Giới thiệu sách: How to talk ... - Nói với trẻ ntn

492
0
0

sweetlily

New Member
Cả nhà có ai có sách gì hay mọi người giới thiệu vào đây nhé. Em xin mở hàng quyển này :eyelash:



Đây là một quyển sách mà đọc xong mình hết sức tâm đắc. Đoán thế nào cũng phải có bản gốc tiếng Anh, nhưng trong sách hoàn toàn không có lấy một câu giới thiệu về tác giả. Thật là bực mình, chắc là sách Việt Nam dịch trộm đây mà. Nhưng phải công nhận người dịch (Phạm Anh Tuấn) dịch rất tốt. Mò mẫm trên mạng mất một lúc lâu mới tìm ra nguyên bản tiếng Anh: "How to talk so kids can learn -- at home and in school", tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish. Đầu đề tiếng Việt là "Nói với trẻ như thế nào? - Những trải nghiệm thú vị của người "gõ đầu trẻ"", làm sao mà tìm ra đây? Hôm sau mình chạy ra cửa hàng sách, không tìm được quyển này, nhưng lại thấy "How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk", xem qua thấy cấu trúc khá giống nên mua về. Phải nói là mình rất tâm đắc với cả 2 quyển, quyển thứ nhất để áp dụng trong môi trường sư phạm, quyển thứ hai để áp dụng trong gia đình. Cái hay nhất mình thấy là hầu hết tất cả các nguyên tắc được nêu ra đều có thể áp dụng cho bất cứ ai chứ không riêng gì chỉ cho trẻ con. Tóm lược lại các nguyên tắc như sau nhé:

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Trẻ em cần được người khác công nhận và tôn trọng cảm xúc của chúng.
Trẻ: Chỉ có vài lỗi nhỏ mà con bị điểm kém trong bài thi vừa rồi
Người lớn: Không sao đâu, con đừng lo lắng. Lần sau con sẽ làm tốt hơn.

Vậy là người lớn đã gạt bỏ cảm xúc của trẻ rồi. Sau câu nói trên trẻ không những không còn gì để nói thêm mà vẫn giữ trong lòng cảm giác nặng nề vì bị điểm kém kèm với sự lo lắng, thế nhỡ lần sau mình vẫn làm kém thì sao, bố mẹ có mắng mình không?

Thay vì gạt bỏ cảm xúc của trẻ, bạn hãy công nhận nó "Chắc là con thất vọng lắm. Con biết câu trả lời nhưng lại bị mất điểm vì những lỗi nhỏ nhặt". Như vậy là bạn khuyến khích trẻ giãi bày thêm. Hãy lắng nghe tâm sự của trẻ và biểu lộ sự chú ý bằng những câu ngắn gọn như "À", "Ừ", "Thế à", "Mẹ hiểu rồi", ...

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Cách khuyến khích trẻ cộng tác

Người lớn: Ai làm cả cái phòng này bừa bộn như thế này?

Thay vì tra hỏi và chỉ trích, bạn có thể mô tả vấn đề "Mẹ thấy quần áo đồ chơi trên giường và cả dưới đất nữa". Hãy đưa ra thông tin "Quần áo ở dưới đất mà bị giẫm lên thì sẽ nhàu nát và bẩn hết đấy". Hãy đưa ra sự lựa chọn "Con có thể dọn dẹp phòng luôn bây giờ hoặc là để ăn cơm tối xong". Hãy diễn tả cảm xúc của bạn "Mẹ không thích nhìn thấy phòng ngủ bừa bộn đâu".

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Những cách thay cho sự trừng phạt

Người lớn: Mẹ đã bảo là con đừng có chạy lung tung trong siêu thị nữa cơ mà. Tối về mẹ mách với bố bố sẽ phạt con đấy. Con hư như thế tối nay mẹ không cho con xem TV nữa...

