Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Trong năm xã thuộc vùng biên giới, Nậm Nhóong là một trong hai xã nghèo nhất của huyện Quế Phong. Lời kể của những người đã tới Nậm Nhóong như thôi thúc tôi cố gắng dù chỉ một lần cũng sẽ tới thăm miền quê này. Và cũng đến một ngày, tôi và một người bạn thực sự bắt đầu hành trình tìm đến Nậm Nhóong. Địa điểm chúng tôi muốn đến là trưòng tiểu học Nậm Nhóong



Sau khi đi được quãng đường 250 km từ Hà Nội, tới ngã ba Yên Lý của huyện Diễn Châu thì chúng tôi chu chuyển qua xe đi lên huyện quế Phong. Trong tiết trời còn tối, tôi quan sát thấy có một biển chỉ dẫn đường lên Quế Phong. Theo đó, chúng tôi sẽ đi qua 122 km nữa mới tới thị trấn Quế Phong. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi qua mấy huyện (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu) rồi mới tới được địa danh cần đến. Bình minh đã bắt đầu trên mảnh đất này, hứa hẹn một chuyến khám phá trong thời tiết đẹp của chúng tôi.



Trong lúc xe dừng trả hàng ở Quỳ Châu, tôi đi xuống quan sát xung quanh thì thấy có 1 góc chợ quê. Đây là hình ảnh làm tôi thấy ấn tượng



và thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đây rồi




Theo người dân địa phương thì Nậm Nhóong còn cách thị trấn Kim Sơn 30km. Chúng tôi tranh thủ ăn sáng để tiếp tục đoạn đường tiếp theo, và trong lúc chờ chị bán hàng làm đồ ăn, tôi thấy ao hoa súng sau vườn thật là đẹp



Rất may cho chúng tôi là có thấy hiệu trưởng và các thầy giáo đón, dẫn đường. Theo đường thẳng từ thị trấn Kim Sơn tới cầu Quế Phong



rồi đi tiếp khoảng 20 km là tới vùng biên giới



Đi qua ngã ba có biển chỉ dẫn đi về phía Nậm Nhóong



thì tôi thấy có cột mốc cho biết đường tới Nậm Nhóong còn khoảng 10km nữa



Ngồi sau xe máy tôi thỏa thích ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, đường vào Nậm Nhóong



Cây cọ xòe ô che nắng bên sườn núi



Xa xa thấp thoáng những căn nhà của người dân



Và điểm lẻ đầu tiên mà chúng tôi tới là điểm trường Huồi Cam



Tôi tò mò khi thấy biển trường ghi là trường THCS Huồi Cam, nhưng khi đi vào bên trong thì thấy có cả trường học cho cả các cháu mẫu giáo và các em tiểu học. Theo các thầy giáo, vì học sinh ở đây rất ít (tổng số học sinh cả 3 cấp học cũng chỉ có hơn 500hs) nên chính quyền địa phương bố trí các cấp học theo từng điểm để tiện theo dõi và quản lý. Nhìn từ xa, trường có vẻ tương đối khang trang



Nhưng vào bên trong thì trường đã xuống cấp trầm trọng, các lớp học ở đây đều giống





Danh nghĩa là trường cấp 2 nhưng phân điểm này không có các lớp học dành riêng cho học sinh cấp 2, vì số lượng ít nên học sinh cấp 2 học ghép với học sinh cấp 1. Chúng tôi bị ấn tượng bởi không gian được gọi là “nhà bếp của học sinh”





Tôi nhìn kỹ nhưng không thấy có gì giá trị ở trong bếp. Tôi hỏi cuộc sống của các em học sinh ở đây thì được thầy giáo kể lại rằng ngoài giờ học, các em ra các khe suối hoặc lên rừng tìm thức ăn, tìm được cái gì thì ăn cái đó, và đa phần chỉ có măng rừng. Tuy nhiên, thời điểm này măng rừng cũng hiếm vì đã cuối mùa. Nếu thời tiết thuận lợi thì các em còn có cơm để ăn, còn không thì đến cả sắn cũng ko có đủ hai bữa cho các em. Do đó, học sinh luôn ở đây luôn ở trong tình trạng thiếu cái ăn. Thậm chí là cả phụ huynh cũng luôn đói vì việc trồng trọt ở địa phương không được thiên nhiên ưu đãi như các tỉnh Tây bắc ở nước ta. Cũng là ruộng bậc thang nhưng ruộng ở Nậm Nhóong luôn ở trong tình trạng thiếu nước, thậm chí nước sinh hoạt của người dân cũng không có. Diện tích đất thì rộng nhưng đa phần đều đất đồi, không có đất trồng lúa và đất ở. Ngoài cây lương thực chính thì lác đác tôi thấy có một vài nương sẵn nhưng cây sẵn có vẻ còi cọc (nếu ở miền xuôi chắc chỉ dùng để chăn nuôi nhưng với người dân Nậm Nhóong cây sẵn cũng góp phần quan trọng trong công cuộc cứu đói cho họ). Đây cũng là lí do khiến cho việc phát rừng làm rẫy gia tăng, từ đó làm giảm diện tích rừng và hệ quả là chính người dân lại phải hứng chịu những trận bão lũ của thiên nhiên. Một vòng tròn cho sự nghèo đói chưa có lối thoát.
Chính vì theo cha mẹ vào rừng phát nương làm rẫy kiếm cái ăn nên một số học sinh thi thoảng nghỉ học. Nhà trường và chính quyền đã liên tục động viên các em trở lại lớp học. Cùng với đó, các lớp học bán trú đã được hình thành cho các em học sinh cấp 2. Một lí do khác nữa là đa phần học sinh cấp 2 đều ở rất xa gia đình. Theo lời kể của các thầy giáo, nếu chúng tôi đến trường vào ngày thường thì sẽ thấy được các em học sinh nheo nhóc như thế nào. Được nhìn một phần cuộc sống của các em, của các thầy cô giáo cũng như qua chia sẻ của các thầy giáo, chúng tôi thực sự cảm thấy ngậm.
Tiếp theo, nhà ở của các thầy giáo cũng không kém phần “long trọng”. Đây là nơi ở cho ba thầy giáo









