muathu
New Member
Quảng Trị nơi tôi chưa từng đặt chân đến nhưng các địa danh nghe thật quen thuộc: Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong …vĩ tuyến 17, địa đạo Vĩnh Mốc… người dân Việt Nam chắc không ai không biết những địa danh này, nơi hứng bao bom đạn cày xới của chiến tranh, đất đai cằn cỗi và cuộc sống người dân còn nhiều cơ cực vất vả, tham gia CSTT đã lâu muathu nghĩ không biết bao giờ đi được đến các tỉnh khác của miền trung ngoài Quảng Nam, Đà Nẵng vì thành viên mỏng, con cái còn nhỏ …nhưng dù bận bịu bao công việc cơ quan gia đình, các thành viên CSTT vẫn cố gắng dành thời gian để đến những nơi người dân còn nhiều vất vả, đến với các em học sinh cần nguồn động viên để các em tiếp tục đến trường, đến với người dân nghèo chia sẽ với họ những khó khăn do thiên tai bão lũ gây ra …
Đầu tháng 12 hai thành viên CSTT Đà Nẵng Susu1811 và mesubim đã có chuyến đi tiền trạm truớc để CSTT về thăm Quảng Trị. nhật ký của chuyến đi mesubim có post ở đây:
http://www.chiasetinhthuong.org/diendan/showpost.php?p=56492&postcount=232
Những địa điểm CSTT đã đến là xã Trung Giang huyện Gio Linh, trường Tiểu học Trần Hữu Dực - xã Triệu Thuận - huyện Triệu Phong, trung tâm Mái ấm Tình hồng ở TP Đông Hà.
Xã Trung Giang huyện Gio Linh:
Cảm nhận của chúng tôi người dân ở đây quá nghèo, nhà cửa trống trơn chẳng có 1 thứ gì ngoài bát nhang trên bàn thờ và mấy cái giường tre, sống nơi đầu sóng ngọn gió nên ai cũng cố xây lên cái gọi là nhà (tường xây gạch) để che mưa che nắng. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đi biển nhưng mỗi năm chỉ đi được 2-3 tháng mùa hè, thu nhập bình quân đầu người khoảng 200k/tháng có nhà còn không được mà phải nuôi mấy miệng ăn.
Có gia đình ba mẹ bị ảnh hưởng của chiến tranh, nên sinh ra các con đều tâm tính thất thường. Năm người con, thì hết 3 người nửa điên nửa dại, trở trời lại đập phá chửi bới bố mẹ hàng xóm.
Nét khắc khổ trên khuôn mặt người bố, thành viên trụ cột làm nghề biển nhưng giờ tuổi cao chỉ ở nhà.
Trường tiểu học Trần Hữu Dực xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong:
Trong cơn bão số 9 vừa qua trường bị thiệt hại đáng kể, nước lụt ngập lên đến cửa sổ phòng học, bàn ghế học sinh hư hỏng nặng, lớp học của các em nhìn thật thương, cửa sổ thì không có then cài, phòng thí nghiệm của trường hầu như hư hỏng nặng, không cứu chữa được, khu nhà vệ sinh thì than ôi… ước gì chương trình của VTV tới được Triệu thuận, với khu vệ sinh sạch đẹp nhưng chúng ta đã xem trên ti vi.
Cả xã Triệu Thuận chỉ duy nhất 1 trường tiểu học, gồm có 10 đội (thôn) về học, trường gồm 534 học sinh, trường còn có một lớp học ngay gần khu vạn đò, hỏi lý do vì sao có một đoạn mà phải tách ra thành một lớp riêng, cô giáo Hải giải thích với chúng tôi có một đoạn nhưng các học sinh vạn đò nhất định không chịu đi học chỉ muốn học ở đây, nếu chuyển lên trên kia thì bỏ học, thành ra trong lớp thì cô giáo giảng bài, ngoài cổng thì ồn ào vì tiếng người dân họp chợ, bên cạnh thì tiếng chuông chùa
Nhà cô giáo ở Đông Hà, cô giáo kể, các em nghèo lắm, ngày 20/11 nhận quà của các em là mấy lon nếp hay mấy cái bánh làm cô ứa nước mắt, có những trường hợp nghèo quá, không có tiền đóng học phí, các em bỏ học, cô lại đến từng nhà vận động rồi bỏ tiền lương của mình đóng học phí cho các em mong các em đến lớp, thương các em cô không ngại đường xa, đã 15 năm rồi ngày hai buổi đến trường với tâm niệm mong các em lớn lên thành người có ích.
