Lời khuyên dành cho người kể chuyện

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Lời khuyên dành cho người kể chuyện



- Nếu bạn muốn con biết đến những câu chuyện hay, bạn có thể đọc hoặc kể cho con nghe. Có những phụ huynh không thích đọc, có những phụ huynh lại không thích kể, vì vậy hãy chọn cách nào phù hợp nhất cho con và bạn. Tốt nhất là nên kết hợp cả 2 kiểu.

- Bạn có thể chọn một cuốn truyện tranh không quá nhiều từ, và có thể kể lại câu chuyện theo tranh.
- Khi bạn kể hoặc đoc truyện cho con, tức là con là người nghe, vì vậy bạn có thể đọc lại nhiều lần đoạn con thích, đọc lướt đoạn nào con muốn, và khi con không muốn nghe nữa thì bạn nên dừng lại.
- Mặc dù là đọc theo những sở thích của con, nhưng cần cố gắng làm phong phú loại sách mà con nên khám phá. Phụ huynh có thể xem danh mục các loại sách phù hợp cho trẻ em trong thư viện địa phương, của trường, hoặc trong hiệu sách với rất nhiều chủng loại khác nhau. Nếu bạn chưa từng tới thư viện, thì lần đầu tiên bạn sẽ thấy lạ lẫm. Nhưng hãy cố gắng tới thư viện hoặc hiệu sách vào hàng tuần, vào lúc không quá đông và nhờ người quản lý chỉ cho bạn khu vực sách dành cho trẻ em. Tại đó có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn.
- Mỗi lần đến thư viện, bạn nên mượn 1 vài cuốn sách. Nếu như con bạn rất thích một cuốn sách nào đó, và cứ muốn đọc đi đọc lại thì bạn nên mua cho con một cuốn.
- Bạn cũng nên lướt qua hiệu sách và cửa hàng sách cũ, vì bạn cũng sẽ thấy nhiều cuốn sách bìa mềm rất hay dành cho con, mà giá lại không quá đắt.
- Thỉnh thoảng bạn nên đưa con tới những nhà hát có những vở diễn dành cho trẻ em để con xem những câu chuyện con biết được dựng diễn như thế nào, và cũng là cho con đi chơi.
- Nên tặng con sách vào những dịp như sinh nhật, lễ giáng sinh hoặc dùng làm phần thưởng cho con. Sách là món quà đặc biệt ý nghĩa.

Khi con bạn mới là một em bé:

- Trước hết con sẽ rất thích giọng kể ấm áp, những âm thanh, nhịp điệu bạn diễn tả, sau đó con mới có thể hiểu được các từ, ngữ trong truyện.
- Bạn có thể khiến cho con yêu thích sách bằng cách cho con xem những bức tranh có màu, và gọi tên đồ vật, hoặc đọc bức tranh với những tiếng có vần với nhau. Từ đó, con sẽ rất thích làm những việc như vậy với bạn, và dần hiểu được nghĩa của các từ, ngữ ngay cả khi con chưa biết nói. Lúc này, những cuốn sách dành cho con là những quyển sách có giấy cứng hoặc ép nhựa vì nếu con có làm rơi hay vấy bẩn lên sách thì sau đó vẫn có thể lau đi và đọc lại được.
- Như một thói quen, con sẽ rất thích xem những hình mà bạn chỉ cho con trong sách.

Khi con đã biết đi:
- Hãy kể một câu chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Những câu chuyện bạn kể cần ngắn và dễ hiểu vì các em bé mới biết đi không thể chăm chú nghe một câu chuyện quá dài.
- Các con vẫn thích những sách có tranh nhiều màu sắc, vần điệu dễ nghe và có những câu chuyện mà các con biết.
- Các con bắt đầu hình thành sở thích với những câu chuyện mà các con thích đọc đi đọc lại nhiều lần. Điều này là một dấu quan trọng cho quá trình con lớn lên và đi học sau này.
- Những đứa trẻ mới 2 tuổi thôi cũng có thể vặn vẹo bạn khi bạn chót bỏ quên một từ không kể/ đọc và sẽ rất thích nói một số từ trong câu chuyện mà con thích.

Khi con sắp đến tuổi đi học:

- Hãy để con tự chọn sách/ truyện.
- Bạn và con có thể diễn lại câu chuyện bằng cách đóng vai.
- Để con vẽ những bức tranh dựa trên nội dung câu chuyện hoặc tự nghĩ ra một câu chuyện giống như vậy.
- Có thể bảo con kể lại một câu chuyện và lắng nghe con kể.
- Không nên kể những câu chuyện quá dài và có kết thúc bất ngờ.
- Có thể đưa con tới thư viện/ hiệu sách để con chọn những sách mà con thích đọc.

