Mường Tè
New Member
Trong 4 vùng đất liên quan đến cuộc đời Đức Phật, có 3 vùng đất thuộc Ấn Độ, đó là:
1. Boddhgaya: Nơi Đức Phật ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và được khai minh.
2. Sarnath: Nơi người giảng bài kinh đầu tiên cho 5 tín đồ đầu tiên của Phật giáo.
3. Kushinagar: Nơi Đức Phật về nghỉ lại những ngày cuối cùng và nhập Niêt Bàn năm 80 tuổi.
Còn 1 vùng thuộc Nepal, đó là Lumbini - nơi người cất tiếng khóc chào đời.
Để đi hết 4 vùng đất có quan hệ mật thiết với cuộc đời Đức Phật, cần 1 tour dài chắc phải khoảng 10 ngày. Tôi chưa có được cái may mắn đó mà mới chỉ được đặt chân đến Sarnath, thuộc thành phố cổ Varanasi nằm bên bờ sông Hằng, nơi Đức Phật thuyết giảng bài kinh đầu tiên...
Varanasi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới với tuổi đời khoảng 3 ngàn năm. Cách thủ đô Delhi khoảng 600-700km đường bay, thành phố với 3 triệu dân mang đến cho chúng tôi cảm giác về một sự nghèo nàn, xác xơ vì hạn hán và suốt 2 ngày ở đây, hầu như cả đoàn chúng tôi không nhìn thấy 1 tòa nhà cao tầng nào đang xây dựng. Tôi nói đùa với mấy người đi trong đoàn là hình như thành phố này đang "gặm nhấm" lương khô của quá khứ vì hiện tại không thấy nhiều sự phát triển...
Theo cuốn:"Xin chào Ấn Độ" của Hồ Anh Thái, Sarnath từng là một thiền viện đông đúc và tôn nghiêm dưới thời Hoàng Đế Ashoka (Thế kỷ thứ 3 trước CN) và được khôi phục thời hoàng kim vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 sau CN. Sarnath cũng là nơi mà Đường Tăng của nước Đại Đường đã đặt chân khi đi thỉnh kinh ở Tây Trúc như tích truyện trong Tây Du Ký. Nơi Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên giờ chỉ còn là phế tích. Có một Viện bảo tàng nằm bên cạnh lưu giữ những hiện vật khai quật được, trong đó có nhiều tượng phật với các niên đại khác nhau. Rất tiếc vì quy định của bảo tàng không cho chụp hình nên không có được tấm hình nào về những hiện vật này.
Một vài hình ảnh về thiền viện, giờ chỉ còn như 1 phế tích với lịch sử cả gần 2 ngàn năm, sau nhiều lần bị các đạo giáo khác đập phá...
1. Những cây bồ đề bên ngoài cổng khu di tích:
2. Sarnath nhìn từ xa:
3. Nền gạch xót lại sau khai quật
4. Đài tưởng niệm Đức Phật (stupa - bảo tháp) nơi Đức Phật thuyết giảng bài đầu tiên. Bảo tháp này do 3 đời vua xây dựng, không có cửa ra, cửa vào, trong bảo tháp thường có những chiếc tiểu đá cẩm thạch, chứa 1 chút tro cốt của người):
5. Tượng phật trong 1 ngôi chùa bên cạnh khu di tích:
Rời thiền viện, chúng tôi được hướng dẫn viên dẫn vào 1 cửa hàng bán đồ lụa và đồ lưu niệm. Sau dăm câu chào hỏi, biết chúng tôi từ VN đến, 1 người bán hàng của cửa hàng thốt lên: "Ôi, tôi vừa nhìn thấy các bạn trên báo sáng nay. Báo viết có 1 đoàn đại biểu VN sang Varanasi trao đổi về kinh nghiệm sản xuất gạch (may là ông này người Ấn Độ chứ nếu là người VN thì thể nào cũng dùng từ "trao đổi kinh nghiệm về đóng gạch thay cho làm gạch ngay)