Khu vệ sinh của các em:
Hôm đi đến trường thăm các em trời rét căm căm mưa phùn, nhưng các em ngồi học phong phanh như thế này thôi:
Điểm đến nữa là Trung tâm Mái ấm Tình hồng.
Đây là nơi các em không gia đình có hoàn cảnh khó khăn sống và học tập, trước đây khi VN chưa gia nhập WTO thì Việt Nam còn được viện trợ của nhiều tổ chức, nay Việt Nam không được viện trợ nữa, dẫn đến người dân cũng thiệt thòi, nhất là các em có hoàn cảnh không cha không mẹ, không nơi nương tựa.
Trung tâm có tất cả 48 học sinh, các con được sống trong trung tâm, với sự đùm bọc của một cô GĐ trung tâm (Hội trưởng Chữ thập đỏ Tp Đông Hà) một cô phó phụ trách thu chi, hai cấp dưỡng và một bác bảo vệ 67 tuổi, tối thì các con tự lo cho nhau có gì gọi bác bảo vệ, con lớn nhất là học sinh lớp 11– 17 tuổi. Ngoài đi học văn hóa các con còn được học thêm nghề may, đan len, cắt tóc... (khi có tài trợ, giờ thì có khả năng thất học, vì nghe cô hiệu trưởng nói, Trung tâm sắp bị giải tán, các con trở về địa phương, vì Tp không còn kinh phí để trợ cấp nữa)
Suất ăn của các bé thật đạm bạc, quần áo thì đi học phải may đồng phục, còn ở nhà thì ăn mặc phong phanh, ai cho cái gì thì chung nhau dùng, con lớn dùng không được thì cô sửa cho con bé dùng.
Con mới vào, ở phòng khác, các anh chị đi học chưa về nên chưa được ăn đói bụng lắm, nhưng chỉ được đứng nhìn các chị các bạn ăn thế này thôi.
Sau khi bàn bạc quyết định CSTT sẽ đến thăm và tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học Trần Hữu Dực xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, và đến thăm và ăn trưa với các em ở Trung tâm mái ấm tình Hồng tại Đông Hà.
Suất quà cho các em học sinh là một áo ấm, vở và bút dự kiến khoảng 60K x 534 em = 32.040K, các thành viên CSTT Đà Nẵng đang cố gắng tìm kiếm giá tốt nhất để giảm kinh phí, để thật nhiều các con nhận được quà, ban đầu bàn bạc để lựa chọn số học sinh được nhận quà nhưng nghĩ thương các con không được nhận nên các thanh viên bàn nhau ngoài CSTT, chúng ta sẽ cố gắng vận động bạn bè người quen để cháu nào cũng được nhận quà.
Đến thăm và ăn trưa cùng các em Mái ấm tình hồng, gửi cho các con một số quần áo cũ, sách và bánh, kẹo, sữa. Trong chuyến đi này CSTT cũng xin nhận các món quà như sách cho các con ở trường và trung tâm, gieo cho các con ước mơ vượt ngèo vượt khó, các đầu sách cho thiếu nhi như:
Tuổi thơ dữ dội
Những tấm lòng cao cả
Không Gia đình .....
Nếu nhiều sẽ chọn làm phần thưởng cho một số cháu học sinh giỏi
Bánh, kẹo, sữa cho các cháu ....
Ngày 12/12 này trên tinh thần chung của CSTT, CSTT Đà Nẵng sẽ off đập lợn cuối năm nguồn đập lợn này sẽ ủng hộ cho các em trong chuyến đi Quảng Trị này, dù biết không được nhiều nhưng là tấm lòng của các thành viên :x sắp xếp lựa chọn quần áo cho các con ở Mái ấm tình hồng mong các thành viên CSTT Đà Nẵng tham gia.