Khi con đến tuổi đi học:
- Không nên biến thời gian bạn kể chuyện cho con thành bài học đọc mà hãy coi đó là lúc cho cả bạn và con thư giãn, chia sẻ và vui vẻ.
- Không nên hi vọng quá nhiều và quá sớm vào khả năng đọc của con khi con đang học đọc. Con cần khá nhiều thời gian kể từ khi con biết đọc cho tới khi con có thể đọc thành thạo và thấy thực sự thích câu chuyện mà con đang đọc. Sau khi con tự đọc được, con cũng cần bạn đọc lại cho con nghe. Và dù bạn ở lứa tuổi nào đi nữa thì bạn vẫn có những câu chuyện để đọc cho con nghe.
- Hãy cho phép con được chọn những loại sách con thích, dù cho bạn không thích lắm.
- Cần giúp con lựa chọn những loại sách mà con yêu thích, ví dụ nếu con yêu quý những con khủng long, những con chó hoặc các con vật khác thì bạn nên giúp con tìm những loại sách về chủ đề ấy.
- Vì các con mới biết đọc nên hãy để cho các con đọc những sách có từ ngữ đơn giản, như vậy các con sẽ thấy mình đọc được và thấy thích thú. Nếu sách có nhiều từ khó quá thì sẽ làm các con nản ngay.
- Mỗi đứa trẻ sẽ có những niềm yêu thích khác nhau. Một đứa trẻ có thể không thích những loại sách mà các anh chị nó vẫn thích khi bằng tuổi nó, cũng như mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng đọc khác nhau.
- Bạn cũng đừng lo lắng quá nếu như con bạn vẫn thích truyện tranh khi con đã lớn hơn – đó là một giai đoạn khi con tập đọc. Khi con đọc tốt hơn, tự tin hơn, con sẽ muốn chuyển sang đọc những loại khác.
- Có rất nhiều đứa trẻ (ngay cả người lớn cũng vậy) rất thích đọc lại những câu chuyện mà trước kia chúng từng thích. Nhất là khi chúng thấy buồn hoặc thấy khó chịu, những câu chuyện cũ quen thuộc ấy khiến chúng lấy lại cảm giác dễ chịu, yên ổn.

Bạn nên chọn những loại sách nào?

Sau đây là một vài góp ý để bạn có thể chọn cho con những cuốn sách phù hợp.
Hãy chọn:
- Những cuốn sách với những nhân vật và tình tiết khác nhau, ví dụ như có lúc thì hoàng tử cứu công chúa nhưng ở tình tiết khác, công chúa lại cứu hoàng tử.
- Những cuốn sách mà nhân vật không phải lúc nào cũng hành động theo đúng một kiểu, ví dụ như không phải lúc nào bố cũng là người phải rửa xe, mẹ lúc nào cũng phải làm nội trợ, những nhân vật có quyền lực không phải lúc nào cũng là người xấu.
- Những câu chuyện mà mạch truyện phù hợp với phần kết của truyện, nghĩa là trẻ em thường thích đọc những truyện mà kết cục của nó đúng như chúng nghĩ dựa trên diễn biến câu chuyện, chứ chúng không thích những kết thúc bất ngờ.
- Những câu chuyện pha lẫn một vài thủ đoạn xảo quyệt, một chút hài hước, lời lẽ xáo động một chút, nhân vật cũng gặp những rắc rối…vì bọn trẻ đôi khi thích cảm giác sợ hãi hoặc thích những trò tinh quái.
- Những câu chuyện có những miêu tả chi tiết ví dụ như đồng hồ điểm mấy giờ, chiếc bàn chải đánh răng trông như thế nào…
- Những câu chuyện nói về chính những mong muốn của con, ví dụ như cuốn sách nói về một bạn nhỏ trong ngày đầu tiên đi học, hoặc trong dịp sinh nhật.
- Những câu chuyện nói về những thứ mà các con biết, ví dụ như truyện về các bạn nhỏ cùng lứa tuổi với con.
- Những cuốn sách mà diễn tả cảm xúc vui, buồn, cáu giận…ví dụ như một câu chuyện kể về gia đình một bạn nhỏ chuyển đến nhà mới, bạn ấy chắc sẽ hơi lo lắng và sợ sệt vì tới một nơi lạ lẫm, nhưng cũng khá háo hức vì không biết nhà mới sẽ thế nào.
- Những câu chuyện có kết thúc tốt đẹp.
- Những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện dân gian luôn là những thứ gắn bó với các con. Những câu chuyện ấy không làm các con sợ vì nó từ “ngày xửa ngày xưa”, và nó đưa ra tình tiết quan trọng trong đời sống con người, ví dụ như một bạn nhỏ phải xa nhà và xa gia đình, ai đó bị chết…Sau mỗi chi tiết hơi sợ một chút, bạn có thể dừng lại và hãy để con trình bày những suy nghĩ của mình. Đừng đọc/kể những câu chuyện mà con không thích.

Trẻ em khi đã biết đọc có thể muốn đọc nhiều thứ chúng thích nếu bạn cho phép, thậm chí những cuốn sách ấy được viết không trau chuốt hoặc nội dung không tốt. Vì vậy hãy đọc cho con những cuốn sách có giá trị về mặt ngôn từ cũng như nội dung để khi con lớn lên, muốn đoc nhiều thể loại khác nhau thì con vẫn chọn được những cuốn sách hay và có giá trị.

Bài dịch từ nguồn: Raising Children Network
Người dịch: nick Chuongaz
 
Top