. Người đàn ông ấy chừng 50 tuổi, vẻ mặt lanh lợi, chỉ học phổ thông, không đc học ĐH. Vậy mà ông ấy khoe biết 9 thứ tiếng, nhưng tất nhiên chỉ nói được mấy câu thông thường và tính tiền, còn viết thì không viết đc. Ông ấy nói với chúng tôi là ở Varanasi này có 1 khu đất dành chuẩn bị xây chùa Việt Nam và có nhà sư người Việt, hình như tên là Thầy Minh, hàng ngày thầy vẫn đi xe đạp ra chợ mua sắm các thứ. Ông ấy sẵn lòng đưa chúng tôi đến thăm khu đất ấy nhưng vì phải quay về ra sân bay nên đoàn không có thời gian đến thăm khu đất xây dựng chùa VN đc...
6. Bên cạnh tường rào, nhiều người ăn xin vẫy gọi, ngửa tay cầu xin những đồng bạc lẻ của khách du lịch:
Ở nơi đất Phật hiện diện, vẫn có, thậm chí là còn có quá nhiều người khổ. Chợt nghĩ đến hình ảnh người đi lễ chùa ở cái xứ Anamit nhà mình, cứ đặt 500, 1000 đồng tiền lẻ, cầu khấn, xin Đức Phật đủ thứ như công danh, tiền bạc, giàu sang, phú quý. Nếu Đức Phật hiển linh, có thể ban phát những thứ đó thì há chăng, những người dân ở đây, nơi gần gũi với người, sao vẫn còn khổ thế???.
Đức Phật không cho ta tiền bạc, không ban ơn hay tặng phép màu cho những ai cầu xin. Bản thân Đạo Phật hay người theo Đạo Phật- Buddha có nghĩa là Những người giác ngộ. Vì thế, không phải chỉ xây nhiều đền chùa, tạc nhiều ông tượng thì mới là làm việc thiện, mới làm theo lời Phật dạy. Thế mới thấy thấm thía câu nói "Phật tại tâm mỗi người". Mỗi con người nếu trong mỗi hành động hay việc làm đều răn theo lời Phật dạy thì thế giới này đẹp và nhân từ biết bao...
1. Boddhgaya: Nơi Đức Phật ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và được khai minh.
2. Sarnath: Nơi người giảng bài kinh đầu tiên cho 5 tín đồ đầu tiên của Phật giáo.
3. Kushinagar: Nơi Đức Phật về nghỉ lại những ngày cuối cùng và nhập Niêt Bàn năm 80 tuổi.
Còn 1 vùng thuộc Nepal, đó là Lumbini - nơi người cất tiếng khóc chào đời.
Để đi hết 4 vùng đất có quan hệ mật thiết với cuộc đời Đức Phật, cần 1 tour dài chắc phải khoảng 10 ngày. Tôi chưa có được cái may mắn đó mà mới chỉ được đặt chân đến Sarnath, thuộc thành phố cổ Varanasi nằm bên bờ sông Hằng, nơi Đức Phật thuyết giảng bài kinh đầu tiên...
Varanasi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới với tuổi đời khoảng 3 ngàn năm. Cách thủ đô Delhi khoảng 600-700km đường bay, thành phố với 3 triệu dân mang đến cho chúng tôi cảm giác về một sự nghèo nàn, xác xơ vì hạn hán và suốt 2 ngày ở đây, hầu như cả đoàn chúng tôi không nhìn thấy 1 tòa nhà cao tầng nào đang xây dựng. Tôi nói đùa với mấy người đi trong đoàn là hình như thành phố này đang "gặm nhấm" lương khô của quá khứ vì hiện tại không thấy nhiều sự phát triển...
Theo cuốn:"Xin chào Ấn Độ" của Hồ Anh Thái, Sarnath từng là một thiền viện đông đúc và tôn nghiêm dưới thời Hoàng Đế Ashoka (Thế kỷ thứ 3 trước CN) và được khôi phục thời hoàng kim vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 sau CN. Sarnath cũng là nơi mà Đường Tăng của nước Đại Đường đã đặt chân khi đi thỉnh kinh ở Tây Trúc như tích truyện trong Tây Du Ký. Nơi Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên giờ chỉ còn là phế tích. Có một Viện bảo tàng nằm bên cạnh lưu giữ những hiện vật khai quật được, trong đó có nhiều tượng phật với các niên đại khác nhau. Rất tiếc vì quy định của bảo tàng không cho chụp hình nên không có được tấm hình nào về những hiện vật này.
Một vài hình ảnh về thiền viện, giờ chỉ còn như 1 phế tích với lịch sử cả gần 2 ngàn năm, sau nhiều lần bị các đạo giáo khác đập phá...
1. Những cây bồ đề bên ngoài cổng khu di tích:

2. Sarnath nhìn từ xa:

3. Nền gạch xót lại sau khai quật

4. Đài tưởng niệm Đức Phật (stupa - bảo tháp) nơi Đức Phật thuyết giảng bài đầu tiên. Bảo tháp này do 3 đời vua xây dựng, không có cửa ra, cửa vào, trong bảo tháp thường có những chiếc tiểu đá cẩm thạch, chứa 1 chút tro cốt của người):

5. Tượng phật trong 1 ngôi chùa bên cạnh khu di tích:

Rời thiền viện, chúng tôi được hướng dẫn viên dẫn vào 1 cửa hàng bán đồ lụa và đồ lưu niệm. Sau dăm câu chào hỏi, biết chúng tôi từ VN đến, 1 người bán hàng của cửa hàng thốt lên: "Ôi, tôi vừa nhìn thấy các bạn trên báo sáng nay. Báo viết có 1 đoàn đại biểu VN sang Varanasi trao đổi về kinh nghiệm sản xuất gạch (may là ông này người Ấn Độ chứ nếu là người VN thì thể nào cũng dùng từ "trao đổi kinh nghiệm về đóng gạch thay cho làm gạch ngay)
6. Bên cạnh tường rào, nhiều người ăn xin vẫy gọi, ngửa tay cầu xin những đồng bạc lẻ của khách du lịch:

Ở nơi đất Phật hiện diện, vẫn có, thậm chí là còn có quá nhiều người khổ. Chợt nghĩ đến hình ảnh người đi lễ chùa ở cái xứ Anamit nhà mình, cứ đặt 500, 1000 đồng tiền lẻ, cầu khấn, xin Đức Phật đủ thứ như công danh, tiền bạc, giàu sang, phú quý. Nếu Đức Phật hiển linh, có thể ban phát những thứ đó thì há chăng, những người dân ở đây, nơi gần gũi với người, sao vẫn còn khổ thế???.
Đức Phật không cho ta tiền bạc, không ban ơn hay tặng phép màu cho những ai cầu xin. Bản thân Đạo Phật hay người theo Đạo Phật- Buddha có nghĩa là Những người giác ngộ. Vì thế, không phải chỉ xây nhiều đền chùa, tạc nhiều ông tượng thì mới là làm việc thiện, mới làm theo lời Phật dạy. Thế mới thấy thấm thía câu nói "Phật tại tâm mỗi người". Mỗi con người nếu trong mỗi hành động hay việc làm đều răn theo lời Phật dạy thì thế giới này đẹp và nhân từ biết bao...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: