Môn tiếng Việt

2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Cám ơn các mẹ đã giải thích :rose:. Đúng là phong ba bão táp. Không từ nào tả đúng hơn :smiling:. Camellia nhớ kể chuyện đi học nhé.

Mình tranh thủ hỏi một chuyện không phải về tiếng Việt nhưng liên quan :). Con mình hơn 5 tuổi, đi học mẫu giáo nhỡ. Học vẽ chữ thôi (chứ ko học viết chữ). Nhưng con gái hay viết ngược (như trong gương vậy). Vài chữ đối xứng (như S, Z) thì dễ hiểu, nhưng mình phát hiện ra dạo này nàng còn toàn viết ngược, nhất là các chữ số, số nào cũng ngược. Người ta nói viết ngược là có thể liên quan đến dyslexia. Dĩ nhiên mẹ cháu chưa lo đến thế, nhưng muốn hỏi các mẹ có con lớn, ngày nhỏ các bé có hay viết ngược như thế không ??

Xin đa tạ :rose:
Cu Đăng nhà mình mới đi học cũng hay viết ngược, chữ O, số 5 ... (đến giờ - sắp lên lớp 2, số 5 mà không để ý là hắn vẫn viết ngược)
Về ngữ pháp thì bình thường nhưng khoản đọc to thì không tốt lắm. Đọc không rõ chữ, nhanh, thiếu tự tin. Cô giáo chấm điểm đọc là 5 thì Đăng chỉ được 3:smiling:
 
5,640
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Môn tiếng Việt

TR nhà em thì đọc Doremon ra rả, điếc cả tai. Nhưng mỗi tội...đặt câu "rất" nhiều "rất":
- Mẹ em có rất nhiều sách.
- Bà em nói rất nhiều.
- Em rất thích cá sấu.
- Bạn Nam lớp em ăn rất nhanh.
- Cây bàng dưới sân trường em rất nhiều cành.
Vân vân và vân vân "rất"....Hixx...Hở ra là "rất":crying::crying:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Hôm trước em bắt đầu đưa con gái đi học viết chữ để chuẩn bị cho con vào lớp 1. Em mua một loạt vở tập viết cho con và còn mua một loạt sách hướng dẫn dạy con học. Em nghĩ là cần phải tự nghiên cứu để dạy con cho đúng, chứ mẹ giờ lạc hậu quá rồi, dạy con sai thì chết.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Mình tranh thủ hỏi một chuyện không phải về tiếng Việt nhưng liên quan :). Con mình hơn 5 tuổi, đi học mẫu giáo nhỡ. Học vẽ chữ thôi (chứ ko học viết chữ). Nhưng con gái hay viết ngược (như trong gương vậy). Vài chữ đối xứng (như S, Z) thì dễ hiểu, nhưng mình phát hiện ra dạo này nàng còn toàn viết ngược, nhất là các chữ số, số nào cũng ngược. Người ta nói viết ngược là có thể liên quan đến dyslexia. Dĩ nhiên mẹ cháu chưa lo đến thế, nhưng muốn hỏi các mẹ có con lớn, ngày nhỏ các bé có hay viết ngược như thế không ??

Xin đa tạ :rose:
Phải đi tra ngay từ điển xem cái từ mẹ Zoe viết, dyslexia nó là cái gì, được dịch là "sự đọc khó (cũng gọi là word-blindness)" :laughing: , nhờ mẹ Zoe dịch lại ạ.

Mèo nhà em thì chỉ viết nét ngược, vd số 0, số 8 thì bắt đầu bằng 1 điểm ở trên và vòng sang phải chứ ko phải sang trái như thường lệ. Cô giáo thì cứ bắt viết đúng chuẩn nhưng em thì thấy chả vấn đề gì nên kệ cu cậu phóng bút, miễn là nhanh và đẹp là được, trong trường hợp này nghĩ đến kết quả đạt được chứ ko cần câu nệ phương cách, phương thức :smiling: .

