Môn tiếng Việt

168
0
0

Rophi

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Khiếp chị toàn đưa ra tình huống khoai thí mồ.

Trường hợp này em lại nghĩ "Tiếng suối" (danh từ ghép) là chủ ngữ , "chảy róc rách" là (cụm) vị ngữ. Trong đó "róc rách" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ "chảy".
Em đồng ý với chị Cam:applause:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Khiếp chị toàn đưa ra tình huống khoai thí mồ.

Trường hợp này em lại nghĩ "Tiếng suối" (danh từ ghép) là chủ ngữ , "chảy róc rách" là (cụm) vị ngữ. Trong đó "róc rách" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ "chảy".
Thường thì sông chảy, suối chảy. Âm thanh chảy thì là một phép ẩn dụ rất nghệ thuật.

Cả hai cách phân tích chắc đều đúng cả.

Nói về phép ẩn dụ, mình nhớ nhất bài hát của con mình: Mẹ ơi, con thuyền có chân không. Dĩ nhiên là có rồi, nếu không có chân làm sao nó múa trên sóng được.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Khiếp chị toàn đưa ra tình huống khoai thí mồ.

Trường hợp này em lại nghĩ "Tiếng suối" (danh từ ghép) là chủ ngữ , "chảy róc rách" là (cụm) vị ngữ. Trong đó "róc rách" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ "chảy".
Mình cũng đồng ý với Cam.

Róc rách là trạng từ bổ nghĩa cho chảy mà thôi. Kiến thức ngữ pháp từ hồi cấp 1 của mình còn lại bấy nhiêu trong đầu thôi nhưng mình vẫn nghĩ là đúng.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ngày xưa mình nhớ có đoàn về dự giờ ngữ pháp. Cô giáo đưa ra câu sau và bảo học sinh sắp xếp các từ trong câu thành các câu khác nhau nhưng vẫn có nghĩ.

Mặt trời khuất dần sau rặng núi.

Hồi đấy mình sắp xếp được các câu sau:

Sao rặng núi, mặt trời khuất dần
Khuất dần mặt trời sau rặng núi.

Có ai xếp thêm được các câu khác không? Và xem hộ mình những câu trên có đúng không nhé? Lâu quá rồi không nhớ nữa.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ngày xưa mình nhớ có đoàn về dự giờ ngữ pháp. Cô giáo đưa ra câu sau và bảo học sinh sắp xếp các từ trong câu thành các câu khác nhau nhưng vẫn có nghĩ.

Mặt trời khuất dần sau rặng núi.

Hồi đấy mình sắp xếp được các câu sau:

Sao rặng núi, mặt trời khuất dần
Khuất dần mặt trời sau rặng núi.

Có ai xếp thêm được các câu khác không? Và xem hộ mình những câu trên có đúng không nhé? Lâu quá rồi không nhớ nữa.
Mặt trời dần khuất sau rặng núi.
Sau rặng núi, mặt trời dần khuất.

Sau rặng núi, khuất dần mặt trời.
Sau rặng núi, dần khuất mặt trời.

Sau rặng núi, trời khuất mặt dần :) (ẩn dụ).
Sau rặng núi, trời dần khuất mặt

Mặt sau rặng núi, trời khuất dần :) (ẩn dụ).
Mặt sau rặng núi, trời dần khuất
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ồ ôi bái phục mẹ Zoe sư phụ :applause: :love: !


haidang02 nói:
Thời chị em mình thì dùng y : Vật lý, Mỹ thuật, Kỹ sư ...
Thời con gái chị, chị thấy bọn chúng toàn dùng Kĩ sư, Mĩ thuật, Vật lí ...
Chắc những từ như trên thì y hay i đều được cả.
Em nhớ là thày dạy tiếng Việt ở trường DH (em phải học môn tiếng Việt cả 4 năm trời ở DH :sigh:) nói là nếu dựa theo nguyên tắc j đó của cụ Alexandre De Rhode (tên cụ đúng chưa nhỉ :thinking: ) thì viết "i" mới đúng.
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ồ ôi bái phục mẹ Zoe sư phụ :applause: :love: !
Em nhớ là thày dạy tiếng Việt ở trường DH (em phải học môn tiếng Việt cả 4 năm trời ở DH :sigh:) nói là nếu dựa theo nguyên tắc j đó của cụ Alexandre De Rhode (tên cụ đúng chưa nhỉ :thinking: ) thì viết "i" mới đúng.
Chắc thế nên sau này bọn trẻ đều dùng 'i' trong những trường hợp đã ví dụ :smiling:

Còn vụ Tiếng suối chảy rì rào thì sao nhỉ???

Tiếng suối không thể chảy, do đó đứng làm chủ ngữ hơi khó thuyết phục :eyelash:
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Chắc thế nên sau này bọn trẻ đều dùng 'i' trong những trường hợp đã ví dụ :smiling:

Còn vụ Tiếng suối chảy rì rào thì sao nhỉ???

Tiếng suối không thể chảy, do đó đứng làm chủ ngữ hơi khó thuyết phục :eyelash:
Thầy Ếch ơi, vào giải thích giùm vụ này cái đi, khó quá chừng.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Chắc thế nên sau này bọn trẻ đều dùng 'i' trong những trường hợp đã ví dụ :smiling:

Còn vụ Tiếng suối chảy rì rào thì sao nhỉ???

Tiếng suối không thể chảy, do đó đứng làm chủ ngữ hơi khó thuyết phục :eyelash:
Nguyên tắc gồm 5 điểm để viết i và y do Alexandre De Rhodes để lại như sau :

Viết y trong những trường hợp:

1)Khi tổ hợp âm /iê/ ở đầu một tiếng.

Thí dụ: yên, yêu, yết.

2)Trong các tổ hợp âm chúm môi /ui/ và /uiê/ (viết là uy,uyê,uya).

Thí dụ: uy, chuyện, khuya, nguy; (do đó đương nhiên sẽ viết: quy, quý, quỷ, quỳ, quỵ).

3)Ở sau âm ngắn của a [trong chính tả hiện nay cũng viết bằng đồ vị /a/ và âm ngắn của ơ [ tức là đồ vị /â/].

Thí dụ: cay, dày, đây, mây.

Viết i trong những trường hợp:

4)Khi âm /i/ là nguyên âm, hay là phần âm chính của âm tiết.

Thí dụ: ỉ, bí, chim, hí, kìm, lì, lính, sĩ, tị, vì, vinh.

5)khi âm /i/ là âm cuối, đứng sau phần âm chính ở thể thường, để khép âm tiết lại.

Thí dụ: ngùi, đói, người, củi, hồi, trai.


Chắc thế nên sau này bọn trẻ đều dùng 'i' trong những trường hợp đã ví dụ :smiling:

Còn vụ Tiếng suối chảy rì rào thì sao nhỉ???

Tiếng suối không thể chảy, do đó đứng làm chủ ngữ hơi khó thuyết phục :eyelash:
Âm thanh có thể chảy được. Và rì rào cũng có thể là trạng từ. Hiểu thế nào là tùy cảm nhận. Sự mập mờ chính la sức mạnh biểu đạt và vẻ đẹp của một ngôn ngữ.

Em có thể nói Tiếng suối ... chảy, chứ cụ Alexandre De Rhodes có bắt em viết Mĩ thuật, thi em xin lạy cụ, em không viết thế được, do không quen mắt :smiling:
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ở đây, "Tiếng" giữ vai tròn chính trong tổ hợp từ, "suối chảy" bổ sung cho "tiếng" để làm rõ hơn, "tiếng" đó là tiếng gì, phân biệt với các loại tiếng, kiểu như "tiếng gà gáy", "tiếng chân bước"... Và loại "tiếng" đó có đặc điểm là "róc rách"...

"Tiếng suối" thì ko thể "chảy". Vì "Tiếng suối" là âm thanh, "chảy" là đặc điểm cố định của chất lỏng. Còn trong các trường hợp dùng khác thì đó là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ví dụ:

- Hương hồi chảy tràn qua mặt.

- Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.

P.s: Kiểu câu này, HS lớp 5 làm vô tư mà. Vì em hỏi câu này HS nào cũng làm được.
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Mặt trời dần khuất sau rặng núi.
Sau rặng núi, mặt trời dần khuất.

=> Kiểu câu có cấu tạo bình thường.

Sau rặng núi, khuất dần mặt trời.
Sau rặng núi, dần khuất mặt trời.

=> Kiểu câu đảo (Lớp 6 còn gọi kiểu câu này là câu tồn tại).

