Cuộc thi UPU lần thứ 40.

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Lang thang tìm hiểu về cuộc thi này cho Mèo, em cóp nhặt được 1 số thông tin liên quan, post lên đây để chia sẻ với mẹ nào có cùng quan tâm :cstt09: .


Về Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 40 (năm 2011):


Cuộc thi có chủ đề “Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng. Em hãy viết thư cho một nguời nào đó, để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng”. Chủ đề này được gắn với năm 2011 là Năm Quốc tế về Rừng. Đối tượng tham dự cuộc thi là tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống. Bài dự thi dài không quá 800 từ, viết tay trên một mặt giấy, phải ghi đầy đủ họ tên, nam nữ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình ở góc bên phải, bên trên bài dự thi. BTC không nhận bài photocopy và bài viết trên máy tính. Bài dự thi phải dán tem và gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: Báo Thiếu niên tiền phong – số 5 Hòa Mã – Hà Nội. Thời gian nhận bài thi từ ngày 15/10/2010 đến 8/3/2011.

Theo đánh giá của BTC cuộc thi Viết thư UPU quốc tế lần thứ 40 – Việt Nam 2011 thì đề tài năm nay rất gần gũi và cần thiết với mỗi người, đặc biệt là đối với các em học sinh, những chủ nhân tương lai có trách nhiệm gìn giữ và chăm sóc môi trường nói chung, rừng nói riêng. Bởi vậy, chắc chắn sẽ không khó để các em viết bức thư nhưng muốn hay, đặc sắc vẫn đòi hỏi sự suy nghĩ, chọn lựa những tình huống, câu chuyện “đắt” để nêu bật được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Đọc xong bức thư, người đọc không chỉ thấy rõ trách nhiệm mà còn bị lay động bởi nguyện vọng, mong muốn của em trong việc bảo vệ, gìn giữ lá phổi của trái đất… Đây là bức thư văn học, nên bài viết phải giàu cảm xúc, hình ảnh, tránh lối viết dễ dãi, sáo mòn.

Việt Nam tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần đầu tiên vào năm 1987, tại cuộc thi viết thư UPU 16. Qua hơn 20 năm tham dự, Việt Nam đã đạt được 01 giải Nhì, 3 giải Ba và giải Khuyến khích.


[FONT=&quot]CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 40[/FONT]​
[FONT=&quot]Giải thưởng có giá trị lớn[/FONT]
[FONT=&quot]Gửi bài dự thi về báo Thiếu niên Tiền phong[/FONT]
[FONT=&quot]Bài thi gửi qua bưu điện phải dán tem[/FONT]

[FONT=&quot]A. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:[/FONT]
[FONT=&quot]- Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong;[/FONT]
[FONT=&quot]- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam.[/FONT]

[FONT=&quot]B. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:[/FONT]
[FONT=&quot]Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế dành cho trẻ em hằng năm, nhằm :[/FONT]
[FONT=&quot]- Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi.[/FONT]
[FONT=&quot]- Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.[/FONT]
[FONT=&quot]- Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.[/FONT]

[FONT=&quot]C. CHỦ ĐỀ:[/FONT]
[FONT=&quot]Đề tài cuộc thi lần thứ 40 (năm 2011) là:“[/FONT][FONT=&quot]Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng,em hãy viết thư cho một người nào đó, để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng”.[/FONT]
[FONT=&quot](Tiếng Anh: “[/FONT][FONT=&quot]Imagine you are a tree living in a forest.[/FONT][FONT=&quot]Write a letter to someone to explain why it is important to protect forests[/FONT][FONT=&quot]".)[/FONT]
[FONT=&quot]Cuộc thi do Bộ Thông tin - Truyền thông; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam/Tổng công ty Bưu chính Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp tổ chức.[/FONT]