Nhân tiện hôm qua đi họp tổng kết năm cho con zai, có chuyện này buôn với cả nhà - cũng liên quan đến tiếng Việt đấy ạ - cô giáo đọc tổng kết thành tích học tập của cả lớp như sau: Có 29 bạn đạt loại Giỏi, 6 bạn loại Tiến tiến, và 2 bạn Khen từng mặt :surprise:. Cứ nghĩ mình ong tai vì vừa đi nắng vào, nhưng cô còn nhắc lại lần thứ 2 là: 2 bạn Khen từng mặt này, bố mẹ cần chịu khó kèm cặp con trong dịp hè để vào lớp 4 con tiến bộ hơn. Về đến nhà ngay lập tức hỏi lại con zai là "Khen từng mặt" nghĩa là tn. Em đố các bác túm lại ... là thế nào???

@TR: Nói với con zai là cô OMM yêu con trai rất nhiều :kiss: !




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Phải đi tra ngay từ điển xem cái từ mẹ Zoe viết, dyslexia nó là cái gì, được dịch là "sự đọc khó (cũng gọi là word-blindness)" :laughing: , nhờ mẹ Zoe dịch lại ạ.

Mèo nhà em thì chỉ viết nét ngược, vd số 0, số 8 thì bắt đầu bằng 1 điểm ở trên và vòng sang phải chứ ko phải sang trái như thường lệ. Cô giáo thì cứ bắt viết đúng chuẩn nhưng em thì thấy chả vấn đề gì nên kệ cu cậu phóng bút, miễn là nhanh và đẹp là được, trong trường hợp này nghĩ đến kết quả đạt được chứ ko cần câu nệ phương cách, phương thức :smiling: .

Nhân tiện hôm qua đi họp tổng kết năm cho con zai, có chuyện này buôn với cả nhà - cũng liên quan đến tiếng Việt đấy ạ - cô giáo đọc tổng kết thành tích học tập của cả lớp như sau: Có 29 bạn đạt loại Giỏi, 6 bạn loại Tiến tiến, và 2 bạn Khen từng mặt :surprise:. Cứ nghĩ mình ong tai vì vừa đi nắng vào, nhưng cô còn nhắc lại lần thứ 2 là: 2 bạn Khen từng mặt này, bố mẹ cần chịu khó kèm cặp con trong dịp hè để vào lớp 4 con tiến bộ hơn. Về đến nhà ngay lập tức hỏi lại con zai là "Khen từng mặt" nghĩa là tn. Em đố các bác túm lại ... là thế nào???

@TR: Nói với con zai là cô OMM yêu con trai rất nhiều :kiss: !




Dyslexia nôm na là rối loạn khả năng xử lý các biểu tượng trong ngôn ngữ nói và viết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đọc. Đọc trông thế thôi nhưng là một hoạt động tổng hợp nhiều chức năng bộ não lắm (chưa nói đến việc đọc và hiểu cho đúng). Nó thường liên hệ đến khả năng sequencing, đại loại là xử lý thứ tự, vị trí (cả trong không gian cụ thể và trừu tượng). Triệu chứng là khó khăn với việc phân biệt phải trái, trước sau, thứ tự các âm, viết ngược và cả một số cấu trúc cú pháp không học được...

Hihi, triệu chứng thôi nha, chứ chỉ có chuyên gia là xác định được có bị dyslexia thật không.

Chị mới phát hiện ra một vai chữ số An viết ngược là do không biết tờ giấy phải đặt đúng hướng. Bạn ấy đôi khi viết cho người đối diện đọc :laughing:. Nhưng có một số chữ không phải vậy, nhưng bạn ấy bảo viết ko đúng nhưng ai cũng hiểu mà (chuối thế đấy). Đúng là phong ba bão táp :laughing:. Nhưng cũng phải tập, vì để lâu thành thói quen, như chị đến giờ cũng không thể phân biệt phải trái tức thì (hay là gien nhỉ :laughing:).