Thay vì mắng mỏ và dọa nạt, bạn hãy chỉ ra một cách làm tốt hơn "Hay là con chọn cho mẹ 3 quả chanh thật to nhé". Bạn hãy thể hiện sự không vừa ý của mình (nhưng không đàn áp) "Mẹ rất không vừa lòng. Con chạy đi chạy lại như vậy làm phiền tới mọi người trong siêu thị đấy". Bạn có thể cho trẻ sự lựa chọn "Con chọn đi nhé: một là con ngồi yên trong xe đẩy, hai là con đi lại từ tốn bên cạnh mẹ". Bạn cũng có thể để trẻ lãnh nhận hậu quả của thái độ sai trái ấy "Hôm nay con ở nhà, không đi chợ với mẹ nữa. Con có biết lý do tại sao hay không?"

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Khuyến khích tính tự lập
- Hãy để trẻ tự lựa chọn "Hôm nay con thích mặc áo màu xanh hay áo màu đỏ?".
- Đừng quá nhanh chóng trả lời tất cả các câu hỏi của trẻ "Câu hỏi của con hay đấy. Thế con thì nghĩ thế nào?"
- Khuyến khích trẻ tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài "Hay là con thử hỏi bác nha sĩ xem bác ấy bảo sao về chuyện nhai kẹo cao su"

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Cách khen ngợi trẻ
Trẻ: Mẹ ơi, con làm thơ về cái tàu hỏa này, mẹ thấy có hay không?
Người lớn: Hay quá! Con sẽ trở thành nhà thơ nổi tiếng đấy!

Thay vì đánh giá, bạn hãy mô tả điều bạn thấy hoặc nghe "Con diễn tả được nhịp điệu xình xịch của tàu hỏa, biết dùng từ vần hợp với nhau"; hãy mô tả cảm xúc của bạn "Bài thơ khiến mẹ có cảm tưởng đang ngồi trên tàu hỏa đi qua khu rừng xanh"

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Cách phê bình trẻ

Người lớn: Con viết sai lỗi chính tả rồi. Con phải cẩn thận chứ.

Thay vì chê trách, bạn hãy chỉ ra điều cần phải làm "bài thơ của con chỉ cần sửa lỗi chính tả từ "toa se" và "hàng háo" là có thể đăng trên báo tường rồi"

-----------------------------------------------------------------------------------

*** Giải phóng trẻ khỏi những ấn tượng do người khác áp đặt
Người lớn: Con là "con vẹt", không ai tranh nói kịp với con cả.

Thay vì gây ấn tượng, bạn hãy tìm cơ hội giúp trẻ thấy khía cạnh tốt đẹp của mình "Dù con còn nhiều điều muốn nói nhưng con biết ngưng lại để nhường cho người khác, vậy là con biết cách tự chủ đấy". Bạn hãy đặt trẻ vào tình huống khách quan để trẻ nhìn rõ về mình "Mẹ muốn con làm người điều khiển chương trình và giúp mọi người có cơ hội phát biểu nhé". Bạn hãy để trẻ nghe bạn nói tốt về trẻ "Tâm có nhiều ý kiến hay lắm nên khó mà im lặng được, thế mà chú thấy bạn ấy vẫn giữ im lặng đấy!"


*******************************************************************************
Trên đây chỉ là một số rất ít mẫu các cách xử lý tình huống thôi. Những quyển như thế này phải đọc đi đọc lại mới nhớ mà thực hành được. Ở Việt Nam, nếu ai có nhu cầu đọc cả quyển mà không tìm thấy ở hiệu sách thì PM cho em để mượn rồi đi photocopy nhé.
 
341
0
0

Bryanthien

New Member
the^' mai pha?i di thu vien rinh cuon nay ve ...
thanks me Van nhe
@sorry moi nguoi em van chua viet duoc tieng viet
 
3,316
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

Cả nhà có ai có sách gì hay mọi người giới thiệu vào đây nhé. Em xin mở hàng quyển này :eyelash:



.