CSTT mong nhận được nhiều sự ủng hộ để mang đến cho các em nhiều niềm vui, một tấm áo cho các em, một bữa ăn ngon cho các con ở Trung tâm, một vài quyển sách cũng mang đến cho các con nhiều niềm vui lắm, chúng ta cùng cố gắng nhé.
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
Đầu tháng 12 hai thành viên CSTT Đà Nẵng Susu1811 và mesubim đã có chuyến đi tiền trạm truớc để CSTT về thăm Quảng Trị. nhật ký của chuyến đi mesubim có post ở đây:
http://www.chiasetinhthuong.org/diendan/showpost.php?p=56492&postcount=232
Những địa điểm CSTT đã đến là xã Trung Giang huyện Gio Linh, trường Tiểu học Trần Hữu Dực - xã Triệu Thuận - huyện Triệu Phong, trung tâm Mái ấm Tình hồng ở TP Đông Hà.
Xã Trung Giang huyện Gio Linh:
Cảm nhận của chúng tôi người dân ở đây quá nghèo, nhà cửa trống trơn chẳng có 1 thứ gì ngoài bát nhang trên bàn thờ và mấy cái giường tre, sống nơi đầu sóng ngọn gió nên ai cũng cố xây lên cái gọi là nhà (tường xây gạch) để che mưa che nắng. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đi biển nhưng mỗi năm chỉ đi được 2-3 tháng mùa hè, thu nhập bình quân đầu người khoảng 200k/tháng có nhà còn không được mà phải nuôi mấy miệng ăn.


Có gia đình ba mẹ bị ảnh hưởng của chiến tranh, nên sinh ra các con đều tâm tính thất thường. Năm người con, thì hết 3 người nửa điên nửa dại, trở trời lại đập phá chửi bới bố mẹ hàng xóm.
Nét khắc khổ trên khuôn mặt người bố, thành viên trụ cột làm nghề biển nhưng giờ tuổi cao chỉ ở nhà.

Trường tiểu học Trần Hữu Dực xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong:
Trong cơn bão số 9 vừa qua trường bị thiệt hại đáng kể, nước lụt ngập lên đến cửa sổ phòng học, bàn ghế học sinh hư hỏng nặng, lớp học của các em nhìn thật thương, cửa sổ thì không có then cài, phòng thí nghiệm của trường hầu như hư hỏng nặng, không cứu chữa được, khu nhà vệ sinh thì than ôi… ước gì chương trình của VTV tới được Triệu thuận, với khu vệ sinh sạch đẹp nhưng chúng ta đã xem trên ti vi.
Cả xã Triệu Thuận chỉ duy nhất 1 trường tiểu học, gồm có 10 đội (thôn) về học, trường gồm 534 học sinh, trường còn có một lớp học ngay gần khu vạn đò, hỏi lý do vì sao có một đoạn mà phải tách ra thành một lớp riêng, cô giáo Hải giải thích với chúng tôi có một đoạn nhưng các học sinh vạn đò nhất định không chịu đi học chỉ muốn học ở đây, nếu chuyển lên trên kia thì bỏ học, thành ra trong lớp thì cô giáo giảng bài, ngoài cổng thì ồn ào vì tiếng người dân họp chợ, bên cạnh thì tiếng chuông chùa
Nhà cô giáo ở Đông Hà, cô giáo kể, các em nghèo lắm, ngày 20/11 nhận quà của các em là mấy lon nếp hay mấy cái bánh làm cô ứa nước mắt, có những trường hợp nghèo quá, không có tiền đóng học phí, các em bỏ học, cô lại đến từng nhà vận động rồi bỏ tiền lương của mình đóng học phí cho các em mong các em đến lớp, thương các em cô không ngại đường xa, đã 15 năm rồi ngày hai buổi đến trường với tâm niệm mong các em lớn lên thành người có ích.