Sau rặng núi, trời khuất mặt dần :) (ẩn dụ).
Sau rặng núi, trời dần khuất mặt


Mặt sau rặng núi, trời khuất dần :) (ẩn dụ).
Mặt sau rặng núi, trời dần khuất

=> Theo em không được, vì mặt trời là một từ, không thể tách như thế.
Theo em, đây không phải ẩn dụ, chị ơi.
=> Cách đặt câu này tối nghĩa.
Dòng đỏ là comment của em. Viết vậy cho tiện nhé !
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Mr_Ech: Đảo câu để có nghĩa thôi, chứ đâu phải để giữ nguyên nghĩa.

Âm thanh có chảy được không ?? Nếu sóng chảy được thì âm thanh chảy được đấy (về mặt vật lý), cùng bản chất mà !!! Nhiều thứ không là chất lỏng vẫn chảy được. Dòng người chảy về ...

Nếu đi thi, em nào phân tích như cách thứ hai thì bị sai ??? :laughing:. Quả là phong ba bão táp :laughing:
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Mr_Ech: Đảo câu để có nghĩa thôi, chứ đâu phải để giữ nguyên nghĩa.

Âm thanh có chảy được không ?? Nếu sóng chảy được thì âm thanh chảy được đấy (về mặt vật lý), cùng bản chất mà !!! Nhiều thứ không là chất lỏng vẫn chảy được. Dòng người chảy về ...

Nếu đi thi, em nào phân tích như cách thứ hai thì bị sai ??? :laughing:. Quả là phong ba bão táp :laughing:
- Trong trường hợp đảo trật tự từ trong câu thì phải giữ nguyên từ. "Mặt trời " là một từ, "Mặt trời" không có nghĩa là "mặt" và "trời" nên không thể tách.

- Trường hợp "Dòng người chảy về..." em nói rồi thôi. Đó là chị sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- KHi phân tích ngữ pháp trong ngôn ngữ thông dụng, không nên tính đến trường hợp cá biệt, chuyên ngành. Ví dụ, trường hợp "sóng chảy" trong vật lý mà chị bảo...

Đi thi, nếu em nào phân tích theo cách thứ 2 là bị sai. Chính xác :grin:!
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

- Trong trường hợp đảo trật tự từ trong câu thì phải giữ nguyên từ. "Mặt trời " là một từ, "Mặt trời" không có nghĩa là "mặt" và "trời" nên không thể tách.

- Trường hợp "Dòng người chảy về..." em nói rồi thôi. Đó là chị sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Không hề là ẩn dụ. Áp dụng được các công thức vật lý vào dòng người và "độ chảy" đấy.

- KHi phân tích ngữ pháp trong ngôn ngữ thông dụng, không nên tính đến trường hợp cá biệt, chuyên ngành. Ví dụ, trường hợp "sóng chảy" trong vật lý mà chị bảo...

Đi thi, nếu em nào phân tích theo cách thứ 2 là bị sai. Chính xác :grin:!
Vậy tiếng Việt chỉ để dùng cho văn mà không dùng cho vật lý. Quả là phong ba bão táp :laughing:. Thảo nào ngày xưa môn ngữ pháp chị chưa bao giờ được điểm trung bình :silly:
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Không hề là ẩn dụ. Áp dụng được các công thức vật lý vào dòng người và "độ chảy" đấy.
Ẩn dụ đấy. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 2, bài 23, tiết 95 xác định như vậy. Hihi...

Hihi, còn Vật lý thì em đi thi tốt nghiệp học thuộc như cháo phần lý thuyết (dù thuộc nhưng không hiểu gì) xác định để lấy điểm 5, :crying:. Cơ mà khi thi may quá, cái đứa em cho chép văn, nó cho chép lại Vật lý, thành ra điểm Vật lý lại cao quá cơ, :grin:.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Ẩn dụ đấy. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 2, bài 23, tiết 95 xác định như vậy. Hihi...
Thế này thì ... chị tâm phục khẩu phục toàn phần :angle::love:

Tranh thủ hỏi Mr_Ech luôn. "Dòng điện chảy qua" có là ẩn dụ không ?? Nếu không ẩn dụ thì nói sao đây ? Nói "dòng điện đi qua" ?? Thực ra nói "đi" mới là ẩn dụ, "truyền" cũng chỉ đúng cho khi có mục đích "truyền"...
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Em có thể nói Tiếng suối ... chảy, chứ cụ Alexandre De Rhodes có bắt em viết Mĩ thuật, thi em xin lạy cụ, em không viết thế được, do không quen mắt :smiling:
Hihi, chị cũng thế, không quen mắt :smiling:

