Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

2,501
0
0

Haidang02

New Member
Sự nguy cấp của sức khỏe Cụ Rùa cho thấy có những chuyện cực vô lý, tưởng như đùa, nhưng đã - đang diễn ở Hồ Gươm cả mấy chục năm.
"Nỗi đau sâu thẳm trong mỗi tâm hồn Việt"

Là lời phát biểu khai mạc của ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà nội, người chủ trì Hội thảo Khoa học bảo vệ Rùa Hoàn kiếm được tổ chức ngày 15/2 vừa qua. Lời phát biểu của ông thật chí lý và thật "sâu thẳm", đặc biệt trong thời điểm Cụ Rùa liên tục nổi lên với vô số thương tích như hiện nay.

PGS, TS Hà Đình Đức, người được gọi là "nhà rùa Hồ Gươm học" đã theo sát, nghiên cứu Cụ Rùa gần 20 năm nay gọi hội thảo này là "động thái tích cực đáng ghi nhận của những người có trách nhiệm đối với Cụ Rùa".
Năm 2004, Ban quản lý khu vực Hồ Gươm được thành lập với 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và khoảng 10 thành viên. Năm 2009 và 2010, các nhà quy hoạch và kiến trúc sư cùng dư luận từng xôn xao khi Ban quản lý này được duyệt xây dựng trụ sở "hoành tráng" trên đường Lê Thái Tổ để tiện hơn công tác quản lý hồ. Dự án đã phải dừng lại sau khi các nhà khoa học và dư luận phản đối gay gắt.

Cái "được" lớn nhất qua vụ việc là người dân được biết Hồ Gươm có một Ban quản lý hùng hậu, được đầu tư ưu ái nhiều thế. Nhưng so với trước khi Ban quản lý được thành lập, dường như tình hình Cụ Rùa và bản thân Hồ Gươm vẫn không có nhiều thay đổi.



Cụ Rùa nổi lên dưới nước ô nhiễm đặc quánh và ăn cá chết trước sự xót xa của nhiều người dân chứng kiến, Ảnh Đất Việt Các nhà khoa học, cụ thể như PGS Hà Đình Đức vẫn kiên trì gửi những kiến nghị lên lãnh đạo Thành phố và Chính phủ "xin" có những giải pháp bảo vệ Cụ cũng như khu vực hồ thiêng liêng. Trong đó, có những kiến nghị được ông đưa ra từ năm 1997: thường xuyên vệ sinh hồ, không để người dân vứt rác thải, làm cống lưu thông nước... Đặc biệt, năm 1998, PGS Hà Đình Đức đã viết thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ trình báo về việc Cụ Rùa bị thương, khả năng Cụ bị dính lưỡi câu của những kẻ câu trộm. PGS khẩn thiết đề nghị Chính phủ có những biện pháp bảo vệ Cụ khỏi những sự xâm hại này.

Chuyện những kẻ câu trộm xuất hiện đàng hoàng giữa 'trái tim Thủ đô", xâm hại linh vật của dân tộc ngay trước mắt hàng ngàn người qua lại tưởng đã khó tin; nhưng còn khó tin hơn khi Ban quản lý Hồ Gươm được thành lập, Cụ Rùa vẫn tiếp tục bị xâm hại, ngày càng nghiêm trọng hơn. Không những thế, còn có các lực lượng dân phòng, công an... thực hiện nhiệm vụ xung quanh khu vực hồ. Nhưng càng ngày Cụ càng phải nổi lên nhiều hơn, mỗi lần mang thêm một thương tích. Khi cõng trên lưng rùa tai đỏ, khi kéo theo cả chùm lưỡi câu lở loang khắp người.

Hơn nữa, tất cả những diễn biến và cảnh báo về nguy cơ của Cụ đều do người dân phát hiện cung cấp, và những nhà khoa học có tâm lên tiếng. Ngay vừa đây thôi, sáng 23/2, bao người dân Hà nội chứng kiến không khỏi xót xa nhìn Cụ Rùa nổi lên trong lớp nước ô nhiễm đặc quánh, lặng lẽ ăn xác một con cá chết.

Một sinh vật quý hiếm, các nhà khoa học cho rằng (nếu có) cũng chỉ còn vài cá thể trên toàn thế giới, hoặc duy nhất ở Hồ Gươm. Một linh vật sống qua nhiều thế kỷ, chứng nhân lịch sử - văn hóa thiêng liêng của đất nước bị đối xử không chỉ bất công mà quá nhẫn tâm. Nỗi đau "sâu thẳm" của những người lãnh đạo thành phố có thể hiểu được, chỉ tiếc giá nó sớm biến thành hành động thì tốt hơn.

Những nhà nghiên cứu qua báo và kiến nghị "tham khảo..."

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tình hình sức khỏe của Cụ Rùa ngày càng đáng lo ngại, mình mẩy trầy xước khắp nơi. Động thái của những người có trách nhiệm là... tổ chức hội thảo. Nhiều nhà nghiên cứu trong ngành thủy hải sản và rùa được mời tới, có cả các chuyên gia nước ngoài.

Kết quả hội thảo: trở về từ đầu - như PGS Hà Đình Đức cho biết. Hầu hết những người tham gia hội thảo đều không nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, đều chỉ nhìn ảnh trên báo và "phán". "Hội thảo đó là ví dụ điển hình của câu chuyện Thầy bói xem voi. Mỗi người mỗi ý chả liên quan gì đến rùa Hồ Gươm."



Cụ Rùa nổi với vết thương trên mai Rất nhiều ý kiến và tâm huyết của các diễn giả được đưa ra, nhưng tựu trung vẫn là mấy vấn đề: thường xuyên làm sạch môi trường hồ, thu gom rác và các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho Cụ, ngăn chặn nạn phóng sinh bừa bãi các sinh vật lạ vào Hồ Gươm như rùa tai đỏ, ngăn chặn những người câu trộm... những việc tưởng như phải là chuyện đương nhiên cần thực hiện hàng năm, hàng tháng chứ không nhất thiết phải trở thành ý kiến của các nhà nghiên cứu trong một cuộc hội thảo.

Có những bài tham luận dài được chốt lại là: xin ý kiến các nhà khoa học.
Tóm lại, "trở về từ đầu, vẫn không ai biết phải làm gì", như PGS Đức nói.
Không cần phải nói thêm về giá trị (cả về ý nghĩa văn hóa hay thương mại) của khu vực Hồ Gươm và Cụ Rùa ở đất Thăng Long 1000 năm tuổi; nhưng với những gì Cụ được đón nhận và đối xử thật khó tin, nhưng lại là sự thật.

Tác giả: Đan Hoàng
Nguồn http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/t...g-chuyen-kho-tin-chi-co-o-Ho-Guom/5773535.epi
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Hồ Hoàn kiếm có 5 cụ Rùa?

Hồ Hoàn Kiếm có 5 cụ Rùa?

Sau khi Báo GĐ&XH đăng bài "Nhà "rùa học"… choáng” có trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Khôi về việc có 2 "cụ" rùa ở Hồ Hoàn Kiếm.



Nhà giáo Lưu Đức Ngò (bên trái) đang chứng minh có 5 cụ Rùa tại hồ Gươm với PV Báo.

Ngày 16/2/2011, Nhà giáo Lưu Đức Ngò (người nổi tiếng với hàng trăm kiểu ảnh về rùa Hồ Hoàn Kiếm) đã tới gặp và khẳng định với chúng tôi có tới 5 cụ rùa ở Hồ Hoàn Kiếm. Cũng theo ông Ngò, ông được "cụ" rùa chọn là người phát ngôn thay "cụ"(?!).

Ảnh 3 trong số 5 cụ rùa ở Hồ Hoàn Kiếm mà ông Ngò chụp hình:







Thừa nhận mình không phải là nhà khoa học hay nhà nghiên cứu, nhưng với "cái duyên" đã hàng trăm lần chứng kiến "cụ" nổi cùng với sự say mê tìm hiểu về "cụ", ông Lưu Đức Ngò khẳng định những thông tin ông đưa ra là rất có cơ sở chứ không hề "thày bói xem voi".

Kiếm được 20 cây vàng từ "cụ" rùa

Theo Nhà giáo Lưu Đức Ngò, sau nhiều năm đạp xe đi khắp các phố phường Hà Nội để bán những bức ảnh "cụ" rùa mà ông chụp được, số tiền lãi của ông tương đương với giá trị 20 cây vàng.

Ông Ngò tỏ ra hãnh diện kể: "Tôi đã mua được 20 cây vàng từ tiền lãi bán ảnh "cụ" rùa, tôi chỉ xin lộc "cụ" 10 cây, còn 10 cây tôi dùng làm từ thiện cho người nghèo, thương binh liệt sỹ...".
Để dẫn chứng cho ý kiến của mình, ông Ngò cho chúng tôi xem những bức ảnh (ông Ngò sở hữu bộ ảnh rùa Hồ Hoàn Kiếm khoảng 4, 5 trăm kiểu) chụp "cụ" rùa mà theo ông là "độc nhất vô nhị" như: cụ rùa bơi dọc Hồ Gươm; cụ rùa bơi theo thuyền... Đặc biệt ông Ngò đưa ra 5 bức ảnh mà theo ông đó là chứng cứ cho thấy tồn tại 5 "cụ" rùa ở Hồ Hoàn Kiếm.