[FONT=&quot]D. THỂ LỆ:[/FONT]
[FONT=&quot]1. Điều kiện dự thi[/FONT][FONT=&quot]: Tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống (từ lớp 5 đến lớp 10, năm học 2010-2011) đều được dự thi. [/FONT][FONT=&quot]Bài thi phải dán tem và gửi qua đường bưu điện.[/FONT]
[FONT=&quot] 2. Quy định về bài thi[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT]
[FONT=&quot]- Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ. [/FONT]
[FONT=&quot]- Các bài viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phải có bản dịch sang tiếng Việt (BGK chấm bản tiếng Việt).[/FONT]
[FONT=&quot]- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy, ghi đầy đủ: Họ tên, nam, nữ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình (viết vào góc bên phải, bên trên bài dự thi). [/FONT][FONT=&quot]Không nhận bài photocopy và bài viết trên máy vi tính. [/FONT]
[FONT=&quot]- Ngoài phong bì cần dán tem và ghi rõ : [/FONT][FONT=&quot]Dự thi UPU 40 - 2011[/FONT][FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot]3. Nơi nhận bài thi [/FONT][FONT=&quot]: [/FONT][FONT=&quot]Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội.[/FONT]
[FONT=&quot]4. Thời gian[/FONT][FONT=&quot] : [/FONT][FONT=&quot]Từ ngày 15-10-2010 đến 8-3-2011 (theo dấu bưu điện).[/FONT]
[FONT=&quot]5. Lưu ý[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]
[FONT=&quot]- Bài thi đoạt giải, bản quyền thuộc về Ban Tổ chức.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bài ghi không đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại. [/FONT]

[FONT=&quot]E. GIẢI THƯỞNG:[/FONT]
[FONT=&quot]1. Giải thưởng Quốc gia[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]
[FONT=&quot]- Các thí sinh đoạt giải sẽ được công nhận [/FONT][FONT=&quot]Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn[/FONT][FONT=&quot] tương ứng và được cộng điểm khi xét chuyển cấp.[/FONT]
[FONT=&quot]- Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì được T.Ư Đoàn tặng [/FONT][FONT=&quot]Huy hiệu[/FONT][FONT=&quot] “Tuổi trẻ sáng tạo”[/FONT][FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot]- Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (kèm hai người thân: phụ huynh và nhà trường) về Hà Nội dự Lễ Tổng kết và Trao giải thưởng.[/FONT]
[FONT=&quot]Giải cá nhân[/FONT]
[FONT=&quot]- 1 giải Nhất : [/FONT][FONT=&quot]5.000.000đ[/FONT]
[FONT=&quot]- 3 giải Nhì, mỗi giải : [/FONT][FONT=&quot]3.000.000đ[/FONT]
[FONT=&quot]- 5 giải Ba, mỗi giải : [/FONT][FONT=&quot]2.000.000đ[/FONT]
[FONT=&quot]- 30 giải Khuyến khích, mỗi giải : [/FONT][FONT=&quot]1.000.000đ[/FONT]
[FONT=&quot] Ngoài ra, còn có các giải phụ dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết:
- Giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất: [/FONT]
[FONT=&quot]1.000.000đ[/FONT][FONT=&quot];[/FONT]
[FONT=&quot]- Giải dành cho thí sinh là người dân tộc:[/FONT][FONT=&quot]1.000.000đ[/FONT][FONT=&quot] ;[/FONT]
[FONT=&quot]- Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: [/FONT][FONT=&quot]1.000.000đ[/FONT][FONT=&quot]. [/FONT]
[FONT=&quot]Giải tập thể[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]
[FONT=&quot]Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen cho các trường có học sinh đoạt giải Nhất,Nhì, Ba và các đơn vị có phong trào tốt[/FONT]
[FONT=&quot]2. Giải thưởng Quốc tế :[/FONT]
[FONT=&quot] Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự cuộc thi Quốc tế. Nếu đoạt giải, sẽ được tặng thưởng : [/FONT]
[FONT=&quot]- Giải Nhất: [/FONT][FONT=&quot]30 triệu đồng[/FONT]
[FONT=&quot]- Giải Nhì: [/FONT][FONT=&quot]20 triệu đồng[/FONT]
[FONT=&quot]- Giải Ba: [/FONT][FONT=&quot]15 triệu đồng[/FONT]
[FONT=&quot]- Giải Khuyến khích: [/FONT][FONT=&quot]10 triệu đồng[/FONT]
[FONT=&quot]Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tặng Bằng khen cho thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế. Ban Tổ chức cũng sẽ đề nghị T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có hình thức khen thưởng phù hợp. UPU sẽ tổ chức trao giải Nhất Quốc tế cho thí sinh đoạt giải tại Trụ sở chính tại Bern (Thụy Sĩ).[/FONT]