Nói về chuyện xếp hạng HS giỏi, tiên tiến, thì con bạn chị mấy năm trước toàn học sinh xuất sắc hay ưu tú gì đó, năm nay mẹ cho nghỉ học thêm, xuống học sinh tiên tiến :smiling:. Cả lớp khoảng 80% học sinh giỏi :smiling:

Quay lại chủ đề tiếng Việt, mình muốn hỏi về chính tả tiếng Việt. Về việc chấm phẩy ấy. Với dấu nào thì có khoảng cách trước dấu vậy ? Về việc viết hoa, nếu là từ kép thì khi nào viết hoa cả hai từ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Quay lại chủ đề tiếng Việt, mình muốn hỏi về chính tả tiếng Việt. Về việc chấm phẩy ấy. Với dấu nào thì có khoảng cách trước dấu vậy ? Về việc viết hoa, nếu là từ kép thì khi nào viết hoa cả hai từ.

Về cách dùng dấu câu trong tiếng Việt, em vẫn quan niệm như sau:

- Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp, có tác dụng ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu, làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết. Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.

- Khoảng cách sau các dấu câu bao giờ cũng là một khoảng trắng, sau đó bắt đầu đến ký tự đầu tiên của câu (vế) tiếp theo. Sau dấu chấm câu thì viết ký tự in hoa. Sau dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;) ngăn cách các vế của một câu thì không viết hoa. Đầu mối câu viết hoa ký tự đầu tiên.

- Các dấu bỏ ngay sau ký tự cuối cùng của câu (vế) mà không có khoảng cách. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản được in ấn thì người ta vẫn để khoảng trắng trước các dấu sau: dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy... Nhưng đó chỉ là quy ước bất thành văn của các văn bản.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Chị mới phát hiện ra một vai chữ số An viết ngược là do không biết tờ giấy phải đặt đúng hướng. Bạn ấy đôi khi viết cho người đối diện đọc :laughing:. Nhưng có một số chữ không phải vậy, nhưng bạn ấy bảo viết ko đúng nhưng ai cũng hiểu mà (chuối thế đấy). Đúng là phong ba bão táp :laughing:. Nhưng cũng phải tập, vì để lâu thành thói quen, như chị đến giờ cũng không thể phân biệt phải trái tức thì (hay là gien nhỉ :laughing:).

.... Quay lại chủ đề tiếng Việt, mình muốn hỏi về chính tả tiếng Việt. Về việc chấm phẩy ấy. Với dấu nào thì có khoảng cách trước dấu vậy ? Về việc viết hoa, nếu là từ kép thì khi nào viết hoa cả hai từ.
Ôi em An thật là đáng iu, sai cũng đáng iu nữa, lại nghĩ đến sự tiện lợi của người đối diện mà viết ngược cho họ dễ đọc, thật là ... cao thủ :rose: .


"Với dấu nào thì có khoảng cách trước dấu vậy?" Em nhìn vào bàn phím và liệt kê như sau:
- (
- {
- "
- <
Vậy có thể kết luận rằng hầu hết các dấu đều ko có khoảng cách trước dấu, chỉ có các dấu đầu trong 1 bộ dấu (vd: {}, [], "", <>) thì mới có khoảng cách trước dấu được ko mẹ Zoe?

Và nữa, những ký hiệu / từ viết tắt như: %, $, hay VND, thì có cách trước và sau dấu ko nhỉ, vd:
10% hay 10 %;
10$ hay 10 $;
10.000VND hay 10.000 VND.
Thói quen thì em thấy mọi người hay viết liền chứ ko cách.


Vụ viết hoa từ kép, thì em tìm ra được cái quy định này của BGD:
http://ngonngu.net/index.php?p=335

Tóm tắt luôn mấy ý chính để nhớ lỡ Mèo hỏi còn trả lời được:

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.