"Đến giờ này vẫn chưa khẳng định được có mấy “cụ” rùa. Riêng tôi khẳng định là có 5 “cụ” rùa, tôi có thể chứng minh qua những bức ảnh tôi chụp được. Ảnh thứ nhất mép trên bên phải “cụ” có 2 múi, ảnh thứ hai mép trên bên phải “cụ” này có 1 múi, ảnh 3 “cụ” mất hàm dưới, ảnh 4 “cụ” có đốm trắng trên đầu, ảnh 5 “cụ” xuất hiện rất nhiều nếp nhăn từ trên xuống dưới...", ông Ngò chỉ vào từng bức ảnh và phân tích. Ông Ngò cho biết thêm, vào đúng 10/10/2004, ông đã chụp được bức ảnh có 2 “cụ” nổi cùng lúc.

Theo ông Ngò, ông đã từng báo lên thành phố thông tin về việc có 5 “cụ” rùa. "Khi đó, anh Nguyễn Trọng Tuấn là Chánh Văn phòng 1000 năm Thăng Long đã hỏi mua lại bộ ảnh 5 cái nhưng tôi đã không bán mà tặng để thành phố làm tư liệu" - ông kể.

Đưa "cụ" lên... quá khó

"Thông tin về việc Hà Nội đang bàn biện pháp để chữa bệnh cho "cụ" rùa trong những ngày qua tôi cũng theo dõi sát, nhưng nếu quyết định đưa cụ lên bờ để cứu chữa là điều quá khó" - ông Ngò nói.

Ông Ngò cho rằng, bỏ qua các yếu tố tâm linh, dưới góc độ khoa học thì “cụ” là một động vật, có bệnh thì phải chữa. Nhưng chữa bệnh thế nào thì cần nghiên cứu kỹ bởi chỉ riêng việc làm thế nào để đưa “cụ” lên bờ cũng là bài toán khó. Rồi chuyện làm sao để biết được lúc nào “cụ” nổi mà đưa vì không phải lúc nào “cụ” cũng ở trên mặt nước hay đáy hồ mà “cụ” có thể ở dưới bùn, ở hang ổ. Chưa kể thời gian “cụ” nổi lúc vài phút, lúc cả mấy tiếng, có thời gian nổi liên tục, có khi mấy tháng mới nổi một lần... chẳng lẽ lúc nào cũng có một đoàn người túc trực quanh hồ đợi “cụ” nổi lên để đưa “cụ” lên? Ai dám đảm bảo việc đưa "cụ" lên bờ lại không gây ra thêm những vết thương mới?...



Nhà giáo Lưu Đức Ngò đạp xe đi bán ảnh "cụ" rùa.
Ảnh do NV cung cấp

Cũng theo ông Ngò, "nghi án" rùa tai đỏ tấn công "cụ" là điều không tưởng. Ông Ngò nói: “Tôi thấy các phương tiện thông tin gần đây có đưa trên mai “cụ” rùa có vết thương do rùa tai đỏ rỉa. Theo tôi với trọng lượng khổng lồ của "cụ", rùa tai đỏ sẽ không dám lại gần chứ đừng nói đến việc dám tấn công "cụ", thậm chí rùa tai đỏ có khi lại là thức ăn của "cụ".

Tôi chỉ là một Nhà giáo đã nghỉ hưu, nhưng dường như tôi có cái duyên với "cụ", có nhiều người ở gần Hồ Hoàn Kiếm nhiều năm mà chưa được thấy "cụ" nổi, riêng tôi đã có cả trăm lần có cơ may đó. "Nói hơi tâm linh một chút thì tôi có thể khẳng định "cụ" rùa cho tôi thay "cụ" phát ngôn, tôi có thể nói cho mọi người biết “cụ” nổi lên với ý gì" ông Ngò tự tin nói

http://giadinh.net.vn/20110224080553595p0c1000/kiem-20-cay-vang-nho-cu-rua.htm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Cụ rùa Hồ Gươm xuất xứ từ Thanh Hóa? 01/03/2011 06:00 (VTC News) - Thời Lý, sử sách đã nhiều lần nhắc tới sự xuất hiện của rùa khổng lồ ở Thăng Long. Riêng cuốn Việt sử lược đã hơn 20 lần nhắc tới rùa. Sớm nhất là chuyện người dân vùng Gia Lâm dâng con rùa lớn có 6 mắt 3 chân lên vua Lý. Sau đó, các triều vua Lý đều được dâng rùa khổng lồ, có cả rùa mang hình Hà đồ lạc thư trên lưng, có chữ Thiên Đế trên ngực. Những con rùa khổng lồ, kỳ quái, có những thứ chữ “nịnh” vua được dâng lên rất nhiều, mang hơi hướng truyền thuyết hơn là thực tế. Nhưng dù là truyền thuyết, thì nó cũng phản ánh rằng, từng có rùa vào thời Lý ở Thăng Long.
Tin liên quan » “Cụ” rùa Hồ Gươm là ba ba khổng lồ?
» Rùa hồ Gươm là loài mới hay giải Thượng Hải?

Con rùa bắt được ở hồ Quỳnh Lâm (TP. Hòa Bình) hiện trưng bày ở bảo tàng tỉnh. Theo chú thích của bảo tàng thì đây là con ba ba 300 tuổi!
Ngoài việc tranh cãi cụ rùa là rùa, giải, hay ba ba khổng lồ, thì việc tranh cãi cụ rùa Hồ Gươm đến từ đâu cũng chưa ngã ngũ và các giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra cũng chưa thực sự thỏa đáng. Trong thời điểm này, việc tìm cách cứu chữa cụ rùa là quan trọng nhất, song việc tìm hiểu thấu đáo về lai lịch cụ rùa cũng là việc quan trọng, để có phương hướng tìm kiếm, nhân giống, bảo tồn cho sau này.

Trong tâm thức người Việt, cụ rùa là linh vật, là thánh thần, song xét về góc độ khoa học, thì cụ rùa cũng là sinh vật, không thể đứng ngoài quy luật sinh tử. PGS. Hà Đình Đức tin rằng, cụ rùa Hồ Gươm đã có tuổi nhiều trăm năm, song cũng có ý kiến bác bỏ điều đó, rằng tuổi thọ của rùa mai mềm nước ngọt chỉ 150 năm. Dù cụ đã 700 tuổi, hay mới hơn 100 tuổi, thì có vẻ như cụ rùa Hồ Gươm đang ở đoạn cuối của cuộc đời rồi. Chúng ta sẽ phải chấp nhận quy luật thực tế, rằng một ngày nào đó, cụ rùa thân yêu của chúng ta sẽ từ Hồ Gươm lên… lồng kính.

Theo PGS. Hà Đình Đức thì rùa Hồ Gươm có xuất xứ từ Thanh Hóa.
Điều quan trọng không kém gì việc cứu chữa cụ rùa, đó là nhanh chóng tìm ra đồng hương của cụ. Để tìm được hậu thế, nhằm bảo tồn loài rùa đặc biệt ở Hồ Gươm, nhất thiết chúng ta phải xác định được nơi từng có nhiều giống rùa này. Xác xuất tìm được rất ít, nhưng không phải không có hy vọng. Trong khi các nhà khoa học trong nước chỉ giỏi tranh cãi loanh quanh trên diễn đàn, trong các cuộc hội họp, thì các nhà khoa học phương Tây rất tích cực đi thực địa.

Rùa Hồ Gươm trong đền Ngọc Sơn.
Những ngày lang thang ở các đầm, hồ ven sông Hồng, tôi nghe người dân kể nhiều về mấy ông Tây tóc vàng, mũi lõ hàng ngày ngồi ven hồ nhai bánh mì, dán ống nhòm vào mắt tìm tăm hơi rùa. Như anh chàng Nguyễn Xuân Thuận, cán bộ của một tổ chức nghiên cứu rùa quốc tế, đã từng bỏ 3 năm trời ăn nằm bên đầm Minh Quân để tìm rùa. Sự kiên trì của các nhà khoa học phương Tây suốt mấy năm qua, đã mang lại hiệu quả vô cùng lớn lao, đó là tìm kiếm, bảo tồn được một cụ rùa nặng ngót tạ ở hồ Đồng Mô, hiện là cá thể rùa nước ngọt khổng lồ thứ 4 của thế giới.

PGS. Hà Đình Đức, nhà rùa học hàng đầu Việt Nam cho rằng, rùa Hồ Gươm cùng loài với rùa khổng lồ có ở vùng Thọ Xuân (Thanh Hóa). Theo suy đoán của ông, có thể Lê Lợi đã đem rùa từ Thanh Hóa ra thả ở hồ Lục Thủy. Lý do PGS. Đức tin như thế là vì, vào thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, không thấy ai nói ở Lục Thủy, tức Hoàn Kiếm có rùa to. Rùa Hồ Gươm chỉ xuất hiện khi Lê Lợi lên ngôi.