Mình đã đi tìm mua sách này nhưng không thấy, chỉ có 1 hiệu ở Đinh Lễ trả lời là hết. Mẹ nó cho mình xin địa chỉ đến mượn copy nhé
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

Mẹ thuyvuong ơi, em ko ở VN ạ, em vừa hỏi phụ huynh để quyển sách ý ở đâu thì phụ huynh nói có người mượn mất rồi. Em có 1 bản ở đây, để em quét dần dần rồi up lên gửi cho chị nhé :rose:
 
3,316
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

Mẹ thuyvuong ơi, em ko ở VN ạ, em vừa hỏi phụ huynh để quyển sách ý ở đâu thì phụ huynh nói có người mượn mất rồi. Em có 1 bản ở đây, để em quét dần dần rồi up lên gửi cho chị nhé :rose:
Cảm ơn Sweetlily nhiều nhiều nhé:love:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

How to talk so kids will listen, and how to listen so kids will talk

Mình xin tóm tắt chương đầu của cuốn sách mệnh danh "Parenting Bible" này :). Khi mua, trên giá bên cạnh có cuốn "Raising intelligent kids" :).

Cảm giác đầu tiên về cuốn sách, ngoài tính cụ thể đúng kiểu cẩm nang, tác giả có cùng một quan điểm với Jacques Salomé về việc cần phải công nhận cảm xúc của trẻ con (accepting children's feelings).

Cuốn sách tuy dễ đọc nhưng lại khó hiểu về ý tưởng chính. Cuốn sách đề cập đến những khó khăn trong hội thoại trao đổi với trẻ em, qua các ví dụ cụ thể. Đó là một cách rất hay để dẫn dắt vấn đề. Tuy nhiên, ý tưởng căn bản đằng sau cách giải quyết cho mỗi trường hợp lại không rõ ràng. Mình mong chờ một giải pháp có tính trừu tượng và khái quát hơn, mà từ đó mỗi bố mẹ có thể tự rút ra giải pháp riêng cụ thể, cho bất kỳ vấn đề communication nào với trẻ con.

Chương 1 - Giúp trẻ em xử lý cảm xúc của mình

Chúng ta có xu hướng chối bỏ cảm xúc của trẻ em (và, mở rộng ra, cảm xúc của người khác) một cách vô thức. Để hiểu rõ điều này và ảnh hưởng của nó đến trẻ em, tác giả đưa ra 8 ví dụ về cách phản ứng trước cảm xúc của người khác.

1. Chối bỏ: Nghĩ thế thật là ngớ ngẩn. Chẳng có lý do gì để cảm thấy thế cả. Có gì tồi tệ lắm đâu. Nào, hãy cười lên. Bạn trông dễ thương lắm khi bạn cười.
2. Một câu trả lời triết lý: Cuộc đời là thế mà. Mọi thứ cuối cùng chẳng như ta muốn. Trên đời này chẳng có gì hoàn hảo.
3. Khuyên nhủ: Bạn biết không, mình nghĩ rằng điều bạn cần làm là ... Đừng chịu đựng như thế ... Nếu thế này... thì bạn nên ...
4. Chất vấn: Điều đó chính xác là thế nào? (ví dụ như, bạn và con ai oánh trước :))... Điều gì xảy ra trước đó? ... Bạn có nhận thấy rằng ...?
5. Ủng hộ người ở phe đối lập: Thực ra mình hiểu phản ứng của xếp bạn ...
6. Thương xót: Khổ quá, thương bạn quá ...
7. Kiểu tâm lý học "cây nhà lá vườn": Theo mình, lý do chính là ... Có lẽ người đó với bạn như một người cha vậy ...
8. Đồng cảm (cố gắng hòa đồng vào cảm xúc của người nghe): Quả là một tình huống không dễ chịu ...

Là người nghe, bạn thích cách phản ứng nào ??