2. Địa danh: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Thái Bình, Trà Vinh.
(Thế mà từ trước đến nay mình cứ viết Hà nội, huhu.)

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.
Tuy nhiên nếu tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau) thì đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng ...
(Vụ này hơi khó vì biết tên nào là loại nào mà cho gạch ngang vào và ko viết hoa âm tiết sau, hix.)

4. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng. Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I;
(Phần này tự hào rằng trước nay mình đã viết đúng - mặc dù chỉ là kiến thức lớp 1 :laughing: ).

5. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng. Ví dụ: (chú) Chuột, (bác) Gấu, (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng...

6. Tên người, tên địa lí nước ngoài:
6.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông, Nhật Bản, Bồ Đào Nha.
6.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.
(vụ này từ trước đến nay viết toàn sai, biết là sai mà ko biết nên viết tn cho đúng :dont tell: ).
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Về việc viết hoa, nếu là từ kép thì khi nào viết hoa cả hai từ.

Về cách viết hoa trong tiếng Việt, em vẫn dạy học sinh như sau:

1. Tên người, tên địa lí, tên dân tộc Việt Nam; tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo nên tên riêng đó..
Ví dụ: - Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tấn Dũng.
- Hà Nam, Hà Nội.
- Nã PLuân (Na-pô-lê-ông), Hoa Thịnh Đốn (Oa-sin-tơn).
* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung (thường là chức danh, tước hiệu) với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ: - ĐChiểu, ĐThám.

2. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết, tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu tiên và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Ê-đê, Ba-na.
- A-lếch-xây Xéc-ghê-ê-vích Pus-kin.

- Xanh Pê-tec-bua.

3. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể, danh hiệu: Thường là một cụm từ. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ: - Trường Trung học cơ sở Kim Đồng (Riêng từ Kim Đồng viết hoa còn vì là tên riêng).
- Diễn đàn Chia sẻ tình thương.
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Để viết hoa chính xác thì điều cơ bản là phải xác định được danh từ chung và danh từ riêng. Với danh từ riêng thì viết hoa như em trình bày ở trên. Danh từ chung thì không viết hoa.

Lưu ý: Ví dụ trong hai trường hợp sau:
- Lớp em đang học môn Tiếng Việt.
- Quay lại chủ đề tiếng Việt, ....

Trường hợp 1, viết hoa như vậy vì Tiếng Việt là một tên riêng của một môn học. Viết hoa theo quy tắc 1.

Trường hợp 2, viết hoa chữ Việt vì đó là tên riêng của một dân tộc (quy tắc 1), còn tiếng không viết hoa vì nó là danh từ chung chỉ ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Cám ơn Mr_Ech và mẹ anh Mèo :rose:.

Thực hành luôn nào, vậy phải viết "ngành Hóa Học" chứ không viết "ngành Hóa học"???
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Hôm trước mình xem một quyển sách tập viết của Đăng có thấy từ củ giềng, mới bảo Đăng là Riềng, thế theo các mẹ thì thế nào? Trước tới nay mình toàn viết là Riềng :smiling:

Còn cái sự viết hoa thì mình cũng hay viết hoa lung tung, lần này xem kỹ bài các bố, các mẹ, cố viết cho đúng.
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Thực hành luôn nào, vậy phải viết "ngành Hóa Học" chứ không viết "ngành Hóa học"???
Tên các môn học, ngành học thường là một tổ hợp từ. Và người ta quy định chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tổ hợp từ đó.
Ví dụ: - Toán học, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Vật lý học...
- Sinh lý vật nuôi, Hóa sinh động vật,...
 
610
0
0

MinhMinh

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

4. Vần :

- Vần có một chữ cái : o, ô, ơ, a, u, ư, e ...

- Vần có một âm, hai chữ cái : ua, ia, ưa

- Vần có hai âm, hai chữ cái : on, oc, at ...