Mặt trong mai giải khổng lồ ở xã Minh Quân (Yên Bái).
Trong một số sách cổ cũng có nói về loài rùa khổng lồ ở vùng Lam Kinh (Thanh Hóa), lưng to bằng chiếc chiếu đôi, quần nhau đục cả đoạn sông. Rồi có chuyện mai con rùa người dân bắt được ở Lam Kinh to đến nỗi 3 người chui vào trú mưa không ướt, rồi con rùa khổng lồ kéo cùng lúc cả 2 con trâu mộng xuống sông. Truyền thuyết Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh có một con ba ba khổng lồ đi sau xóa dấu vết, rồi được Lê Lợi phong thần, cũng thêm khẳng định sự tồn tại của loài này ở Thanh Hóa…

Những con rùa đá cõng bia trong đền chùa đình miếu ở Thanh Hóa cũng rất giống với rùa Hồ Gươm. Điều này khẳng định rằng, nghệ nhân xưa đã rất quen thuộc với loài rùa này, nên mới tạo tác giống như thế. PGS. Hà Đình Đức cũng đã mang mẫu sọ rùa Hồ Gươm vào Thanh Hóa so sánh rồi, mới dám đưa ra nhận định như vậy.

Đầu giải ở đầm Minh Quân.
Ngoài ra, PGS. Hà Đình Đức cũng cho rằng, nếu rùa Hồ Gươm có gốc gác ở Hà Nội, thì những hồ khác, đặc biệt là Hồ Tây cũng phải có rùa chứ? Tại sao chỉ Hồ Gươm, không phải hồ lớn lắm mới có? Bản chất của các Hồ ở Hà Nội là do sông Hồng tạo thành, do quá trình bồi lấp, con người tác động, mới tạo thành những hồ nước khác nhau.

Phải công nhận, những phân tích, những cơ sở khoa học gồm cả thực tế lẫn truyền thuyết của PGS. Hà Đình Đức về nguồn gốc của rùa Hồ Gươm từ Thanh Hóa khá thuyết phục. Quan điểm của ông, rùa Hồ Gươm là loài mới, không liên quan đến loài rùa mà nơi khác gọi là con giải hoặc ba ba khổng lồ (ví như con rùa ở Đồng Mô).

Bộ cốt rùa lưu giữ 40 năm trong chùa Hưng Ký.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với ý kiến của ông Đức. Nhà nghiên cứu Bùi Thiết cho rằng, từ thời Lý, sử sách đã nhiều lần nhắc tới sự xuất hiện của rùa khổng lồ ở Thăng Long. Riêng cuốn Việt sử lược đã hơn 20 lần nhắc tới rùa. Sớm nhất là chuyện người dân vùng Gia Lâm dâng con rùa lớn có 6 mắt 3 chân lên vua Lý. Sau đó, các triều vua Lý đều được dâng rùa khổng lồ, có cả rùa mang hình Hà đồ lạc thư trên lưng, có chữ Thiên Đế trên ngực. Những con rùa khổng lồ, kỳ quái, có những thứ chữ “nịnh” vua được dâng lên rất nhiều, mang hơi hướng truyền thuyết hơn là thực tế. Nhưng dù là truyền thuyết, thì nó cũng phản ánh rằng, từng có rùa vào thời Lý ở Thăng Long.


Thậm chí, nhiều cổ sử còn nói rõ thời Lý vùng Thăng Long có nhiều ao đầm, các cụ rùa khổng lồ bò lổm ngổm. Rồi chuyện năm 1080, vua Lý cho đúc chuông Giác Thế, nhưng không treo được lên chùa Diên Hựu (Một Cột) vì nặng quá, tới 7,3 tấn, đành phải để ở ruộng trũng sau chùa. Vùng ruộng có nhiều rùa khổng lồ sống, nên người dân gọi là Quy Điền Chung (chuông ruộng rùa).

Nhiều người cũng đặt giả thiết rằng, rùa khổng lồ cõng bia đá đã xuất hiện ở Thăng Long từ rất sớm, do đó, loài linh vật này cũng phải có mặt ở Thăng Long từ rất lâu rồi. Vậy rùa Hồ Gươm đến từ Thanh Hóa, hay rùa Thanh Hóa có nguồn gốc từ Thăng Long, hay rùa ở khắp nơi được đưa về Thăng Long, cũng như con người ở tứ xứ tụ về thủ đô từ hàng ngàn năm nay? Ta không thể trở về 500 năm, hay 1.000 năm trước để giải đáp chính xác được câu hỏi này. Chỉ có thể đưa ra bàn luận để thêm phần hiểu biết, thêm phần yêu quý cụ rùa Hồ Gươm mà thôi.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương
 
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

đọc bài của bác Đèn mà thấy bức xúc thật. Quan chức chưa có hành động gì thì nhân dân tự làm cũng được nhỉ? ví dụ như đi tuyên truyền hoặc nhắc nhở mọi người có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, làm nhiễm bẩn hồ hay thả rùa tai đỏ xuống hồ... có điều cần 1 người khởi xướng.
Em nghĩ các trường học nên phát động và huy động các em học sinh tham gia, từ nhỏ đến lớn sẽ có 2 tác dụng: thứ nhất các em tham gia hoạt động xã hội sẽ sớm có ý thức biết bảo vệ môi trường ( đây là bài học thực tế có tác dụng hơn là học theo sách vở), biết đến lịch sử văn hóa; thứ 2 những người lớn khi bị các em nhắc nhở về ý thức bảo vệ môi trường chắc sẽ cảm thấy xấu hổ .... và sẽ điều chỉnh được hành vi của mình.
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Những con rùa tai đỏ đầu tiên sập bẫy

Sau khi việc bẫy rùa tai đỏ được tiến hành thí điểm trong 20 ngày tại hồ Văn Quán và Mỗ Lao có kết quả, từ đêm 28/2, Sở KH-CN Hà Nội chính thức đặt 5 chiếc bẫy rùa tai đỏ tại hồ Gươm.



Những con rùa tai đỏ đầu tiên sập bẫy quanh đền Ngọc Sơn đang được bày trong một bể kính ở khuôn viên của đền.

Sau khi việc bẫy rùa tai đỏ được tiến hành thí điểm trong 20 ngày tại hồ Văn Quán và Mỗ Lao có kết quả, từ đêm 28/2, Sở KH-CN Hà Nội chính thức đặt 5 chiếc bẫy rùa tai đỏ tại hồ Gươm.

Những chiếc bẫy này được đặt ở quanh đền Ngọc Sơn, nơi rùa tai đỏ thường xuất hiện vì có nhiều cây cối. Đây là những bẫy nổi, có thể bắt rùa tai đỏ khi chúng bò lên phơi nắng.

Theo cán bộ Sở Sở KH-CN, đến chiều ngày 1/3 các bẫy đã bắt được 7 con rùa tai đỏ. Sở KH-CN đang tính đến khả năng tăng số bẫy để việc bắt rùa tai đỏ có thể thực hiện nhanh hơn.

Những hình ảnh PV ghi nhận:



Bẫy rùa tai đỏ được đặt gần những tán cây rậm rạp của đền Ngọc Sơn.



Đây là địa điểm "tập kết"ưa thích của rùa tai đỏ.



Chiếc bẫy này được làm bằng phên tre và cót ép. Trong bẫy có thức ăn rùa ưa thích, khi chúng chạm vào, chiếc lồng phía trên sẽ ụp xuống.



Chiếc bẫy hom tre của anh Nguyễn Văn Thịnh, Phó giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ & Thương mại HTH đã đạt hiệu quả khá cao khi thử nghiệm ở hồ Văn Quán. Khi rùa leo lên các nan tre để tìm thức ăn bên trong sẽ lọt vào bẫy và không thoát ra được.



Chiếc bẫy này cũng có cơ chế hoạt động tương tự như bẫy hom tre.



Bẫy nổi bằng ống nhựa có lưới ở phía dưới.



Không chỉ bẫy bằng phương pháp thủ công mà còn có cả bẫy điều khiển từ xa.



Những "tù nhân"rùa tai đỏ sẽ được tập trung trong một bể kính ở khuôn viên đền Ngọc Sơn.



Đến chiều 1/3, 7 rùa tai đỏ đã dính bẫy.



Cán bộ Sở KH-CN đi kiểm tra bẫy rùa tai đỏ.



Cách đó mấy trăm mét, Tháp Rùa đang được cải tạo để trở thành nơi "bẫy" rùa hồ Gươm nhằm phục vụ công tác chữa bệnh.

Theo ĐV
http://www.baomoi.com/Home/KHCN/phapluatxahoi.vn/Nhung-con-rua-tai-do-dau-tien-sap-bay/5799634.epi
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Ra Tháp Rùa thăm “nhà mới” của cụ Rùa

Thứ Năm, ngày 03/03/2011, 08:47
Sự kiện: Chiến dịch cứu Cụ Rùa
(Tin tuc 24h) - Sáng ngày 2/3, PV đã ra tận Tháp Rùa để trực tiếp ghi nhận những hình ảnh đầu tiên về việc dựng “nhà mới” chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





Theo kế hoạch lai dẫn cụ Rùa về bể nổi cạnh chân Tháp Rùa để chữa trị vết thương đã được UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt, ngày 2/3, công việc dựng “nhà mới” cho cụ Rùa đã được tiến hành.

Trước đó, ngày 1/3, đơn vị thi công đã tiến hành nạo vét vật liệu xây dựng thải bị bỏ lại xung quanh chân tháp.

Hàng ngàn bao tải cát đã được đưa xuống khu vực từ các mô bê-tông xung quanh tháp (kết quả của dự án xây đường dạo bốn xung quanh Tháp Rùa từ nhiều năm trước) để mở rộng diện tích mặt bằng chân Tháp Rùa. Đây sẽ là nơi đưa cụ rùa lên chữa trị vết thương.
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị được dựng bằng các lưới sắt mắt cáo vây ba hướng. Một cửa mở duy nhất là điểm lên chân Tháp Rùa sẽ không được “quây”. Có thể, đây là lối lên xuống cho cụ Rùa lên tháp phơi nắng.

Hàng trăm công nhân đã nỗ lực, miệt mài những ngày qua để thực hiện thi công hạng mục này.

Lưới mắt cáo có chiều dài khoảng 20m, cao chừng hơn 2m, được neo giữ bởi các cọc rào đã được đơn vị thi công dựng tại vị trí làm bể giữ cụ Rùa. Các khung sắt kiên cố được gắn lên các cọc rào này để giữ hàng rào lưới mắt cáo nói trên.

Sau khi đã neo giữ chặt hàng rào lưới với khung sắt dựng sẵn, các hàng rào này sẽ được bọc một lớp bạt xanh để tạo thành một khu vực an toàn, “cách ly” cụ Rùa với những “kẻ thù” có thể xâm hại tới cụ.

Phần đáy của bể lưu giữ cụ Rùa vẫn được để tự nhiên và thông trực tiếp xuống đáy hồ chứ không có vật ngăn cản. Điều này đảm bảo giữ nguyên môi trường sống quen thuộc mà cụ Rùa trăm năm nay.

Hình ảnh dựng “nhà mới” cho cụ rùa dưới ống kính của PV:

Các công nhân thuộc Công ty thoát nước Hà Nội mặc trang phục chuyên dụng để chuẩn bị đưa lưới thép xuống chân Tháp Rùa
Các bao tải cát đã được chèn từ chân Tháp Rùa đến ra đến khu vực móng bê tông để mở rộng diện tích chân tháp. Đây sẽ là nơi chữa trị thương tích cho cụ Rùa hồ Gươm
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị nằm ở vị trí chân tháp hướng về đường Hàng Khay
Mọi việc được tiến hành khẩn trương và trách nhiệm. Rất may, Tháp Rùa ở giữa hồ và không phải ai cũng được phép ra nên các công nhân tiến hành công việc trong một điều kiện khá dễ chịu
Bãi chữa trị cụ Rùa đã cơ bản hoàn thành
Ai cũng ý thức và hy vọng, bởi nó xuất phát từ một tình yêu Hà Nội...
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Cụ Rùa đòi…lên bờ? (03/03/2011) 8 h27 phút sáng 3-3, Cụ Rùa - một báu vật quý hiếm, thiêng liêng nhất của đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật lại bấu chân lên bờ, đoạn dối diện với Tượng đài vua Lê. Cụ đứng sát bờ khoảng 1-2 phút, chân nhiều vết lở loét loang lổ bấu vào bờ kè xi măng như muốn lên bờ. Mà bờ thì quá cao, sức cụ lại quá yếu.

Nhìn động thái và những vết thương nghiêm trọng trên mình cụ Rùa, hàng ngàn người dân đứng quanh hồ đã thốt lên đau đớn: Cụ yếu quá rồi.

Cụ Rùa ơi, “bệnh viện” sắp xây xong rồi, cụ muốn nói gì với con cháu?... Sức khỏe của cụ không chỉ người dân Thủ đô mà cả nước đều lo lắng, quan tâm theo dõi.

Phóng viên ảnh Hoàng Long đã kịp thời ghi lại những phút giây “bức bối” của cụ Rùa trước ngày cụ được “vào viện chữa thương”.

























































 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Cụ' Rùa nổi sát bờ, mang nhiều vết thương > Diễn tập đưa 'cụ' Rùa lên bờ
TPO - Hôm nay, 5-3, cụ Rùa hồ Gươm (Hà Nội) vẫn chưa được đưa lên bờ cứu chữa. Hàng trăm người vẫn dõi theo cụ, và không khỏi bàng hoàng, thương xót khi lại nhìn thấy cụ nổi lên với đầy vết thương.
Sáng 5-3, cụ Rùa nổi hai lần nhưng ở phía xa. Đến 12h30, cụ tiến sát khu vực kem Thủy Tạ (đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội), sau đó di chuyển gần sát bờ, vòng sang phía đền Ngọc Sơn. Hàng trăm người đổ xô tới để quay phim, chụp ảnh.

Mai của cụ Rùa đầy vết thương, lồi lõm, lở loét.​

Cụ nổi sát bờ nên có thể thấy rõ vết thương trên mai và đầu.

Rất đông người đứng quay phim, chụp ảnh.​
Tuấn Nguyễn
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Tháp rùa Hồ Gươm nguyên là một ngôi mộ

Bản in ấn Email Cỡ chữ




(Tamnhin.net) - Tháp rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm là hình ảnh quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng chắc không nhiều người biết rằng nguyên gốc tòa tháp này được xây lên với chức năng như một ngôi mộ.



Tháp Rùa là tên gọi nôm na của người dân để gọi ngọn tháp 3 tầng nằm trên gò Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Từ thời vua Lê Thánh Tông, trên gò Rùa đã có điếu đài làm nơi cho nhà Vua ra câu cá, ngâm vịnh thơ ca. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh lại dựng đình tả vọng trên đó. Song trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh đã cho phá bỏ tất cả những gì họ Trịnh dựng lên. Đình tả vọng vì thế cũng bị phá bỏ không thương tiếc. Rồi mấy chục năm binh hỏa, gò rùa chỉ nằm trơ giữa hồ Hoàn Kiếm.

Sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy gò Rùa nằm giữa hồ là một huyệt đất đẹp. Nghĩ rằng đó là huyệt có thể phát bá vương nên bá hộ Kim âm mưu đặt mộ cha mẹ mình vào đó.

Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Kiến trúc của nó là sự kết hợp hai nền kiến trúc đông tây. Hai tầng dưới trổ các cửa theo kiểu cửa vòm của nhà thờ phương tây. Còn tầng trên cùng lại làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Đánh giá về tháp Rùa, từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1998) viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. Còn từ điển mở Wikipedia thì cho rằng đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc đông tây.


Tháp rùa xây xong, bá hộ Kim tổ chức khánh thành linh đình và đem cốt cha mình ra đặt vào đó. Chuyện đặt hài cốt cha mẹ bá hộ Kim cũng có nhiều câu chuyện li kỳ. Nhà văn Băng Sơn kể ra một câu chuyện trong một bài ký về hồ Gươm rằng: “ hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ”. Còn cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng thì kể rằng: “ Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào vứt đâu không ai biết”. (theo bài báo "Có nên đập bỏ tháp rùa" - đăng trên Tiền Phong cuối 2002).

Việc bá hộ Kim vì chơi với chính quyền thực dân mới dám ngang nhiên xây tháp đặt cốt cha mẹ giữa trung tâm đất Hà thành ngàn năm văn hiến đã có một kết cục theo đúng logic của văn hóa Việt. Đó là những thứ chỉ vì mục đích cá nhân thì không trường tồn được. Câu chuyện đó đã diễn ra từ hơn trăm năm trước. Còn giờ đây, tháp bá hộ Kim ngày nào đã được mang tên tháp Rùa và trở thành một điểm chiêm ngưỡng du lịch giữa lòng thủ đô.

Dưới con mắt nghệ thuật thì tháp Rùa không đẹp chút nào vì nó là một sự kết hợp vụng về. Nhưng những câu chuyện về kết cục của việc đặt cốt cha bá hộ Kim thì như một thang thuốc để người Hà thành đắp lành vết thương.

Vì bá hộ Kim được chính quyền thực dân bảo hộ nên người ta không thể đập phéng cái tháp đi được. Song từ những anh thợ nề trong câu chuyện của nhà văn Băng Sơn hay một người dân thường nào đó trong vùng đã bí mật vứt tro cốt bố bá hộ kim đi, đều thể hiện rằng mọi người dân Việt đều hiên ngang bất khuất. Không có chuyện một kẻ đi cúi đầu làm tay sai cho quân xâm lược lại có thể mơ đến ngôi vương đế của nước Việt Nam với truyền thống 4000 năm quật khởi.
Tiến Đức
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Trực tiếp: 'Bắt' rùa Hồ Gươm
Cập nhật lúc 08/03/2011 08:29:41 AM (GMT+7)
p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }
– Đội lai dẫn đang đưa rùa Hồ Gươm vào khu vực chữa trị tại chân Tháp Rùa. Hiện cụ rùa đã nằm trong lưới...