[FONT=&quot]F. BAN TỔ CHỨC:[/FONT]
[FONT=&quot]Trưởng ban[/FONT][FONT=&quot] : Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.[/FONT]
[FONT=&quot]Phó trưởng ban[/FONT][FONT=&quot] : [/FONT]
[FONT=&quot]- Ông Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập Báo TNTP (Phó Trưởng ban Thường trực).[/FONT]
[FONT=&quot]- Bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bà Lê Thị Kim Hà, Phó Tổng Giám đốc – Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.[/FONT]
[FONT=&quot]- Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bà Trần Thị Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên Môi trường.[/FONT]
[FONT=&quot]- Ông Đỗ Trọng Kim, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.[/FONT]
[FONT=&quot]Và 15 ủy viên.[/FONT]

[FONT=&quot]G. BAN GIÁM KHẢO:[/FONT]
[FONT=&quot]Trưởng ban[/FONT][FONT=&quot] : Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.[/FONT]
[FONT=&quot]Phó Trưởng ban[/FONT][FONT=&quot] : Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập báo TNTP.[/FONT]
[FONT=&quot]Các ủy viên[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]
[FONT=&quot]Nhà báo Phạm Thành Long, nhà văn Lê Phương Liên, nhà thơ Định Hải, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Trần Thiên Hương, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà báo Nguyễn Đoàn, cô Trần Thị Kim Dung (chuyên viên phụ trách bộ môn Ngữ Văn, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT).[/FONT]

[FONT=&quot]BAN TỔ CHỨC CUỘC THI[/FONT]
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cuộc thi UPU lần thứ 40.

1 số gợi ý em thấy hữu ích trên internet:

Gợi ý 1:
Qua sách báo, phim ảnh, các em đã hình dung những khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với bao loài cây cổ thụ và muôn loại hoang thú. Vậy thì các em hãy chọn cho mình một trong những loài cây ấy, có thể là Chò Chỉ, Lim, Lát… cũng có thể là những cây thân quen: bạch đàn, phi lao…vv. Điều quan trọng là những loài cây ấy được các em gửi gắm nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình. Cùng với đó là hoàn cảnh, tình huống cụ thể phù hợp mà câu chuyện xẩy ra.

Trong khu rừng đâu chỉ có cây cối cần được bảo vệ, vì còn muôn loài, muông thú. Nhưng “chủ nhân” của rừng là cây cối. Bởi thế, cây là đại diện cho tất cả cư dân của rừng. Vì vậy “tiếng nói” của cây là của cả khu rừng. Sự tưởng tượng chắp cho suy nghĩ và cách diễn đạt của các em có thêm đôi cánh bay bổng. Những vấn đề đặt ra cũng hết sức đa dạng, rộng mở. Có thể là mình đang là cây cổ thụ, từng chứng kiến bao thăng trầm của khu rừng, nay bất ngờ vì những sự đổi thay mà con người đang tiến hành. Có thể là cây non đang lớn lên với nhiều ngỡ ngàng của cuộc sống xung quanh được che chở bởi sự chăm sóc, bảo vệ của mọi người,v.v.
Ai cũng biết rừng là lá phổi của Trái đất. Nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm.

Rừng là thảm thực vật của những cây gỗ trên bề mặt Trái đất giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra Oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.

Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.

Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.

Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác.

. Việc phá rừng thường do từ nguyên nhân chủ quan.

- Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.

- Do tập tục du canh du cư, đối nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.

- Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.

- Do xây dựng cơ bản, xây dựng đường giao thông, công trình điện…

- Do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người thất rõ những tầm quan trọng và cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành động, việc làm tổn thương đến rừng.

- Có kế hoạch và thực hiện chương trình phủ xanh đồi trọc của nhà nước, địa phương đề ra.

- Bỏ lối sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy.

Đây là bức thư văn học, nên bài viết phải giàu cảm xúc, hình ảnh. Tránh lối viết dễ dãi, sáo mòn. Kết thúc để lại ấn tượng với người đọc.

Gợi ý 2:

I/ Ý Nghĩa đề tài:
Chủ đề cuộc thi năm nay của UPU nhằm hưởng ứng "Năm quốc tế về Rừng -2011"

II/ Tìm hiểu về rừng:
1.1. Rừng
- Thuở sơ khai, rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống con người.
- Rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật này phải có diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ đủ lớn nhằm hình thành hoàn cảnh rừng khác với hoàn cảnh bên ngoài.

