Em cảm ơn chị nhiều lắm, những cảm xúc của chị cũng là niềm động viên cho tất cả chúng em.Đến nơi là cả nhóm lao vào công việc ngay, bác Nhân Ái ra giao lưu với các con cùng với sự trợ giúp của bạn Orion, còn lại mọi người hối hả chia quà, cũng ko kịp thưởng thức cùng các con các trờ chơi. Xong xuôi việc chia quà, là đến quan trọng nhất - phát quà cho các con. Nhìn mặt các con rạng rỡ niêm vui mà mình thấy thật vui, nhớ lại cảnh mình hồi xưa được tấm áo mới, hay quyển vở mới. Mọi việc đã xong, chỉ duy nhất một nỗi day dứt là các con khối 5 chưa nhận được kẹo ngay, phải đợi đến thứ 2 (do vận chuyển còn thiếu). Cả đoàn cùng chụp ảnh với các con và các thày cô giáo. Nhìn các con thật vui, trong mình trào lên tình cảm cảm thấy thật tự hào là một thành viên của CSTT. Thật hạnh phúc khi được chứng kiến những khuôn mặt rạng ngời của các con. Nhìn con gái Ly mà thương quá, nỗi buồn vẫn tràn ngập khuôn mặt và đôi mắt. Chúc bé Ly và các con luôn gặp may mắn và học tập thật tốt, và trở thành những người con có ích cho mọi người, nối tiếp những hành động "Chia sẻ tình thương - Nhân rộng lòng nhân" nhé. Giờ mình hiểu ra tại sao các thành viên CSTT ai trông cũng trẻ trung và rạng ngời đến thế. Bí quyết đó là mọi người hãy cùng tham gia những hành động nhân ái, chia sẻ tình thương. Hãy tham gia và cảm nhận, hãy vui cùng các con và thấy đời vui tươi, hạnh phúc. Mình sẽ cố gắng tham gia các chuyến đi của nhà mình tổ chức. :cstt04:
Đọc bài và ảnh của mọi người post lên thấy vui và xúc động quá!@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
thật tiếc là em chưa làm gì được nhiều....đã thế lại hay sai xót hicĐọc tường thuật của Tem mà chảy nước mắt. BTC biết đó là điểm khó khăn nhất, các em ở đó cũng vất vả và thiệt thòi nhất. Thực lòng lúc đầu còn định tất cả cùng đi vào đó cơ. Tất cả các chị già ai cũng muốn đc vào đó lắm lắm ý, muốn đc tận mắt trông thấy sự khó khăn ỏ đó, muốn đc tận tay ôm các em vào lòng, muốn đc chia sẻ tình thương yêu với các em và thầy cô giáo ở nơi đó.
Có một điểm thiếu sót của các chị già khi nghe từ thông tin qua lại từ nhà trg. Đó là việc đinh ninh trong kế hoạch sẽ có xe máy đón 3 em, nhưng than ôi các em đi rồi mới biết trong đó ko hề có phương tiện "giao thông hiện đại" vậy ở trong đó. Các thầy cô bảo trong đó làm gì có xe. Xin lỗi nhé nhé. Cảm ơn Tyruoi, Tem và Đạt nhiều nhiều nhé.
Lần này nhà mình ai cũng vất vả vì thời tiết, vì địa lý và phương tiện. LG say sóng lắm, trc khi đi còn bị đau cái đầu, đêm cứ thấy mưa lo vì sợ ko chạy đc chương trình, lo trời mưa các bé đi vất vả. Ơn trời thời tiết chiều lòng ng. Lúc đi vào gặp ng dân ở ngoài LG thấy thật bực mình, nhưng khi vào đến trg tiếp xúc với phụ huynh của trường khác hẳn. Tiễn các con ra về nhìn thấy mình đứng đó, bố mẹ vẫn bảo các con cảm ơn cô đi.....Dù chỉ rất nhỏ bé nhưng cũng thể hiện đc tấm lòng của ng dân ở đó. Các thầy cô thì chan hoà, tình cảm và nhiệt tình hết sức.
Sáng nay BTC chúng mình đã "lót dạ" đt hơn 1 tiếng đồng hồ rút kinh nghiệm chuyến BG, chuẩn bị chuyến QT và tìm hướng chuyến cuối cùng trong năm. Mong đc sự ủng hộ và động viên của tất cả nhà mình.
H
Đọc bài của OG mình lại ứa nước mắt.Vẫn như các điểm mà CSTT đã đến, có điều cái j cũng quá, cũng hơn 1 chút; bọn trẻ bé hơn, còi và nhếch nhác hơn; các thày cô hiền lành hơn, tốt bụng và chân thành hơn.
Và lần đầu tiên mà 1 điểm CSTT đến có gần 1/2 (200/469 em) học sinh hàng ngày chèo thuyền tay đến trường; điều này đồng nghĩa với việc các con phải mạo hiểm sinh mạng của mình hàng ngày để đổi lấy cái chữ (!).
"Con biết bơi còn con em thì không." - cô bé Vi Thị Tình - dân tộc Nùng, lớp 5C, 2 năm liền vào đội tuyển thi HS giỏi cấp huyện - ngập ngừng trả lời khi đc hỏi về hành trình đến trường của hai chị em lớp 5 và lớp 3. "Vậy những hôm bão, mưa to gió lớn thì sao?" - "Thì bố mẹ con chèo thuyền đưa đi." - "Nhưng lỡ gió to sóng cả bất chợt...". Cô bé lặng im cúi đầu, câu hỏi rơi vào thinh không... Câu hỏi mà ngay cả bố mẹ, thày cô giáo cũng không thể trả lời, không dám nghĩ đến.