*Liên tục nhấn F5 để cập nhật...

9h, 3 thuyền trong đội lai dẫn vẫn đang tìm cách đưa lưới vào sát chân tháp hơn nữa. Tuy nhiên, cụ rùa dù đã nằm trong khoang lưới nhưng ít nổi lên nên gây khó khăn cho công tác lai dẫn.

8h50, lưới lai dẫn cụ rùa còn cách chân Tháp Rùa khoảng 30m.








8h40,
diện tích lưới khoanh "bắt" cụ rùa thu hẹp lại còn khoảng 400 m. Hàng trăm người dân tụ tập quanh khu vực bờ hồ xem "bắt" cụ rùa. Lực lượng công an phải vất vả dọn dẹp.

Các đội và các thuyền liên lạc với nhau bằng bộ đàm.







PV đang có mặt tại Bờ Hồ cho biết, đã có một số thợ lặn xuống hồ.

8h32, 2 thuyền đang khép góc tìm cách dẫn cụ rùa lại khu vực chân tháp, phía đường Lê Thái Tổ.

Xem cận cảnh những vết thương cụ rùa Những hình ảnh mới được chụp trong vòng 10 ngày trở lại đây cho thấy khắp cơ thể cụ rùa đầy những vết thương, trong đó có chân còn mất cả móng...




8h24, cụ rùa bắt đầu nổi. 8h28 cụ rùa bơi vào vị trí trong lưới.

Đang đưa cụ rùa lên chân tháp để chữa trị

7h30
, mọi công việc đã chuẩn bị sẵn sàng. Hiện tại, khi phát hiện tăm rùa, hai chiếc thuyền có nhiệm vụ thả lưới sẽ xuất phát.

Hàng trăm người dân xem dẫn cụ rùa lên chân tháp

Bắt đầu từ 05h30 sáng 08/3/2011, đội lai dẫn rùa Hồ Gươm do ông Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KAT làm tổng chỉ huy lực lượng lai dẫn rùa – đã bắt đầu tiến hành các thủ tục cần thiết để “đánh bắt” cụ rùa.
Hai chiếc thuyền dùng để lai dẫn rùa sẽ xuất phát ở khu vực gần nhà hàng Thủy Tạ trông ra phía chân đền Ngọc Sơn.


06h sáng, lực lượng làm nhiệm vụ tiến hành thao lưới. Đây là lưới đặc chủng do Chi cục Thủy sản HN thiết kế. Được biết, lưới dài 150 mét, được chia sang hai thuyền và đi theo hai mũi. Trên mỗi thuyền sẽ có hoa tiêu điều khiển thuyền, hai người thả lưới, hai người chèo thuyền.

Xem phác đồ điều trị rùa Hồ Gươm Sau khi kết thúc điều trị, rùa Hồ Gươm sẽ được đưa về bể nuôi dưỡng để tiếp tục theo dõi. Thời gian này có thể lên tới 2 năm.




Hai chiếc thuyền được điều khiển quay đuôi lại với nhau. Lưới được chia sang hai thuyền, một thuyền sẽ tiến thẳng hướng Hàng Khay, một thuyền hướng về phía Thủy Tạ. Khi phát hiện tăm rùa Hồ Gươm, hai thuyền sẽ bắt đầu xuất phát, bủa lưới.
Dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Khôi, nếu vị trí cụ rùa Hồ Gươm nổi ở hướng thuyền nào thì chiếc thuyền đó sẽ trở thành hướng tiến của đội lai dẫn rùa và ngược lại. Hai thuyền sẽ được điều khiển để khép góc lưới.
Một nhóm công nhân được phân công đi tìm tăm rùa để tiết kiệm thời gian dò tìm dấu vết cụ rùa.


Sáng nay thời tiết khu vực quanh hồ Gươm khá đẹp. Trời trong, không có sương mờ và cũng không quá lạnh. Điều này sẽ giúp lực lượng lai dẫn rùa Hồ Gươm làm việc dễ dàng hơn. Hai thợ lặn được mời từ Hải Phòng lên cũng đã có mặt để sẵn sàng phối hợp với lực lượng thả lưới để lai dẫn rùa Hồ Gươm. Có 6 bình ô-xy cùng các dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Phóng viên VietNamNet đang có mặt tại hiện trường sẽ cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh...

Trước đó, ngày 7/3, trao đổi với báo chí, ông Lê Xuân Rao, GĐ Sở KH - CN Hà Nội cho hay "hy vọng là cuối tuần này sẽ tiến hành bắt cưỡng chế đưa rùa Hồ Gươm lên chữa trị. Đó là trong trường hợp rùa không tự bò vào khu vực chân tháp mà chúng ta đã tạo đường dẫn lên"...
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Trực tiếp: 'Bắt' rùa Hồ Gươm

– Đội lai dẫn đang đưa rùa Hồ Gươm vào khu vực chữa trị tại chân Tháp Rùa. Hiện cụ rùa đã nằm trong lưới...

*Liên tục nhấn F5 để cập nhật...

9h50:
Rùa lại nhô đầu nổi lên trong vài giây rồi ngụp xuống. Các thợ lặn vẫn đang nỗ lực gỡ lưới. Do đội lai dẫn làm việc dưới nước quá lâu nên đã có một đội mới được đưa đến thay ca.
9h40,
có khoảng 20 công nhân đứng ở 2 đầu để kéo lưới đang được khép góc. Một số người dân đã hùa vào cùng kéo 2 đầu lưới với công nhân.

Thợ lặn xuống nước gỡ lưới

9h30,
hai thợ lặn được mời từ Hải Phòng về đang lặn xuống hồ gỡ lưới bị mắc dưới đáy hồ. Hiện tại, lưới đang được thu hẹp dần.



Lực lượng trật tự khá vất vả để dẹp đám đông lấy chỗ cho đội lai dẫn rùa. Theo quan sát, tất cả việc lai dẫn, bắt rùa đều bằng phương pháp thủ công. Một thông tin cho hay, có thể khi tiếp cận được rùa, sẽ tiêm thuốc gây mê để đưa lên chân tháp.

9h15: Thông tin từ đội lai dẫn cho hay, lưới và chì đang bị mắc dưới bùn. Công tác lai dẫn đang gặp khó khăn.




 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

10h30: Lực lượng trật tự khá vất vả để dẹp đám đông lấy chỗ cho đội lai dẫn rùa. Theo quan sát, tất cả việc lai dẫn, bắt rùa đều bằng phương pháp thủ công. Một thông tin cho hay, khi được kéo lên bờ khu vực đường Lê Thái Tổ, có thể sẽ tiêm thuốc gây mê cụ rùa để đưa vào bể thông minh đã có sẵn ở Tháp Rùa.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Ai “hạnh phúc” như cụ rùa?

TT - 1. Vào một ngày nọ, cụ bỗng nổi lên mặt nước với đầy rẫy vết thương trên cơ thể cùng một mảnh cao su mắc trong miệng, một lưỡi câu mắc trên lưng... - đại loại thế. Và thế là từ những người dân bình thường đến các nhà chức trách của cái thành phố nơi cụ đang tồn tại bỗng dưng tá hỏa tam tinh.

Kết quả là gần như ngành ngành vào cuộc, người người vào cuộc để chỉ nhắm đến mục đích duy nhất: chữa bệnh cho cụ rùa.


Ảnh: Lê Hiếu

Cụ rùa mắc bệnh, lập tức người ta quan tâm ầm ầm - thế thì cụ hạnh phúc quá còn gì! Cũng dễ hiểu thôi mà, bởi: Thứ nhất, cụ được gọi là “cụ” trong sự thành kính tâm linh được kết tụ bởi cả ngàn năm văn hiến. Thứ hai, cụ tồn tại ở hồ Gươm, biểu tượng của một thủ đô - nhân rộng ra cũng có thể coi là biểu tượng của toàn đất nước.

Sự quan tâm đến cụ rùa vì thế là một việc nên làm và phải làm - chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

2. Nhưng bên cạnh một hồ Gươm đã trở thành biểu tượng, Hà Nội còn nổi tiếng bởi rất nhiều hồ khác cũng đẹp và cũng có chức năng cống hiến (cống hiến cho một môi trường xanh ấy mà) không kém gì hồ Gươm. Mà ở tất cả những cái hồ đó, từ hồ Tây, hồ Ngọc Khánh cho đến hồ Giảng Võ, hồ Thiền Quang..., cũng đều chứa trong nó những loài sinh vật quý.