Khu vệ sinh của các em:

Hôm đi đến trường thăm các em trời rét căm căm mưa phùn, nhưng các em ngồi học phong phanh như thế này thôi:

Điểm đến nữa là Trung tâm Mái ấm Tình hồng.
Đây là nơi các em không gia đình có hoàn cảnh khó khăn sống và học tập, trước đây khi VN chưa gia nhập WTO thì Việt Nam còn được viện trợ của nhiều tổ chức, nay Việt Nam không được viện trợ nữa, dẫn đến người dân cũng thiệt thòi, nhất là các em có hoàn cảnh không cha không mẹ, không nơi nương tựa.
Trung tâm có tất cả 48 học sinh, các con được sống trong trung tâm, với sự đùm bọc của một cô GĐ trung tâm (Hội trưởng Chữ thập đỏ Tp Đông Hà) một cô phó phụ trách thu chi, hai cấp dưỡng và một bác bảo vệ 67 tuổi, tối thì các con tự lo cho nhau có gì gọi bác bảo vệ, con lớn nhất là học sinh lớp 11– 17 tuổi. Ngoài đi học văn hóa các con còn được học thêm nghề may, đan len, cắt tóc... (khi có tài trợ, giờ thì có khả năng thất học, vì nghe cô hiệu trưởng nói, Trung tâm sắp bị giải tán, các con trở về địa phương, vì Tp không còn kinh phí để trợ cấp nữa)
Suất ăn của các bé thật đạm bạc, quần áo thì đi học phải may đồng phục, còn ở nhà thì ăn mặc phong phanh, ai cho cái gì thì chung nhau dùng, con lớn dùng không được thì cô sửa cho con bé dùng.


Con mới vào, ở phòng khác, các anh chị đi học chưa về nên chưa được ăn đói bụng lắm, nhưng chỉ được đứng nhìn các chị các bạn ăn thế này thôi.

Sau khi bàn bạc quyết định CSTT sẽ đến thăm và tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học Trần Hữu Dực xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, và đến thăm và ăn trưa với các em ở Trung tâm mái ấm tình Hồng tại Đông Hà.
Suất quà cho các em học sinh là một áo ấm, vở và bút dự kiến khoảng 60K x 534 em = 32.040K, các thành viên CSTT Đà Nẵng đang cố gắng tìm kiếm giá tốt nhất để giảm kinh phí, để thật nhiều các con nhận được quà, ban đầu bàn bạc để lựa chọn số học sinh được nhận quà nhưng nghĩ thương các con không được nhận nên các thanh viên bàn nhau ngoài CSTT, chúng ta sẽ cố gắng vận động bạn bè người quen để cháu nào cũng được nhận quà.
Đến thăm và ăn trưa cùng các em Mái ấm tình hồng, gửi cho các con một số quần áo cũ, sách và bánh, kẹo, sữa. Trong chuyến đi này CSTT cũng xin nhận các món quà như sách cho các con ở trường và trung tâm, gieo cho các con ước mơ vượt ngèo vượt khó, các đầu sách cho thiếu nhi như:
Tuổi thơ dữ dội
Những tấm lòng cao cả
Không Gia đình .....
Nếu nhiều sẽ chọn làm phần thưởng cho một số cháu học sinh giỏi
Bánh, kẹo, sữa cho các cháu ....
Ngày 12/12 này trên tinh thần chung của CSTT, CSTT Đà Nẵng sẽ off đập lợn cuối năm nguồn đập lợn này sẽ ủng hộ cho các em trong chuyến đi Quảng Trị này, dù biết không được nhiều nhưng là tấm lòng của các thành viên :x sắp xếp lựa chọn quần áo cho các con ở Mái ấm tình hồng mong các thành viên CSTT Đà Nẵng tham gia.
CSTT mong nhận được nhiều sự ủng hộ để mang đến cho các em nhiều niềm vui, một tấm áo cho các em, một bữa ăn ngon cho các con ở Trung tâm, một vài quyển sách cũng mang đến cho các con nhiều niềm vui lắm, chúng ta cùng cố gắng nhé.
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: