Môn tiếng Việt

354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Câu trả lời của Anth cũng giống của bạn Camelia. Nhưng thú thật là ngày xưa Anth rất sợ những môn ngôn ngữ học:smiling:. Đành đem câu “Tiếng suối chảy róc rách” ra hỏi một nhà ngôn ngữ học.

Thì nhận được câu trả lời thế này, thuật lại cho các bạn cùng tham khảo thêm 1 cách lý giải: “Tiếng suối” là chủ ngữ. "Chảy róc rách" là vị ngữ. Trong đó “chảy” là động từ, "róc rách" là trạng từ chỉ thể cách và là từ láy, dùng để bổ ngữ cho từ “chảy”.

Để chắc ăn, Anth hỏi thêm một nhà ngôn ngữ học nữa và cũng nhận được câu trả lời như vậy.
Đây cũng là vấn đề mà khi học chuyên nghiệp chúng em mang ra hỏi các thầy cô giáo. và cách lý giải được chấp nhận là: Tiếng suối chảy/ róc rách. Dễ nhận thấy, "Tiếng suối chảy" (âm thanh) thì róc rách (từ tượng thanh mô phỏng âm thanh) được, chứ "Tiếng suối" (âm thanh) không "chảy" được. Và ở chương trình phổ thông xác định như vậy.

Chuyện các nhà khoa học phản đối nhau là chuyện thường, vì chả ai chịu ai cả, nhất là những vấn đề về ngôn ngữ. Thậm chí, anh được giao viết sách mà tôi thì không, (trong khi tôi giỏi như anh :grin:, cũng gây ra không ít kê kích nhau.
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Chuyện các nhà khoa học phản đối nhau là chuyện thường, vì chả ai chịu ai cả, nhất là những vấn đề về ngôn ngữ. Thậm chí, anh được giao viết sách mà tôi thì không, (trong khi tôi giỏi như anh :grin:, cũng gây ra không ít kê kích nhau.
Hoá ra cũng phức tạp phết nhỉ :smiling:

Ếch, chị còn thấy có :

Dòng điện âm vang từ triệu con tim
Dòng điện mênh mang từ ngàn khối óc
Dòng điện mê say gọi ngày tương lai

:grin::grin::grin: (spam tý cho vui cửa vui nhà)
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Em không nghe nói: "Dòng điện chảy qua." bao giờ. Người miền Bắc hay nói: "Dòng điện chạy qua." hay "Dòng điện đi qua".

Trong tiếng Việt có hiện tượng, khi một sự vật, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hình thành ra hiện tượng từ nhiều nghĩa. Và trong trường hợp trên, người ta xác định, "chạy" và "đi" là hiện tượng từ nhiều nghĩa chứ không phải ẩn dụ.
Trích wiki :)
Thông lượng của một dòng chảy qua một bề mặt là đại lượng chỉ lượng chảy qua bề mặt vuông góc với hướng chảy trong một đơn vị thời gian.

Một số ví dụ:
* thông lượng của dòng nước có thể đo bằng thể tích m3.s-1 hay khối lượng kg3.s-1,
* nếu dòng chảy là bức xạ điện từ, thông lượng có thể đo bằng số hạt photon, trong trường hợp bức xạ đơn sắc, hay năng lượng trên đơn vị thời gian,
* với dòng các hạt ánh sáng, thông lượng của chùm ánh sáng được gọi là quang thông,
* với dòng là các hạt điện tích, thông lượng còn được gọi là cường độ dòng điện.


Âm thanh là một dòng phonon mà thôi. Cái này là vật lý cấp 3 chứ không phải chuyên ngành gì cả.

Và đây là khoa học, nên không thể có "ẩn dụ" được rồi, vì khoa học là phải rõ ràng, không ẩn ý gì hết :). Vậy từ "chảy" dùng cho dòng điện có thể hiểu là từ nhiều nghĩa.

Nếu sách giáo khoa có "bắt" học sinh không được coi âm thanh chảy, chắc vì đơn giản hóa cho dễ hiểu thôi. Cũng như lớp 2 thì số trừ phải lớn hơn (hay nhỏ hơn nhỉ??) số bị trừ, chứ lên lớp 5 thì lớn nhỏ thế nào cũng được.

Tặng Mr_Ech một dòng hoa :rose: :rose: chảy lững lờ (chảy xiết thì nát hết hoa) :).
 
15
0
0

Mẹ BB

New Member
Ðề: Môn tiếng Việt

Cứ ở đâu có bài của Zoe là mình chạy xô vào đọc :p
 
Top