Những sinh vật ấy có thể không lên tới chức “cụ” như cụ rùa hồ Gươm, ít ra cũng phải ở chức “ông bà”, hoặc ít ra nữa cũng phải ở chức “cô, dì, chú, bác”. Mà đứng ở góc độ nhân văn học cũng như góc độ môi trường học thì cái quyền được bảo vệ giữa những sinh vật “cụ” với những sinh vật “cô, dì, chú, bác” hẳn nhiên phải bình đẳng nhau.

Nếu không thể bình đẳng đúng như lý thuyết (ở xứ mình đòi hỏi thực tiễn phải đúng như lý thuyết là quá khó) thì ít ra cụ rùa hồ Gươm được quan tâm 10 phần, các sinh vật ở các hồ khác cũng phải được quan tâm 1-2 phần.

Nhưng thực tế thì sao? Thực tế là nhiều hồ ở Hà Nội đang bị cảnh báo về tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Thực tế là những sản vật của các hồ khác cũng đang lâm trọng bệnh, thậm chí còn bị người ta trộm - giết không thương tiếc.

Chỉ xin lấy một ví dụ nhỏ: nếu hồ Gươm nổi tiếng với cụ rùa thì hồ Tây cũng nổi tiếng không kém với những loài cá trắm đen mà trọng lượng có con lên tới cả trăm ký. Thế mà bất cứ ai đi qua hồ Tây cũng đều dễ dàng nhận thấy tình trạng câu cá trộm diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật.

Nếu cái bằng chứng mang tính “trực quan sinh động” này không làm bạn tin tưởng thì xin bạn hãy vô Google đánh cụm từ “săn thủy quái hồ Tây”: chỉ trong 0,2 giây bạn đã nhận được 9.770 kết quả và ở mỗi kết quả bạn sẽ được “cận cảnh” tất cả những chiêu, những mánh câu cá trộm ở hồ Tây.

Vậy là trong khi cụ rùa hồ Gươm bệnh một tí thôi là cả Hà Nội như sôi lên thì rất nhiều loài sinh vật quý hiếm ở các hồ khác cũng tại Hà Nội có bệnh thế chứ bệnh nữa - thậm chí là “bệnh” đến mức bị người ta cho thẳng vào nồi - cũng chẳng thấy có một phong trào bảo vệ nào được tạo ra.

3. Chữa bệnh - bảo vệ cho cụ rùa là đúng. Nhưng sẽ là đúng hơn nếu nhân đây nhà chức trách thủ đô thiết lập một phong trào bảo vệ và tôn vinh “hồ thủ đô” nói chung. Làm được những công việc đồng bộ như vậy thì cái việc rất tốt hiện nay là “chữa bệnh cho cụ rùa” mới có thể đạt được những hiệu quả và những ý nghĩa cao nhất của nó.

PHAN ĐĂNG

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/428634/Ai-“hanh-phuc”-nhu-cu-rua.html
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
40 chuyên gia ngoại khuyến cáo về bắt lại Rùa Hoàn Kiếm

40 chuyên gia ngoại khuyến cáo về bắt lại Rùa Hoàn Kiếm


Ngày 13-3-2011, Rùa Hoàn Kiếm lại nổi - Ảnh: Xuân Phú.

Đợt vây bắt Rùa Hoàn Kiếm lần hai được dự báo sẽ khó hơn sau lần bắt hụt ngày 8-3 và, vì vậy, cần có một số chỉnh sửa căn bản ở lần bắt thứ hai dự kiến vào cuối tuần này, các chuyên gia lưu ý.

Cụ vẫn khỏe

Đợt bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm ngày 8-3 đem đến một thông tin tích cực cho nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm chữa trị. Đấy là cụ vẫn còn rất khỏe.

“Sau khi quan sát phần đầu rùa nổi lên mà lần đầu tiên tôi trực tiếp thấy cạnh vị trí lưới rách, cảm nhận là sức khỏe rùa khả quan hơn nhiều”, một nhà khoa học trong nhóm điều trị nói. Nay phác đồ điều trị khẩn cấp bao gồm cả các loại thuốc đặc trị có thay đổi chút ít. Phác đồ đang được thử nghiệm trực tiếp trên ba ba tại Viện Nghiên cứu Νôi trồng Thủy sản 1.

Trong cuộc họp nội bộ các tổ chuyên môn, các mặt chưa được của cuộc vây bắt vừa qua được mổ xẻ toàn diện. Đáng chú ý là sự vội vàng ở nhiều khâu, trong đó có khâu vây bắt. Từng có khuyến cáo, khi vây bắt cưỡng bức, không được bắt lên ngay; thay vào đó, phải thực hiện từ từ, phải kéo dài thời gian vây vài chục tiếng, thậm chí, vài ngày hoặc một tuần.

Với khuyến cáo như thế, huy động cùng một lúc hơn 30 người xuống hồ hôm ấy là không cần thiết. Thay vào đó, lẽ ra cần chia thành các nhóm nhỏ, đổi ca cho nhau, để trường kỳ vây trước khi chính thức bắt.

Bất cứ một kế hoạch bắt cưỡng bức nào tới đây mà có sự tham gia của nhiều người, nhiều lực lượng, sẽ không tỷ lệ thuận với khả năng thành công. “Đấy là chưa kể vây, dồn hùng hậu quá mức cần thiết có thể gây sốc cho rùa”, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, lưu ý.

Nhà khoa học nhiều năm kinh nghiệm về lưỡng cư bò sát còn ít kỳ vọng vào hiệu quả của việc chuẩn bị bắt tự nhiên đang triển khai trên gò Tháp Rùa: “Chỉ riêng các vật thể lạ dựng trên một không gian hẹp ở Tháp Rùa cũng đủ khiến động vật hoang dã ngại tiếp cận. Đấy là chưa kể cho sơn các hàng rào, cọc sắt, rồi mùi lạ tỏa từ các thiết bị mới, thiết kế các lối lên xuống cho rùa gọn gàng, vuông thành sắc cạnh như với khu nghỉ mát, khó có thể là cái bẫy dẫn dụ tự nhiên”.

Bắt bằng lưới, rất khó

Một nhóm 40 chuyên gia nước ngoài đã soạn thảo một khuyến cáo từ Singapore và gửi đến các cơ quan chuyên môn Việt Nam từ ngày 24-2-2011. Khuyến cáo đề cập một cách toàn diện từ vây, bắt, đến chữa trị cho Rùa Hoàn Kiếm.

Đáng chú ý, chuyên gia nước ngoài đề xuất vị trí vây bắt Rùa Hoàn Kiếm khác hẳn vị trí thực hiện hôm mùng 8-3. Đặc biệt, họ cảnh báo, dùng lưới bắt rùa có kích thước lớn “sẽ rất khó khăn”, nhất là với hồ Hoàn Kiếm có diện tích rộng.

Hồ Hoàn Kiếm rộng 12,4 ha, với độ sâu trung bình 0-5-1,5 m và sở hữu một lớp bùn dày. “Bắt một rùa trên 100 kg trong một không gian như thế sẽ rất khó”, khuyến cáo dài hơn 2.000 từ tiếng Anh viết.

TS Nimal Fernando, người trực tiếp chữa cho hai cá thể rùa lớn (được cho là cùng loài với Rùa Hoàn Kiếm) ở Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, cho hay, thủy vực ở đó chỉ bằng 1/10 so với hồ Hoàn Kiếm, thế mà việc vây bắt diễn ra vài ngày trời.
Có ý kiến còn đề cập sự nhanh nhẹn bất ngờ, sự khỏe mạnh kỳ lạ của loài vật tưởng như lúc nào cũng “chậm như rùa” này. Bất lợi nữa của vây bắt rùa kích thước lớn bằng lưới là có nguy cơ gây ra các vết thương phụ cho các vết thương có sẵn trên cơ thể.

Để tránh nguy cơ này, một mặt không phản đối dùng lưới bắt, mặt khác, các chuyên gia vẫn đề xuất một hệ thống vây bắt khác, từng được áp dụng thành công trên thế giới để bắt các loài động vật hoang dã dưới nước có kích thước lớn. Hệ thống vây bắt này hoạt động theo nguyên lý đón lõng rùa rồi đưa vào một lồng giữ đảm bảo các chỉ tiêu an toàn như không gây cọ sát lên da, không gây ngộp thở cho rùa khi vùng vẫy.

Vây ở đâu?

Vị trí vây bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm hôm mùng 8-3 bị cho là không tối ưu và cần tính toán thay đổi trong lần bắt tới. Vị trí ấy là khoảng không gian hồ Hoàn Kiếm ở mạn Tháp Rùa hướng về phố Lê Thái Tổ. Thời điểm vây bắt Rùa Hoàn Kiếm ở đó, người ta còn nhặt được không ít vật cứng, vật sắc nhọn dưới bùn.

Trong bối cảnh hồ Hoàn Kiếm quá rộng cho việc bắt rùa kích thước lớn, từ kinh nghiệm bắt ở Trung Quốc, 40 chuyên gia nước ngoài đề nghị phải thu hẹp diện tích vây bắt rùa. Vị trí ấy phải đảm bảo mấy nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, bề mặt đáy hồ phải được vét bớt bùn, phải làm sạch các vật cứng sắc nhọn để tránh nguy cơ gây trầy xước lên cơ thể rùa. Thứ hai, vị trí ấy càng phù hợp với tập tính di chuyển của rùa càng tốt.