Và cuộc sống của 2 đứa trẻ đó, như 200 đứa trẻ khác nơi đây, vẫn như thế này:
Tan trường, chạy xuống mé sông, cần phải tát nước trong thuyền do trận mưa lúc nãy thì mới xuất phát được:
![]()
Trong lúc thằng em cong lưng tát thì con chị chuẩn bị sẵn sàng vào điểm ngồi để chèo:
![]()
![]()
Bọn trẻ trông thật nhỏ bé giữa sông nước mênh mông, lòng chúng tôi rộn lên niềm bất an khôn tả:
![]()
Như bao trẻ vùng cao khác trên dải đất hình chữ S, bọn trẻ ở đây đói kém về vật chất, nghèo nàn về tinh thần. Khi đc hỏi về ước mơ, đứa thì nói muốn trở thành cô giáo - "vừa được dạy chữ cho mọi người và lại có lương", đứa nói muốn làm bộ đội - hỏi lí do thì trả lời "vì con có chú đi bộ đội, nên muốn đc giống chú". Nhưng rất nhiều đứa không trả lời dù cô cố gặng hỏi; Thoạt đầu nghĩ hay do chúng nhút nhát, nhưng hình như không phải; Vấn đề có lẽ do cuộc sống của chúng đang trong 1 vòng quay quá hẹp, ngày 1 buổi đến trg, đối tượng tiếp xúc chỉ là thày cô bạn bè, 1 buổi chăn trâu - làm bạn với đồng cỏ thiên nhiên, tối về đi ngủ; Và 1 điều đáng ngạc nhiên, là rất nhiều nhà ... không có ti vi, dù có thể có xe máy (Tàu). Sách báo truyện thì ko dám nhắc đến vì có lẽ quá xa xỉ. Chúng ko đc gặp gỡ với kĩ sư, ko đc trò chuyện với bác sĩ, ko đc tiếp xúc với nhà thiết kế thời trang, hoạ sĩ ... , để biết đc những ngành nghề đó cũng thú vị, và đáng để mơ ước thế nào.
Cô bé Lê Thị Ninh, lớp 5B, nhiều năm liền học sinh giỏi của trường, được hỏi đi hỏi lại cũng chỉ 1 câu, "con chỉ muốn làm cô giáo thôi". Nhà quá xa trường nên bố mẹ nhờ bác bá cho con ở nhờ, tuần mới về nhà 1 lần. Nhà bác bá cách trường cũng 1 tiếng đồng hồ đi bộ, vậy mà bao năm qua dù mưa bão con cũng chưa 1 lần nghỉ học. Cuộc sống của con thế này: sáng 5.30 dậy, 6h rời nhà, đến trường 7h, trưa học xong về nhà ăn cơm, từ 2 - 5h đi chăn 2 con trâu cho bác, tối về học bài, đi ngủ... , sáng hôm sau 5.30 dậy, cứ thế đã 5 năm rồi... Những vòng quay cuộc sống thế này, ở các vùng quê nghèo VN, từ thế hệ của chúng ta, đến giờ vẫn y như thế (!)
![]()
Ước mơ là điều cần đc nhen nhóm, tiếp lửa, cần đc nuôi dưỡng, từ môi trường sống xung quanh.
Trở về HN, lòng vẫn nặng như bao lần sau các chuyến đi của CSTT. Hình ảnh 2 đứa trẻ liêu xiêu chèo thuyền tay giữa sóng nước mênh mang trong một ngày đầu đông nặng trĩu mây mù; những đôi mắt và tâm hồn ngây thơ trong trẻo nhưng ko biết ước mơ, ko đc dạy mơ ước, lại làm chúng tôi, những cstters, thấy cần phải đi chậm lại giữa cuộc sống này biết bao nhiêu, để tiếp tục làm đc nh hơn những việc chúng ta đã đang làm - dù rằng, dù rằng chúng ta thực sự vẫn rất nhỏ bé, và những việc cần làm ngày càng nhiều biết bao!
Lão bucket từ mấy tháng nay, sau khi update version mới, là tuyền bị thế. Với những ảnh đó, ở máy tính bác cứ để lệch 90 độ sang bên trái, up lên bucket khắc được ah. Thêm nữa, bác nhớ delete hết các ảnh cũ đã up hỏng trên bucket đi, và sau khi đã chỉnh ảnh ở máy tính thì bác cũng xóa mấy ảnh cũ đi, kẻo up lên bucket nó cứ nhớ định dạng ảnh cũ thôi, em cũng loay hoay mãi cái vụ xoay ngang xoay dọc này mới đúc kết ra đc í, giờ thì ngon rồi.Em xì pam tý. Không hiểu photobucket có chế độ gì mà cứ đến ảnh Lão Phật Gia là cứ quay ngang ra. Em chỉnh đi chỉnh lại, một lúc sau lại như cũ, là dư nầu?)
Em đón chị ở ngoài đường mà run không để đâu hết...nửa vì sợ trời mờ sáng, chị đứng ngoài đường nguy hiểm, nửa vì sợ bị lộ khi xe chưa khởi hành, anh Nát sẽ bắt chị về và băm em ra...May quá là anh ấy bị đèn lừa...và chị đã có một chuyến đi an toàn và đầy ý nghĩa.Một vụ trốn đi với sự giúp đỡ của rất nhiều bạn của chồng bạn ấy. Sáng ra thấy đèn ngoài cửa sáng và không thấy vợ đâu. A nice surprise!!!