1.2. Vai trò, lợi ích của rừng đối với cuộc sống
- Rừng cung cấp dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật, và sâu bọ trên Trái Đất (Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Cây rừng sẽ thải ra 52.5 tỷ tấn (44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm). Một hecta rừng hằng năm tạo nên 16 tấn O2 (rừng thông: 30 tấn, rừng trồng: 3-10 tấn). Mỗi người một năm cần 4000kg O2, tương ứng với lượng oxy do 1000 - 3000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Với khả năng hấp thụ khí đioxit các-bon và lọc các chất gây ô nhiễm khác, cây giúp chúng ta giữ gìn h=không khí trong lành và làm giảm nguy cơ nóng lên của toàn cầu.
-Rừng điều hòa khí hậu (Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ C)
- Rừng bảo vệ và ngăn gió bão xói mòn, lở đất, điều hòa và cung cấp nguồn nước... (Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng)
-Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi, dược liệu...
- Rừng là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen vô tận, quý hiếm...
-Cây rất quan trọng đối với lợi ích của hành tinh chúng ta và giữ vai trò thiết yếu trong việc điều hòa các chu trình khí hậu và nước.
+ Lá hấp thụ khí đioxit các-bon, một loại chất khí thải ra khi các nhiên liệu như củi, dầu và xăng bị đốt cháy, góp phần dẫn đến sự thay đổi khí hậu. Loại khí này sau đó được chuyển thành (hoặc được quang hợp thành) các loại dinh dưỡng mà cây đang sinh trưởng sử dụng và tích lũy. Với khả năng hấp thụ khí đioxit các-bon và lọc các chất gây ô nhiễm khác, cây giúp chúng ta giữ gìn ko khí trong lành và làm giảm nguy cơ nóng lên của toàn cầu.
+ Rễ cây hút nước, ô-xy, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác từ đất. Chúng cũng giúp cho cây đứng vững và giữ đất, bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi hay xói mòn. Khi rễ phát triển và lan rộng ra những chỗ rỡng trong đất xung quanh chúng sẽ xuất hiện, nạp ko khí cho trái đất và tạo ra hiệu ứng bọt biển làm cho đất hút được nước, rồi nước dần dần chyar ra suối ra sống ngòi.
+ Rừng còn được cấu thành bởi hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật mà đời sống của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Nguyên nhân suy thoái rừng:

a, Do tự nhiên và sự bất cẩn của con người đã dẫn đến những vụ cháy rừng lớn
b, Việc chặt hạ gỗ quý, khai thác khoáng sản, săn bắt thú bừa bãi.. dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là đất đai bạc màu, lũ lụt ngày một nhiều hơn và nhiều thiệt hại nặng nề khác về môi trường.
c, Dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan từ lối sống du canh du cư
d, Chiến tranh kéo dài (hóa chất độc hủy hoại rừng, chính phủ chưa có điều kiện quan tâm bảo vệ rừng).
e, Việc xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp, du lịch, nhà máy thủy điện... không phù hợp cũng gây ra nguy hại cho rừng.
g, Việc bảo vệ rừng chưa có giải pháp thỏa đáng và hiệu quả từ các chính phủ và cơ quan quản lý (các chính sách, biện pháp về bảo vệ và khai thác rừng không hợp lý, lực lượng kiểm lâm còn quá mỏng và thiếu phương tiện...)
h, Ý thức bảo vệ rừng của nhiều người còn kém,

3/ Các biện pháp, hoạt động bảo vệ rừng (giữ cân bằng sinh thái rừng)

3.1, Có chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế..; rút ngnaws khoảng cách giàu nghèo, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi...; chấm dứt tìnht rạng tự do du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy...
3.2, Đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong 1 thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đa dạng các thảm thực vật, loài động vật..
3.3, Có cac schuowng trình, dự án như "Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng", "Chương trình lá phổi xanh", "Trồng cây gây rừng"
3.4, Có chính sách, quy hoạch về xây dựng cơ bản, xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện, du lịch trên cơ sở bảo vệ hệ sinh thái của rừng,,,
3.5, Có chính sách đúng đắn về khia thác tài nguyên, sản vật của rừng...
3.6, Tăng cường nhân lực, phương tiện để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng với lâm tặc, săn bắt thú trái phép.
3.7, Xây dựng khung pháp lý nghiêm về bắt giam, khởi tố và truy tố với những người phá hoại rừng
3.8, Nghiên cứu khoa học để tìm các biện pháp bảo vệ rừng.
3.9, Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người.

III. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Ba câu hỏi của đề bài:
- Chọn cây nào trong khu rừng nào để hóa thân (người viết thư) và chọn ai để gửi bức thư (người nhận thư)?
- Trao đổi những vấn đề nào về việc "bảo vệ rừng là rất quan trọng" (nội dung bức thư)?
- Diễn đạt bức thư thế nào cho đọc đáo (cách viết)?

1. Chọn cây trong khu rừng để hóa thân và chọn người để gửi bức thư?

1.1, Chọn cây

- Trong khu rừng, ngoài cây cối còn có muông thú, đất đai, suối thác... Nhưng "chủ nhân" của rừng là cây cối, cây là đại diện cho tất cả "cư dân" của rừng, "tiếng nói" của cây là của cả khu rừng... Cây có hàng vạn loài. Tùy theo vùng khí hậu quốc gia vùng miền, tùy mỗi loại rừng lại có những loài cây khác nhau.
- Cây được chọn phải có tên cụ thể, có đời sống tương đối dài để chứng kiến những đổi thay, để có thể "hiểu biết", "trải nghiệm" nhằm trao đổi việc "bảo vệ rừng"...
- Nên tìm hiểu kĩ loại cây mình chọn (tên gọi, hình dáng, "tập tính", "đời sống", cách thức gieo trồng, công dụng của cây; đặc biệt là "hoàn cảnh", "cuộc đời", "bạn bè", "tâm trạng" của cây).

1.2, Chọn người nhận thư

- Là người biết lắng nghe, cùng quan tâm, biết chia xẻ và có thể làm được điều đó để cùng nhau bảo vệ rừng. Người nhận thư và người viết thư phải cụ thể, có thật, như thật, hai người có 1 mối quan hệ đặc biệt nào đó thì bức thư mới tạo ấn tượng. Không nên gửi cho 1 ai đó chung chung, thiếu những hoàn cảnh cụ thể.
- Người nhận thư càng độc đáo thì việc trao đổi càng có nhiều chuyện thú vị để nói.

2/ Trao đổi những vấn đề về việc "bảo vệ rừng là rất quan trọng "

2.1, Lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.
2.2, Tác hại khi rừng bị hủy hoại, suy thoái
2.3, Những biện pháp bảo vệ rừng được vẹn toàn.
**Lưu ý: Không nói trực tiếp các nội dung trên mà +++g trong hình ảnh, trong hình tượng, trong câu chuyện...

3/ Bức thư được diễn đạt độc đáo (cách viết)

3.1, Chọn lựa cấu trúc bức thư
- Không nên viết cho ai đó để bàn luận trực tiếp thế nào là rừng, rừng có những loại nào, rừng mang lại lợi ích gì, phá rừng nguy hại ra sao, các biện pháp bảo vệ rừng....
- Nên tưởng tượng để chọn 1 câu chuyện hoặc 1 tình huống, một sự cố của chính mình (một cây đang sống giữa rừng) để nhân đó trao đổi các nội dung chung quanh việc "bảo vệ rừng là rất quan trọng"

** Một số hướng cấu trúc bức thư có tính chất gợi ý :
- Cây Chò Chỉ ở rừng Cúc Phương viết thư gửi 1 học sinh nhân Năm quốc tế về rừng.
- Cây Huỳnh Đàn bị bật gốc sau trận lũ lớn, viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ
-Thư của trầm hương rừng Phước Sơn gửi người tìm trầm
- Cây Pơ Mu gửi người tạc tượng.
-Cây Thông Năm Lá Đà Lạt gửi tác giả ca khúc "Một đời người, một rừng cây"
- Cây Đào Chuông ở Bà Nà gửi thư cho 1 nhà khoa học Nhật Bản
- Cụ Bách Xanh 500 tuổi gửi Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc nhân "Năm quốc tế về rừng -2011"
- Cây Cầm Lai rừng Tây Nguyên gửi người kiểm lâm đã hy sinh trong khi bảo vệ rừng.
- Cây Bạch Đàn Nâu rừng Tây Bắc gửi 1 bạn học sinh khi đang chuẩn bị tết trồng cây
- Thư của cây Tràm Đồng Tháp Mười gửi tác giả "Đất rừng phương Nam"
- ...