Căn cứ vào các thông tin thu nhận được, Rùa Hoàn Kiếm thường thấy nổi nhiều nhất ở mạn đông bắc hồ Hoàn Kiếm, khu vực gần bùng binh đài phun nước cũ, phía khu phố cổ. Nhóm chuyên gia cho rằng, đấy chính là nơi tối ưu tổ chức vây bắt Rùa Hoàn Kiếm. Vị trí này khác hoàn toàn với vị trí mà nhóm vây bắt do ông Nguyễn Thế Khôi, Chủ tịch Tập đoàn KAT, thực hiện hôm 8-3.

Tuy không bình luận trực tiếp phương án chữa trị trên gò Tháp Rùa, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, nên chuyển Rùa Hoàn Kiếm đến vị trí khác. Khi coi Cụ rùa là bệnh nhân đặc biệt, đảm bảo điều kiện không gian, thiết bị chữa trị và dưỡng thương lại càng cần thiết. Một diện tích chưa đầy 400 m2 giữa hồ, lại không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, vô trùng trong quá trình chữa trị, bị cho là có nhiều rủi ro hơn.

“Tôi biết nhiều người trong cuộc cho rằng khuyến cáo của nước ngoài chỉ đúng về lý thuyết, ai nói cũng được”, ông Vũ Ngọc Thành tâm sự. “Chính chúng ta không sở hữu được thông tin gì hơn họ về Rùa Hoàn Kiếm. Đấy là chưa kể, chúng ta hầu như chưa có chuyên gia thú y nào chuyên về động vật hoang dã. Chuyên môn hơn về lưỡng cư, bò sát, về các loài rùa mai mềm lớn lại càng không có”.

Theo Tiền Phong
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Cận cảnh "khu điều dưỡng" của cụ Rùa

30-03-2011 07:15:42
Tùng Lâm
Một chiếc bể rất lớn để dưỡng bệnh cho cụ rùa đang được các công nhân Nhà máy đóng tàu Sông Hồng thi công.

PGS-TS Hà Đình Đức, thành viên Ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa hồ Gươm, cho biết: một chiếc bể rất lớn để dưỡng bệnh cho cụ rùa đang được các công nhân Nhà máy đóng tàu Sông Hồng thi công. Hiện tại, khu vực xung quanh hồ Gươm ở trước mặt Bưu điện TP Hà Nội đang được quây kín để tiến hành việc xây bể.
Đầu tháng 3 năm nay, Hà Nội đã cho hạ thủy xuống hồ Gươm chiếc bể có đường kính 5m, nặng 2,5 tấn dành để chữa bệnh cho cụ Rùa. Giờ đây, trên chiếc bể đã hạ thủy được coi là "giường bệnh" ấy, một "khu điều dưỡng" bể sắt rộng hàng trăm m2 đang được hình thành. Sau thời gian "chữa trị" trên "giường bệnh", cụ rùa sẽ tiếp tục được chăm sóc ở "khu điều dưỡng" này trong thời gian ít nhất là 3 tháng.


Chia sẻ quan điểm về việc này, bác Phong - một người dân Hà Nội gốc sống ở quận Hoàn Kiếm nói: "Có làm thế này thì rồi đâu cũng lại vào đấy thôi. Cái chính là cần phải xử lý đám rùa tai đỏ đang nhung nhúc dưới kia, rồi hút bùn làm sạch nước trong hồ đi. Chữa xong rồi lại thả vào hồ thì chỉ lãng phí công sức của bao nhiêu người".


Tuy nhiên, anh Tuấn (kỹ sư điện tử) và một số người đứng xem công trình thì có cái nhìn lạc quan hơn: "Việc gấp rút nhất hiện nay là chữa trị cho cụ rùa, vị cụ đã bị thương rất nặng. Còn việc diệt rùa tai đỏ hay làm sạch nước hồ thì có thể tiến hành trong thời gian dưỡng bệnh của cụ rùa cũng được".



Khu vực vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng được quây kín để thi công.

Các phao nổi dùng để đỡ "khu điều dưỡng".

Các phao nổi cần được gia cố rất cẩn thận để chúng có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.



"Khu điều dưỡng" khá cao, các công nhân phải bắc thang để leo lên mặt bể thi công.


Vỉa hè được quây kín để dành chỗ cho rất nhiều thiết bị.


Bình ôxy để phục vụ cho công đoạn hàn.



Các công nhân đang tiến hành thực hiện bộ khung đỡ của "khu điều dưỡng".


Công trình thu hút sự tò mò và quan tâm của những người qua lại.





Cụ rùa , Hồ Gươm ,
 
10,254
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Nắng ấm, cụ rùa cố bò lên bờ
Sáng 31/3, cụ rùa Hồ Gươm - Hà Nội đã khiến tất cả những người có mặt xung quanh hồ phải ngạc nhiên khi cố gắng leo lên bờ.
>> Khẩn cấp cứu cụ Rùa Hồ Gươm
Cụ rùa nổi đoạn Lê Thái Tổ lúc 8h sáng rồi bơi lững lờ đến phía đường Đinh Tiên Hoàng. Như thường lệ, rùa nổi đến đâu thì người dân hiếu kỳ lại chạy theo đến đó để xem cho rõ.


Cụ rùa tiến đến gần bờ


... và lấy hết sức bình sinh leo lên.

Lúc 11h30, đang bơi gần mép hồ, cụ rùa bỗng nhiên tiến đến sát bờ rồi cố gắng hết sức leo thẳng lên bờ. Cụ rùa đặt thẳng cả 2 chân lên trên bờ rồi lấy hết sức bò lên.

Nắng ấm làm cho vết thương của cụ rùa có vẻ như khó chịu hơn

Do thân thể nặng và sức yếu, cụ rùa lại bị tụt xuống nước

Tuy nhiên, mặc dù cụ đã hết sức cố gắng nhưng có lẽ do sức quá yếu, cơ thể lại cồng kềnh nên cụ rùa vẫn không thể nào trèo được lên bờ trong sự hò reo của người dân đứng xung quanh.

Không từ bỏ mong muốn được lên bờ sưởi nắng, cụ rùa lại tiếp tục ngoi lên, để lộ phần móng đã bị tuột gần hết vuốt.

Phần móng đã tuột gần hết vuốt

Nhiều người dân sống quanh hồ cho rằng, hôm nay trời nắng đẹp nên cụ rùa có lẽ cũng muốn được lên bờ phơi nắng một chút. Nhìn thấy những móng vuốt đã tuột và lở của rùa, không ít người cảm thấy xót xa. Trong khi đó, kế hoạch lai dẫn cụ rùa về chân Tháp Rùa để chữa bệnh vẫn chưa biết khi nào tiếp tục được tiến hành sau lần bắt hụt hôm 8/3.

Theo Long Anh - Thu Lý
VietNamne
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Trực tiếp quây bắt Rùa hồ Gươm: Cụ đã vào "lồng"

03/04/2011

(VTC News) - Hàng nghìn người dân đã tập trung xung quanh khu vực Hồ Gươm để được “tận mắt sở thị” cảnh 20 đặc công lai dẫn bắt cụ rùa lên bờ chữa bệnh, sau lần thất bại đầu tiên.

Tiếp tục cập nhật... (đọc từ dưới lên)

16h40' - Chiếc ca nô di chuyển chậm về phía chân Tháp Rùa, nơi đặt bể bơi thông minh để cứu chữa cụ Rùa. Nhiều người dân tỏ ra vui mừng khi lần lai dắt rùa thứ hai này đã thành công.



Vòng vây khoảng 50m lúc 15h chiều



Vòng vây khi chỉ còn 2m chiều ngang

16h32' - Cụ Rùa đã chính thức được đưa vào lồng sắt ở giữa hồ và được khóa chặt. Hai chiếc ca nô đang di chuyển chiếc lồng sắt về nơi chữa trị.

16h28 - Cụ Rùa đã nằm gọn trong một lưới nhỏ màu trắng và được 10 người ra sức kéo cụ lên thuyền để di chuyển vào phía chân Tháp Rùa.



10 người ra sức kéo cụ lên thuyền để di chuyển vào phía chân Tháp Rùa. 

16h15 – Lúc này một người đã đứng lên mình cụ Rùa và dẫn cụ bơi về phía lồng. Tuy nhiên, cụ Rùa vẫn đang lặn sâu dưới mặt nước nên việc lai dắt cụ diễn ra rất chậm.

16h10’ - Cụ Rùa bất ngờ thoát ra khỏi vòng lưới nhỏ. Nhưng hiện nay cụ vẫn đang nằm trong vòng vây của lưới lớn. Nhiều người theo dõi đã ồ lên khi cụ cố gắng thoát ra ngoài. 