Rời điểm đến đầu tiên, chúng tôi di chuyển vào điểm chính (Bản Nà)



Qua vài Km đường núi, tôi đã thấy điểm trường chính





Bản Nà cũng như các điểm chính của các xã vùng núi khác, trường học được xây dựng theo chương trình 135. Tuy nhiên, không biết bên trong trường có được khang trang như bên ngoài không







Mặc dù phòng họp nhỏ nhắn đơn sơ, nhưng trông rất gọn gàng ngăn lắp, khoa học dễ nhìn dễ thấy








Cạnh phòng hội đồng giáo viên là chiếc trống trường, chúng tôi lại nhớ ngày đi học, giờ ra chơi mình cũng nghịch chiếc trống như thế này.



Kia là phòng của thầy hiệu trưởng Sầm Nga Hiếu



Mặc dù hôm này là thứ 7 nhưng các em cấp 2 vẫn học buổi sáng. Đây là không khí học bài của các anh chị lớp 9



Tranh thủ có một em gái bé tí tẹo như cái kẹo đang đi chầm chậm, tôi chạy ra xin chụp ảnh em nhưng em sợ quá nên nhắm mắt lại vì em chưa được từng chụp ảnh



Ngắm cơ sở vật chất của trường gần hơn







Dãy nhà và các lớp học khối tiểu học















Tủ đựng sách ở thư viện



Nhà ở bán trú của các em







Cây treo đồ sáng tạo trong phòng ở của giáo viên



Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo tranh thủ kiếm củi chuẩn bị cho mùa đông, đến cuối tuần mang về nhà



Theo báo cáo của thầy hiệu trưởng, chúng tôi được biết toàn xã có 135 học sinh mầm non, 209 học sinh cấp 1 và 128 học sinh cấp 2. Tòan bộ học sinh là người các dân tộc Thái, Khơ Mú, H.Mông. Và cũng theo thầy thì chúng tôi chỉ có thể đến được ba điểm trường (Huồi Cam, Bản Nà, Na Hốc), hai điểm khác thì xe máy cũng không vào được (Na Khích, Nhọt Nhóoc – cách điểm chính khoảng 10km). Dó đó, sau khi rời điểm chính, chúng tôi đi đến điểm Na Hốc













Gặp người dân sau khi thăm trường





Trên đường về chúng tôi tò mò muốn tận mục sở thị cuộc sống của người dân ở đây nên đã vào thăm một gia đình.


Các em nhỏ không có trò gì chơi ngoài nghịch đất



Bên trong nhà












Chúng tôi thấy ấn tượng nhất là một dãy can đựng nước ở trong nhà, hỏi ra thì được biết ở đây không có nước dùng nên phải đi ra khe suối lấy nước và hầu như nhà nào cũng có vật dụng dự trữ nước. Nhà nào xa thì dùng can to vì phải đi bộ quãng đường gần 1km mới tới khe suối. Gia đình này cũng như bao gia đình khác ở Nậm Nhóong, họ sống nhờ vào trồng trọt các cây lương thực chính (cây lúa, cây sắn) và chăn nuôi (lợn)
Tạm biệt gia đình, tôi nhớ mãi nụ cười hiền hậu của cụ già, ánh mắt thơ ngây của các em và những cái ôm thật là tình cảm của mọi người cứ như thể chúng tôi đã quen nhau lâu lắm rồi mặc dù chúng tôi bất đồng ngôn ngữ. Thế mới thấy rằng cho dù cuộc sống vật chất có thiếu thốn nhưng tinh thần và tình cảm của người dân thì lúc nào cũng nồng nhiệt.
Chia tay Nậm Nhóong, chúng tôi trở về Hà Nội. Một ngày mới lại bắt đầu ở thủ đô và lần đầu tiên tôi được ngồi trên xe bus ngắm bình minh trên hồ Linh Đàm. Nhìn người dân tập thể dục và cuộc sống hối hả, tôi lại ước giá như Nậm Nhóong được một phần nơi đây – một ước mơ khá xa vời cho miền quê nghèo. Tôi chỉ có thể cầu mong cho người dân được mạnh khỏe, các em học sinh và giáo viên luôn dạy tốt. học tốt; mong cho thiên nhiên đừng tức giận với Nậm Nhóong và đặc biệt là ngày mai, hay những ngày tiếp theo, sẽ có nhiều người biết tới Nậm Nhóong, bởi vì niềm vui cho đi thì sẽ được nhân đôi, khó khăn được chia sẻ thì sẽ vơi đi. Trong tiết thu se lạnh, lòng tôi thấy ấm hơn khi nghĩ về chuyến trải nghiệm đầy ý nghĩa của mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
17
0
0

HGYT

New Member
Trả lời: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Cảm ơn em !!!

