow two whole worms from a bisected specimen in certain species.

Có loại này hồi sinh được đầu (khả năng này dù sao cũng không phổ biến)
Eisenia fetida

http://en.wikipedia.org/wiki/Eisenia_fetida

===================================

Một câu hỏi mới (bị con gái truy) :

Tại sao mọi người trên thế giới lại nói các thứ tiếng khác nhau ??? Các mẹ giúp với :rose::rose:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
148
0
0

BlueSky

New Member
Ðề: Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

Em phục chị Zoe quá! Chị bận rộn thế mà cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi. :) Hay là tại cái gì cũng giỏi nên mới bận thế hả chị Zoe ơi :x
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

===================================

Một câu hỏi mới (bị con gái truy) :

Tại sao mọi người trên thế giới lại nói các thứ tiếng khác nhau ??? Các mẹ giúp với :rose::rose:
Mình có thể giải thích thế này. Vì khi lòai người sinh ra thì họ chưa có thói quen di cư sang các vùng miền khác nhau chính vì vậy lòai người ở mỗi một vùng địa lý, một vùng đất sẽ có một cách giao tiếp khác nhau. Và khi ngôn ngữ phát triển mới hình thành các loại ngôn ngữ khác nhau
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Các câu hỏi về khoa học tự nhiên

Mình có thể giải thích thế này. Vì khi lòai người sinh ra thì họ chưa có thói quen di cư sang các vùng miền khác nhau chính vì vậy lòai người ở mỗi một vùng địa lý, một vùng đất sẽ có một cách giao tiếp khác nhau. Và khi ngôn ngữ phát triển mới hình thành các loại ngôn ngữ khác nhau
Thực ra khi loài người sinh ra thì họ chỉ sống ở một vài nơi trên thế giới (như châu Phi) và họ di cư đi nơi khác. Chính sự di cư này ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ, mà ta thấy những hiện tượng như một số nước rất xa nhau nhưng ngôn ngữ lại cùng một nhánh.

Hiện giờ có khoảng 6000 ngôn ngữ và các dialects khác nhau trên thế giới. Quả là quá nhiều nếu chúng ta nghĩ đến tất cả mọi người đều có nguồn gốc chung từ châu Phi.

Con người thích viễn du đến những vùng đất mới. Bao nhiêu năm trôi qua và họ phân tán khắp nơi trên Trái Đất. Những nơi đó môi trường khác nhau, nên cuộc sống của họ trở nên khác nhau, và con người tự phải biến đổi ngôn ngữ của mình cho phù hợp.

Những người Việt Nam không cần phải có 20 từ để tả tuyết như người Eskimo. Cũng như vậy, một người Hà Nội cũng không cần những ngôn ngữ của người Lạng Sơn để mô tả núi rừng.

Nhưng môi trường không phải là nguyên nhân duy nhất, còn cả cách diễn đạt tình cảm tâm tư và cuộc sống. Bầu trời ở Pháp hay xám xịt, hay là tâm trạng người Pháp thường như thế, mà tiếng Pháp có rất nhiều từ để tả gam màu xám, trong khi tiếng Việt không có nhiều như thế.

Không chỉ con người có ngôn ngữ, các con vật cũng có. Bao đời này kiến "nói chuyện" với nhau qua mùi.
 
Top