Có khoảng hơn 60 người tham gia lai dắt cụ Rùa

16h05’ – Vòng vây lưới nhỏ lúc này chỉ còn 2m bề ngang. Cụ Rùa đang nằm gọn trong lưới. Công tác khép chặt vòng vây từ nhiều phía vẫn đang được khẩn trương tiến hành để lùa cụ Rùa vào trong lồng sắt.

15h58’ - Một chiếc lưới nhỏ và 1 chiếc ca nô đã đi vào khu vực bên trong vòng vây. Hai người đang điều khiển chiếc lưới nhỏ. Vòng vây lúc này chỉ còn khoảng 10m. Hàng trăm người dân tiếp tục đổ về quanh khu vực bờ hồ.


 


 Kẹo gừng và nước ấm được mang ra cho khoảng 60 người trên mặt nước để chống rét.

15h40’ - Kẹo gừng và nước ấm được mang ra cho khoảng 60 người trên mặt nước để chống rét. Lúc này ông Khôi chỉ đạo cho thả lưới nhỏ ở ngoài vòng lưới đang khép chặt để đề phòng cụ Rùa “xổng” lưới. Hàng trăm con mắt của người dân vẫn đang chăm chú dõi theo các hành động của lực lượng lai dắt. Những tiếng hô 2 – 3 kéo lưới vang to khu vực hồ Hoàn Kiếm. Lúc này, nhà "rùa học" Hà Đình Đức lên ca nô để chỉ đạo công tác lai dắt.

15h30’ - Lồng sắt được thả xuống hồ để “lùa” cụ rùa vào trong. Cụ rùa lại liên tục nổi bên phía đường Lý Thái Tổ. Vòng vây đã dần được khép lại còn có 20m.



 Nhà "rùa học" Hà Đình Đức lên ca nô để chỉ đạo công tác lai dắt.



Mọi người tham gia công việc rất khẩn trương và tập trung

15h20’ - Cụ Rùa đang nằm trong vòng vây khoảng 50m. 10 thợ lặn, 20 chiến sĩ đặc công và các nhân viên của Tập đoàn KAT đang tích cực kéo lưới. Ông Nguyễn Văn Khôi vẫn đang trực tiếp chỉ đạo công tác kéo lưới. Lúc này bên trong vòng vây, cụ Rùa lặn lên ngụp xuống liên tục.



15h chiều, PV VTC News tại hồ Gươm cho biết, mọi việc đang tiến triển rất tốt đẹp. Đội lai dắt đang hết sức tập trung vào công việc, trên bờ, ai nấy đều lo lắng, hồi hộp...

Đến 14h cùng ngày, hàng nghìn người dân, hàng trăm lính đặc công và thành viên đội lai dắt cụ Rùa vẫn miệt mài tổ chức khoanh lưới. Lúc này nhiều thông tin đã cho rằng đây chính là cuộc lai dắt cụ Rùa chính thức, chứ không phải là một buổi diễn tập như thông tin ban đầu chúng tôi nhận được.

11h20 phút, nhóm thành viên trong KAT xuồng hồ đã tủa ra các khu vực quanh hồ tiếp tục thực hiện những công đoạn còn lại. Một số nhóm khác lại đang ung dung ngồi trên tháp rùa. Rất đông PV Báo chí vẫn đang có mặt ở hồ Gươm để “tác nghiệp”. Người dân Hà Nội vẫn đang đứng vây quanh bờ hồ và chưa có dấu hiệu nào của sự di tản.

11h, một nhóm gồm 5 thành viên của đội KAT đã nhảy xuống hồ để thực hiện các công đoạn dẫn lưới và đưa các dụng cụ chuyên dụng xuống hồ. Một nhóm còn lại đưa thuyền quay vào bờ tiếp tục vận chuyển một số vật dụng còn lại ra hồ. Ông Nguyễn Văn Khôi liên tục cầm bộ đàm chỉ đạo các thành viên trong đội.

Hiện thông tin mà PV VTC News có được, nhiều khả năng đây chỉ là buổi diễn tập hoàn tất các công đoạn để chuẩn bị cho buổi bắt cụ Rùa chính thức đựợc tổ chức trong những ngày tới.



Lồng sắt để đưa cụ Rùa về nơi chữa trị được di chuyển xuống lòng hồ.

Từ sáng sớm ngày 3/4 rất đông già trẻ gái trai đã vây quanh khu vực bờ hồ. Lực lượng bảo vệ khu vực bờ hồ đã được huy động để giữ trật tự. Ghi nhận của PV VTC News vào lúc 9 giờ sáng tại bờ hồ cho thấy, hiện 20  lính đặc công nằm trong đội bắt cụ rùa chỉ mới xuất hiện vài ba người. Số còn lại nằm trong đội KAT. Hiện các nhân lực này vẫn đang trong quá trình chuẩn bị tập hợp lực lượng để bắt cụ rùa.

Có mặt từ lúc 8 giờ sáng, chị Nguyễn Thị Dung, một người dân ở Hà Nội nói, hôm nay nghe tịn bắt cụ rùa lên bờ nên tôi ra đây xem “mong sao các lính đặc công sớm bắt được cụ rùa lên bờ để các bác sĩ chữa bệnh cho cụ. Nhìn cụ với những vết thương trên người tôi thấy rất lo”, chị Dung nói. Mong muốn của chị Dung cũng là mong muốn chung của tất cả các người dân có mặt tại đây. Hiện tiết trời ở Hà Nội đang khá mát mẻ, rất thuận lợi trong khi đó cụ Rùa vẫn “bặt vô âm tín”.



Ngay từ sớm, lưới đã được vận chuyển lên khu vực bờ hồ Gươm

Rất đông các phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền hình cũng đã có mặt xung quanh khu vực bờ hồ để chuẩn bị “tác nghiệp”.

9h30, các thành viên trong đội KAT đã có mặt đông đủ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Phó tổng Tập đoàn KAT, thành viên ban chỉ đạo, đội trưởng đội bắt cụ Rùa. Chiếc xe chuyên dụng chở lưới và các phụ kiện kèm theo đã được các thành viên của nhóm KAT di chuyển xuống khu vực vỉa hè.

9h45, việc xếp lưới đã hoàn tất. Lượng người đổ về mỗi lúc một đông. Ông Khôi liên tục cầm điện thoại liên lạc với các thành viên trong đội. Các thành viên trong đội KAT đã mang lồng bắt cụ rùa xuống hồ và di chuyển ra khu vực ngoài chân tháp. Một nhóm của KAT đã được phân công túc trực bên ngoài chân tháp chuẩn bị những công đoạn cuối cùng của việc bắt cụ Rùa.



Hàng trăm người dân đã có mặt hồi hộp theo dõi

10h, để hạn chế việc tắc đường tại khu vực các tuyến phố như Tràng Tiền, Lê Thái Tổ… lực lượng công an đã tổ chức phân luông hướng dẫn phương tiện người đi đường. 2 chiếc xe ô tô đã được trưng dụng để chắn lại trên phố. Một số người đi đường đã dừng xe lại giữa lòng đường để “nhòm” vào phía bờ hồ. Các thành viên trong nhóm KAT đã hoàn tất việc gom lưới và bắt đầu đưa lưới thả xuống hồ.



Không có công bố chính thức từ trước về việc sẽ lai dắt cụ Rùa ngày hôm nay.

Hiện nhiều nguồn thông tin mà VTC News có được vẫn đang bị “nhiễu”. Nhiều khả năng đây chỉ là một buổi diễn tập để bắt cụ Rùa.

10h20 phút, các thành viên trong nhóm KAT đã tập trung ở bên ngoài chân tháp rùa.

Quang Tùng – Phan Mạnh
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

(VTC News) – Đã phát hiện ra “dấu vết” cụ rùa thứ hai ở Hồ Gươm. Trong khi vết thương cụ rùa vừa “bắt” hôm qua không có gì đáng lo ngại.


Cụ rùa đang được điều trị trong bể. Ảnh: Phan Mạnh

Tối qua và sáng nay, Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm đã tiến hành khám sức khỏe cho cụ rùa. “Rất mừng là cụ vẫn an toàn, vết thương ổn, không có gì đáng lo ngại” – PGS Hà Đình Đức khẳng định như vậy khi trao đổi với VTC News chiều nay (4/4).

“Nhà rùa học” cho biết, mai cụ rùa đã liền, vẫn còn đủ 3 móng mỗi bên chân chứ không phải mất móng như lời đồn đại. Vì thế, cụ rùa có thể chỉ phải bôi thuốc ngoài da để lành các vết xước.

Trong khi đó, theo quan sát của chúng tôi, sáng nay, nhân viên tập đoàn KAT đã tiến hành thăm dò khắp Hồ Gươm. Theo ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn, kiêm thành viên Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm, những người đi thuyền khắp hồ đã phát hiện tăm của cụ rùa thứ hai.

“Bây giờ chưa đưa lên được vì chỉ có một bể chứa. Đợi chữa trị cho cụ rùa thứ nhất xong mới đưa cụ rùa thứ hai lên” – ông Khôi cho biết.

Dự kiến, sau hai tuần, cụ rùa vừa được “bắt” hôm qua sẽ được điều trị xong.
 
Top