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Cảm ơn em gái nhiều, rất chi tiết và rất cẩn thận.
 
741
0
0

TC&T

New Member
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Tâm Tuệ đi có một mình hả em?
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Cảm ơn em gái, 1 thân 1 mình đi xe khách tiền trạm. Thế ảnh lên nương với giáo viên đâu hihi ?
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Cảm ơn em, hâm mộ quá :-*
 
563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Trả lời: Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Em đi với một bạn nữa ạ.
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trả lời: Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Em sẽ trả bài sau ạ
Ngậm ngùi hẹn Nậm Nhoong ở chuyến đi sau của cstt nhé. Giờ lại hát bài "ước gì" để những chuyến đi sát nhau hơn nữa, ước gì ....
Cảm ơn Tâm Tuệ

Hữu Khuông, nơi Ong Chúa đi tiền trạm trước đó 1 tuần cũng khó khăn , Ong bảo cũng giống như thế này. Nhưng ko đến được phải gửi lại 150 suất quà thì huhu, ai sẽ gùi vào cho các con, Hữu Khuông ơi xin lỗi nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Em gửi tặng nhà mình ảnh lên nương đây ạ.
Sau khi đã khảo sát xong các điểm có thể đến được, trên đường đi ra, em được thầy hiệu trưởng dẫn vào thăm ruộng lúa của nhà thầy hiệu phó Mong Xuân Kiểm để hiểu thêm về tình hình canh tác ở Nậm Nhóong.

Vượt qua suối để lên nương



Bạn Tâm Tuệ bên ruộng lúa nhà thầy Kiểm


Nhà ở trên rẫy của thầy Kiểm


Toàn bộ nương lúa của nhà thầy Kiểm

Rất tiếc là lúc đi ra hái đậu với gia đình thầy và những người khác thì máy ảnh để lại trong nhà nên không tặng cả nhà được hình ảnh quả đậu rừng rất ấn tượng ạ.

Chia sẻ thêm với cả nhà:
Giáo viên ở Nậm Nhóong khen thầy Kiểm chăm chỉ vì nương lúa của nhà thấy rất rộng mà chỉ có vợ chồng thầy là lao động chính vì các con thầy đi làm ở thị trấn và học đại học ở thành phố. Tuy nhiên, thầy Kiểm khiêm tốn rằng sau giờ dạy thì phải tích cực làm thêm lúa thì mới đủ tiền cho các con học.

Bonus: Nhớ mãi cái ôm với cụ già


Lúc cúi chào về ở nhà người dân, một cụ già ôm chầm lấy em với nụ cười rất hiền hậu. Bà nói gì đó bằng tiếng khơ-mú nên em không hiểu, nhưng em thấy nhớ mãi cái ôm của bà – rất gần gũi như bà ngoại, bà nội của mình
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Ôi ảnh đẹp quá đi.
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: Nậm Nhóong – xã nghèo ở vùng biên

Số liệu update của trường THCS Nậm Nhoóng đây LG ơi :

* 3 điểm Bản Nà , Huồi Cam, Na Hốc ( gom được về trường chính Bản Nà )
Lớp 1 : 37 hs ( nam 15, nữ 22)
Lớp 2 : 29 hs ( nam 19, nữ 10)
Lớp 3 : 23 hs ( nam 8, nữ 15)
Lớp 4 : 28 hs ( nam 17, nữ 11)
Lớp 5 : 28 hs ( nam 14, nữ 14)
Tổng hs tiểu học :145 hs ( nam 73, nữ 72 )

Lớp 6 : 38 hs ( nam 20, nữ 18)
Lớp 7 : 25 hs ( nam 7, nữ 18)
Lớp 8 : 42 hs ( nam 22, nữ 20)
Lớp 9 : 20 hs ( nam 5, nữ 15)
Tổng hs cấp 2 : 125 hs ( nam 54, nữ 71 )

* 2 điểm lẻ Na Khích, Nhọt Nhoóc không thể tập trung ở trường chính mà mình cũng rất khó vào.
Lớp 1 : 15 hs ( nam 6, nữ 9)
Lớp 2 : 11 hs ( nam 5, nữ 6)
Lớp 3 : 12 hs ( nam 8, nữ 4)
Lớp 4 : 13 hs ( nam 5, nữ 7)
Lớp 5 : 11 hs ( nam 6, nữ 5)
Tổng : 62 hs ( nam 30, nữ 31 )
 
Top