- Vần có cách đọc giống nhau, nhưng chữ viết khác nhau : iên - yên; iêu- yêu
Như thế là thế nào, em chẳng hiểu gì cả ??? :sigh:
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Hôm trước mình xem một quyển sách tập viết của Đăng có thấy từ củ giềng, mới bảo Đăng là Riềng, thế theo các mẹ thì thế nào? Trước tới nay mình toàn viết là Riềng :smiling:

Còn cái sự viết hoa thì mình cũng hay viết hoa lung tung, lần này xem kỹ bài các bố, các mẹ, cố viết cho đúng.
Em cũng nghĩ là ...riềng ạ. Nhưng giờ với tình hình tiếng Việt phong phú như hiện nay thì em ko còn chắc nó là riềng hay giềng nữa ạ
 
610
0
0

MinhMinh

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Em cũng nghĩ là ...riềng ạ. Nhưng giờ với tình hình tiếng Việt phong phú như hiện nay thì em ko còn chắc nó là riềng hay giềng nữa ạ
Tương tự như trường hợp này: Mĩ thuật hay M thuật, Vật lí hay vật lý.... ạ??? Em thấy mỗi nơi viết 1 kiểu.
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Tương tự như trường hợp này: Mĩ thuật hay M thuật, Vật lí hay vật lý.... ạ??? Em thấy mỗi nơi viết 1 kiểu.
- Viết y khi y đứng sau âm u : quýt - quý - huýt sáo - nguy hiểm ...
- Viết y khi y đứng một mình : ý nghĩa - y tá ...
- Viết y khi y đứng trước nguyên âm : yêu quý - chim yến ....
- Viết i khi i đứng trước phụ âm : im lặng - chìm - kiếm tìm ...

Còn các từ MinhMinh đưa ra :
Thời chị em mình thì dùng y : Vật lý, Mỹ thuật, Kỹ sư ...
Thời con gái chị, chị thấy bọn chúng toàn dùng Kĩ sư, Mĩ thuật, Vật lí ...
Chắc những từ như trên thì y hay i đều được cả.

Có lần chị nhờ con gái đánh máy hộ Tiêu chuẩn bậc thợ, con bé dùng toàn i như trên (Kĩ sư, Vật lí...), sếp chị duyệt, bắt chị chữa lại tất những chữ tương tự, chị phải cãi mãi sếp mới thông :smiling:
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Có câu thế này (con cô bạn mình hỏi) :

Tiếng suối chảy róc rách.

Tìm chủ ngữ, vị ngữ.

Nếu câu là Suối chảy róc rách thì đơn giản, Suối là chủ, chảy là vị. Còn câu trên không biết có phải Tiếng suối chảy là chủ ngữ, róc rách là vị ngữ không các mẹ :thinking:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Có câu thế này (con cô bạn mình hỏi) :

Tiếng suối chảy róc rách.

Còn câu trên không biết có phải Tiếng suối chảy là chủ ngữ, róc rách là vị ngữ không các mẹ :thinking:
Em cũng nghĩ thế. "Tiếng" là chủ ngữ, "suối chảy" bổ nghĩa cho "tiếng", "chảy" bổ nghiă cho "suối". "Tiếng suối chảy" là cụm chủ ngữ.
 
883
0
0

mèo_ú

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

"phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam"
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Có câu thế này (con cô bạn mình hỏi) :

Tiếng suối chảy róc rách.

Tìm chủ ngữ, vị ngữ.

Nếu câu là Suối chảy róc rách thì đơn giản, Suối là chủ, chảy là vị. Còn câu trên không biết có phải Tiếng suối chảy là chủ ngữ, róc rách là vị ngữ không các mẹ :thinking:

Khiếp chị toàn đưa ra tình huống khoai thí mồ.

Trường hợp này em lại nghĩ "Tiếng suối" (danh từ ghép) là chủ ngữ , "chảy róc rách" là (cụm) vị ngữ. Trong đó "róc rách" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ "chảy".
 
Top