Còn vụ Tiếng suối chảy là chủ ngữ thì chị đồng ý với Ếch :rose:
 
8
0
0

Anthology

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Trường hợp này em lại nghĩ "Tiếng suối" (danh từ ghép) là chủ ngữ , "chảy róc rách" là (cụm) vị ngữ. Trong đó "róc rách" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ "chảy".
Thấy topic này thú vị quá nên theo chân bạn Zoe vào đây.:rose::rose:

Câu trả lời của Anth cũng giống của bạn Camelia. Nhưng thú thật là ngày xưa Anth rất sợ những môn ngôn ngữ học:smiling:. Đành đem câu “Tiếng suối chảy róc rách” ra hỏi một nhà ngôn ngữ học.

Thì nhận được câu trả lời thế này, thuật lại cho các bạn cùng tham khảo thêm 1 cách lý giải: “Tiếng suối” là chủ ngữ. "Chảy róc rách" là vị ngữ. Trong đó “chảy” là động từ, "róc rách" là trạng từ chỉ thể cách và là từ láy, dùng để bổ ngữ cho từ “chảy”.

Để chắc ăn, Anth hỏi thêm một nhà ngôn ngữ học nữa và cũng nhận được câu trả lời như vậy.

Còn về môn tiếng Việt dạy trong nhà trường phổ thông thì luôn là đối tượng chỉ trích của nhiều nhà ngôn ngữ học và có vô số ý kiến đòi viết lại chương trình. Và Ngữ pháp tiếng Việt đã chia các nhà ngôn ngữ học thành 2 phe với hai quan niệm khác nhau. Cho đến bây giờ, cuộc đấu tranh khoa học giữa hai phe vẫn còn tiếp tục. Thế nên chúng ta vẫn cứ tiếp tục rối bời với môn tiếng Việt.:sigh::sigh:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Mod và Admin cho mình spam.

Xin chào bạn Anthhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh. :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:
Lâu quá mới gặp :D.... Ở đây mình tìm được mối để chuyển cuốn sách về cho bạn rồi. Sao thiêng thế ...

Quay lại chuyện "róc rách", các nhà ngôn ngữ học không đồng ý với cách phân tích "Tiếng suối chảy/róc rách" cũng làm mình ngạc nhiên, y như sách giáo khoa không đồng ý với "Tiếng suối/chảy/róc rách". :angle: Thảo nào, ngày xưa mấy môn xã hội không mấy khi được điểm trung bình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Tranh thủ hỏi Mr_Ech luôn. "Dòng điện chảy qua" có là ẩn dụ không ?? Nếu không ẩn dụ thì nói sao đây ? Nói "dòng điện đi qua" ?? Thực ra nói "đi" mới là ẩn dụ, "truyền" cũng chỉ đúng cho khi có mục đích "truyền"...
Em không nghe nói: "Dòng điện chảy qua." bao giờ. Người miền Bắc hay nói: "Dòng điện chạy qua." hay "Dòng điện đi qua".

Trong tiếng Việt có hiện tượng, khi một sự vật, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hình thành ra hiện tượng từ nhiều nghĩa. Và trong trường hợp trên, người ta xác định, "chạy" và "đi" là hiện tượng từ nhiều nghĩa chứ không phải ẩn dụ.

Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Nhưng, cách gọi ấy phải mang lại sự biểu đạt, biểu cảm cao. Ví dụ như tác giả gọi bác Hồ là Mặt Trời trong câu:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ.
Có những ẩn dụ trong đời sống các bác sử dụng rất nhiều, ví dụ: "Cục cưng của mẹ.", "Con cún con của mẹ.". Hoặc các cụm từ như: "Đỉnh cao nghệ thuật."... Những cách nói ấy được dùng nhiều nên trở nên quen thuộc, nhiều khi không được coi là ẩn dụ nữa.

Để xét từ ngữ, chúng ta nên đặt nó trong ngữ cảnh. Trong từng ngữ cảnh cụ thể thì từ sẽ có sắc thái biểu cảm khác nhau và chúng ta mới biết tác giả đã sử dụng như thế nào, với dụng ý gì.
 
Top