Tác giả nói rằng, bản thân tác giả không muốn nghe khuyên nhủ, hay các lời khuyên tâm lý hay triết lý, hay ý kiến quan điểm. Tác giả muốn nỗi đau trong lòng mình được công nhận. Tức là tác giả muốn sự đồng cảm (phản ứng thứ 8 trong danh sách trên). Tuy nhiên, ngôn ngữ của sự đồng cảm chia sẻ không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên. Nó không nằm trong tiếng mẹ đẻ của thế hệ chúng ta vì chúng ta lớn lên với rất nhiều cảm xúc bị chối bỏ.

Một vài lời khuyên cụ thể:
- Hãy lắng nghe con một cách toàn tâm toàn ý.
- Xác nhận cảm xúc của con bằng các từ ngắn gọn --, như "Oh", "Mmmm", "I see". (Mở ngoặc, vấn đề là làm sao dịch ra tiếng Việt đây, Oh và Mmm tiếng Anh chưa chắc có cùng tác dụng như "Ô" trong tiếng Việt nhỉ :)).
- Chỉ tên cảm xúc của con (ví dụ, thật là tình huống khó xử, khó chịu, đáng bực mình ..)
- Cho con một mong muốn "ảo" nào đó (ví dụ, giá mà ...).

Cá nhân mình nghĩ, tuy các tips của tác giả quá cụ thể và có thể không hiệu quả với nhiều bé (do mỗi đứa trẻ đều đặc biệt không giống bất kỳ ai khác nên ngôn ngữ bé hiểu cũng khác), ý chính của tác giả là mỗi bố mẹ cần tự tìm cách diễn đạt để con hiểu sự đồng cảm của mình. Tương tự như J. Salomé nói rằng bất cứ hành vi cử chỉ nào của trẻ con cũng đều có ý nghĩa (và một khi có ý nghĩa thì người lớn phải công nhận ý nghĩa đó).

Chương tiếp (hấp dẫn hơn nhiếu :angle:): Làm sao để trẻ hợp tác (hay nói cách khác là làm sao để trẻ tuân theo lệnh bố mẹ, đùa nha). Chương này nhờ em sweetlily tóm tắt giùm. :rose:
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

@Chị Zoe: Chị ơi cuốn này cũng hay quá, hay chị mở riêng 1 topic để dễ theo giõi được không ạ :love::love::love:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

Hihi không biết bao giờ em mới có thời gian tóm tắt được đây ạ, em sẽ cố gắng :smiling:
Đây là bản sơ đồ tóm tắt của quyển này ạ, hic, em cũng ko có bản dịch tiếng Việt, mọi người xem tạm

 
3,316
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Giới thiệu sách hay chủ đề nuôi dạy bé

Chương tiếp (hấp dẫn hơn nhiếu :angle:): Làm sao để trẻ hợp tác (hay nói cách khác là làm sao để trẻ tuân theo lệnh bố mẹ, đùa nha). Chương này nhờ em sweetlily tóm tắt giùm. :rose:
mẹ Tin lại chờ Mẹ Zoe và Sweetlily nhé :rose:
Việt Huy nhà mình sắp 5 tuổi, tuổi đỉnh cao của ẩm ương hay sao ý. Về cơ bản là một bé ngoan, biết nghe lời theo nhận xét của mọi ngưòi xung quanh, nhưng không hiểu do cách bọn mình dạy con hiếm khi dùng roi vọt quát mắng hay sao mà dạo này bạn ý bướng kinh khủng, bố mẹ nói gì cũng cứ cười cười cà chớn, bố mẹ quát cũng vẫn tưởng đùa đến lúc bố mẹ cáu thật sự thì quay ra khóc...Còn nhiều chuyện nữa nên bê ghế ngồi chờ các mẹ nhé, vì mình vẫn mong con hợp tác chứ không muốn theo lời khuyên nhiều người là: cho nó một trận nhớ đời là sợ ngay.
 
3,316
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Giới thiệu sách: How to talk ... - Nói với trẻ ntn

Hôm nay nhà mất điện, anh xã lại đi làm thế là ba mẹ con lang thang hiệu sách và đã mua được cuốn sách này rồi đấy. Cảm ơn các chị đã giới thiệu sách hay nhé :x
 
Top