Ðề: Những bài hát yêu thích
Dọn dẹp blog để "chuyển nhà", tìm ra cái này, spam tiếp topic của mẹ HaiDang

.
Trịnh Công Sơn, hiện sinh và Phật giáo
Bàn im hơi bên ghế ngồi ... Câu hát đó cả đời tôi hát là
Bạn im hơi bên ghế ngồi 
, cho đến một ngày hiểu ra (nhờ mẹ bạn Diên Khánh :rose

. Có bao nhiêu câu trong nhạc Trịnh Công Sơn mà tôi thuộc nhưng không hiểu.
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại.
Tôi chợt nhìn ra tôi
Tình vu vơ cho ta muộn phiền
Như một lời chia tay
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ của tình yêu. Ông đề cao tình yêu, như một mục đích của cuộc sống -- "Hãy yêu cho dù mệt mỏi kiếp người". Nhưng chỉ ngẫm một chút về lời ông viết cho tình yêu, lại thấy rất nhiều nét "bi quan" chối bỏ cuộc sống, muốn tìm đến hư không, của đạo Phật.
Tôi là ai mà còn khi dấu lệ
Tôi là em, và em cũng là tôi
Nhạc Trinh Công Sơn rất nhẹ, không có những lời khẳng định, lúc nào cũng vương vấn bởi muôn vàn câu hỏi, nghe rất thơ nhưng đầy tính triết lý.
Trịnh Công Sơn bị ảnh hưởng nhiều bởi chủ nghĩa lãng mạn và hiện sinh của châu Âu, nhưng ông lại hay được so sánh với những nhạc sĩ tôn thờ chủ nghĩa tự do của Mỹ. Joan Baez gọi Trịnh Công Sơn là Dylan của Việt nam. Dù yêu thích cả hai nghệ sĩ, tôi cũng không thấy họ giống nhau. Họ có những điểm chung, do bối cảnh lịch sử. Trịnh Công Sơn không là activist chống chiến tranh theo cách chính trị như Dylan một thời. Về phong cách, nhạc của ông mang nhiều âm hưởng nhạc Pháp. Nếu họ giống nhau, có lẽ bởi vì (cùng được Baez yêu j/k) đều có những ảnh hưởng lớn đến hai nền âm nhạc và cả hai đều là những người nhạy cảm trong đời.
Trịnh Công Sơn là người luôn ám ảnh với cái chết. Điều đó làm lời nhạc của ông thấp thoáng cách nhìn của đạo Phật
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi, tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người.
Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng
Trịnh Công Sơn được coi là một trong những văn nghệ sĩ của Phật giáo Việt nam, nhưng tôi không thấy nhạc ông thể hiện ý chính của triết lý đạo Phật. Nhạc ông chỉ thể hiện sự ảnh hưởng của nhân sinh quan đạo Phật.
Với tôi, chủ nghĩa hiện sinh và đạo Phật có một điểm chung -- cả hai cùng chỉ quan tâm đến con người trên khía cạnh tồn tại. Đạo Phật giống chủ nghĩa hiện sinh ở chỗ đạo Phật quan tâm nhiều đến hiện tại. Xét cho cùng, cho đến giờ khi chưa ai biết tương lai và cuộc sống sau cái chết ra sao, sự tồn tại với mỗi người đồng nghĩa với hiện tại.
Dù cùng quan tâm đến một điều, cách quan tâm lại rất khác nhau. Đạo Phật nhìn cuộc đời khởi đầu như một bể khổ và tìm cách để thoát bể khổ đó. Chủ nghĩa hiện sinh không tìm cách thoát đi đâu

, nó chỉ được dùng để nhấn mạnh rằng cách cuộc sống diễn ra quan trọng hơn những ý tưởng liên quan đến cuộc sống đó (tương lai và quá khứ là hai phạm trù nằm trong ý tưởng).
Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Đời sống quanh đây có vạn lời mời
Dù những lời ca này đầy tính hiện sinh, nhạc Trịnh Công Sơn cũng chỉ thể hiện những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, chứ không hẳn là quan điểm hiện sinh. Nhạc của ông thường trốn tránh hiện tại, phủ nhận sự tồn tại của bản thân và của những cảm xúc.
Có những lần nằm nghe tiếng cười
Nhưng chỉ là mơ thôi
Tình không xa nhưng không thật gần
Tưởng chỉ là cơn say
Và dĩ nhiên bao giờ cũng có bóng hình của sự kết thúc
Rồi mùa xuân không về, mùa thu cũng ra đi
Đường nào dìu tôi đi đến cơn say. Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
và của sự hoài nghi về ý nghĩa của cảm xúc:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì ? Để gió cuốn đi
(Dĩ nhiên câu trên có thể hiểu rất nhiều cách, nhưng có mấy ai chất vấn một điều hiển nhiên nằm trong luật lệ muôn đời của xã hội phương Đông đó).
Đó là Trịnh Công Sơn của thời xa xưa, trước 75 và trước đó nữa... Nhạc của ông hoàn toàn khác với nhạc trữ tình miền Nam (mà miền Bắc gọi là nhạc vàng

), bởi vì ông không hề mô tả những cảm xúc thật. Không có những mối tình oan trái, chàng ra trận, nàng đi lấy chồng. Tình yêu trong nhạc của ông là một tình yêu ảo, nó tồn tại như chỉ để níu kéo ông với cuộc đời trong niềm hy vọng tìm ra một ý nghĩa nào đó.
Thời Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác cho Hồng Nhung, tôi đã ra nước ngoài nên không theo dõi được những sự kiện âm nhạc liên quan đến ông. Chỉ nghe kể Hồng Nhung là người ông yêu đầu tiên. Điều đó, dù có thật, cũng không hề làm tôi ngạc nhiên. Diễm xưa có lẽ là hình ảnh cụ thể nhất, nhưng cũng chỉ là ảo ảnh về những người thiếu nữ Huế một thời.
Trong nhạc của ông chỉ có một điều thực -- rượu và những cơn say
Có ai đang về giữa đêm khuya. Rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Nhạc Trịnh Công Sơn càng về sau, càng thật hơn, không còn thuần túy lãng mạn.
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Và cuối cùng, cho dù Trịnh Công Sơn không trả lời được câu hỏi "Tôi là ai", nhưng ông nhận ra ông đã "yêu quá đời này". Trả lời phỏng vấn khi ông nằm bệnh viện lần cuối, ông nói rằng ông đã tiếc hút thuốc và uống rượu nhiều nên hại đến sức khỏe. Cách ông nói rất giản dị, rất trong sáng. Không thể hình dung đó là người từng viết lên những lời nhạc huyền bí như thế. Và vài ngày sau đó ông ra đi ...