3.2, Tìm cách chuyển tải những ý tưởng sâu sắc qua bức thư
- Các nội dung về ý nghĩa việc bảo vệ rừng đã nói trên phải được chuyển hóa vào bức thư 1 cách nhuần nhuyễn, cô đọng, tiêu biểu: không nói lan man, sa đà dài dòng. qua bức thư, các yêu cầu trên đều được đề cập đến nhưng hêt sức kín đáo., phù hợp với lứa tuổi và cách nghĩ trong sáng của các em

3.3, Ngôn ngữ và giọng điệu
- Đây là lời của "cây: nên từ dùng phải cân nhắc cho phù hợp, tránh trùng lặp, không nên "lên gân" theo kiểu căm giận, oán hờn hay hô hào làm mất đi sự hồn nhiên, chân thành. Nên nhỏ nhẹ, chia sẻ, từ tốn, thuyết phục... hợp với nhân vật.
- Phải thay đổi giọng điệu theo từng nội dung: Chỗ nào lập luận thì phải viết rõ ràng, súc tích, chặt chẽ, từ ngữ chính xác; chỗ nào thiên về tình cảm thì viết xúc động

4/ Các bước cần tuân thủ khi viết thư

- Bước 1: Tìm đọc những bức thư hay để tạo cảm hứng, học tập cách viết,
- Bước 2: Suy nghĩ, tưởng tươngk, tìm ý tưởng, tìm kết cấu phù hợp. (Hóa thân vào cây gì? Hình dáng, tập tính, suy nghĩ của cây ấy thế nào? Gửi thư cho ai? Người ấy đang có hoàn cảnh công việc thế nào? Mình với người ấy có mối liên hệ ra sao? Bắt đầu thư thế nào cho ấn tượng? Dẫn câu chuyện đến đâu? Kết thúc ra sao? Toàn bộ bức thư và từng chi tiết sẽ nói lên ý nghĩa nào về việc bảo vệ rừng? ) Nên trao đôi với thầy cô, những người hiểu biết để tham khỏa về nội dung cách viết.
- Bước 3: Xây dựng bài viết
+ Lập bố cục: Từng ý, từng đoạn liên kết nhau (yếu tố quyết định thành công)
+ Tìm những chi tiết, hình ảnh , cách nói, từ ngữ xác đáng
+ Tìm cách mở bài, kết bài sao cho tự nhiên, cho ấn tượng ) đọc là thấy vấn đề, nhưng ko được lộ)
+ Tìm cahcs diễn đạt: Chú ý ngôn ngữ sử dụng; sử dụng cách nói hình tượng, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách đặt câu
+ Bước 4: Viết theo dàn ý đã vạch ra
+ Bước 5: Đọc, sữa chữa, hoàn chỉnh
+ Bước 6: Nộp bài


Theo tài liệu gợi ý của thầy giáo Nguyễn Minh Hùng - Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Đà Nẵng
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cuộc thi UPU lần thứ 40.

Còn đây bài viết trên Dân trí về Bức thư đoạt giải nhất quốc tế cuộc thi viết thư UPU lần thứ 39.

(Dân trí) - Bức thư gửi đến đạo diễn Trương Nghệ Mưu của em Hồ Thị Hiếu Hiền, hiện là học sinh lớp 7/9 Trường THCS Tây Sơn, TP Đà Nẵng vừa đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức.

>> Lần đầu tiên học sinh Việt Nam đoạt giải nhất viết thư quốc tế
>> Gặp cô học trò gửi thư cho đạo diễn Trương Nghệ Mưu


Bức thư và nét chữ viết tay mềm mại của em Hồ Thị Hiếu Hiền.

Cô Phạm Thị Phong, giáo viên giảng dạy môn Văn học ở trường của Hiếu Hiền nhận xét: “Khi đọc bức thư của Hiền, với cái kết sâu lắng lay động lòng người, khiến cho người đọc phải suy nghĩ, tôi tin bức thư sẽ mang về những hồi âm tốt đẹp từ cuộc thi viết thư UPU”.

Quả nhiên, từ lối dẫn chuyện hồn nhiên, trong sáng, hóm hỉnh đến ước mong lay động lòng người của cô học trò Việt Nam đã thuyết phục ban giám khảo cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39. Bức thư đã mang về giải nhất cấp quốc tế đầu tiên cho Việt Nam sau 20 năm kể từ khi những bức thư hay nhất, xuất sắc nhất của các em học sinh Việt Nam được gửi dự thi cấp quốc tế.


Em Hiếu Hiền và cô giáo dạy văn Phạm Thị Phong.

Dân trí
xin trân trọng đăng tải giới thiệu đến bạn đọc toàn văn bức thư gửi đến đạo diễn Trương Nghệ Mưu của Hiếu Hiền:

"Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!

Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ông. Rồi cháu lại lo rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi:
Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” không biết ông có giở thư ra đọc hay không?

Ông ơi! Cháu mong ông bớt chút thì giờ vàng ngọc để lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ông sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình cảm thông thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.


Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ông sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.


Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “
Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống buông thả chẳng ra gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người.” - Ôi, bà cháu chẳng hiểu gì về AIDS cả, ông nhỉ?

Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “
AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì mới bảo vệ được mình.” Mẹ cháu còn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con.” - Bố mẹ cháu là công chức mà cũng còn kì thị với người có H đấy.

Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “
Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn.” - Thật buồn cười, em lại tưởng AIDS cũng giống H1N1.

Đi đường, cháu có hỏi cô công nhân đang quét rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”
Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông?

Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ông chủ. Ông ta nhanh nhảu: “
Si-đa à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách.” - Trời, thật tội nghiệp cho những ai không có H nhưng lại có vẻ bề ngoài giống như ông ấy tả. Ông ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.

Khi đến lớp, cháu cũng trao đổi với các bạn nhưng nhiều bạn lại tỏ ra rất thờ ơ, cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là việc của các cơ quan y tế, lớp mình có ai bị AIDS đâu mà lo! - Thái độ của các bạn cháu cứ bàng quan như thế chả trách mỗi ngày có tới một ngàn trẻ em dưới mười lăm tuổi bị nhiễm HIV.


Cháu còn điều tra thêm một số trường hợp nữa nhưng hầu hết ai cũng rất lơ là. Cháu thực sự lo ngại trước thực trạng này và muốn viết một bức thư kêu gọi mọi người hãy nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng chống được căn bệnh này. Thế nhưng đã mấy hôm nay, cháu ngồi nghĩ mãi mà không biết viết thế nào, đành gác bút ra xem ti vi. Lúc này trên kênh truyền hình đang chiếu bộ phim “
Hoàng Kim Giáp” do ông đạo diễn. Bộ phim hay quá! Thảo nào, cháu thấy người ta ca ngợi ông rất nhiều trên mạng. Bằng một loạt phim nổi tiếng thế giới như: Cao lương đỏ, Phải sống, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thập diện mai phục, Hoàng Kim Giáp…, ông đã chinh phục được trái tim của tất cả mọi người.
Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: ước gì cháu cũng có tài làm phim như ông nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để thức tỉnh loài người. Ông ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về một mối tình lãng mạn và bi ai: chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn không lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải chết” cũng sẽ nổi tiếng không kém gì bộ phim “Phải sống” của ông. Qua phim, cháu muốn gửi gắm một thông điệp: con người ta không muốn chết sớm mà phải chết, vì không ngờ Thần Chết lại luôn phục sẵn trong các hành vi nguy cơ cao như tình dục không an toàn và sử dụng bơm kim tiêm chung... Hầu hết phim do cháu sản xuất đều lấy cảm hứng từ những cảnh đời rất thực và nhân vật chính là những nạn nhân đáng thương của AIDS. Đó là một vị công chức suốt đời phấn đấu, giữ gìn thế mà chỉ một phút ham vui đã đánh mất đi tất cả. Một nhân viên y tế bao ngày làm việc nghiêm túc, chỉ một chút lơ là đã vô tình lây nhiễm HIV. Một người lao động vất vả cả đời mới gây dựng nên một mái ấm gia đình nhưng đến cuối đời phải chết trong cô đơn, ghẻ lạnh. Những thanh thiếu niên đang tràn trề nhựa sống, một ngày kia lại trở nên thân tàn ma dại vì lỡ đua đòi hút chích, dùng chung bơm kim tiêm với người có H. Có em bé thơ ngây đôi mắt trong veo nhưng cha mẹ em đã sớm qua đời vì AIDS, còn em thì không biết lúc nào Thần Chết tới mang đi. Lại có cả những cô gái khi biết mình có H đã tính chuyện trả thù đời, gieo rắc cái chết cho bao người khác.

Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.

Nhưng ông ạ, cháu thì “lực bất tòng tâm”, cháu nghĩ chỉ có ông mới có thể giúp cháu biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong được ông lắng nghe và thấu hiểu!

Kính thư!
Hồ Thị Hiếu Hiền
(Lớp 6/9, trường THCS Tây Sơn, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng)
Khánh Hiền (ghi)​
 
Top