Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét

720
0
0

chuột đồng

New Member
(Dân trí) - Tóc cháy vàng, nước mũi ròng ròng, những đứa trẻ Sê Đăng ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) phong phanh trong cái rét cứa da thịt của núi rừng. Cái ăn còn không đủ, cha mẹ chúng đành trông đợi những chuyến hàng cứu trợ để con họ có manh áo ấm, dù là cũ.
Từ thành phố Kon Tum, vượt qua hơn 70km đường đèo dốc, chúng tôi mới đến được nơi nghèo nhất của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Hai xã miền cao Văn Lem và Đăk Trăm vốn rộng là vậy nhưng chỉ lèo tèo vài mái nhà tranh của đồng bào Sê Đăng.
Đầu năm dương lịch lại là thời điểm khắc nghiệt, khi mà cái rét buốt bao trùm cả vùng cao này. Đoàn chúng tôi ai cũng áo đơn áo kép, lớp trong lớp ngoài vậy mà răng vẫn đánh vào nhau lập cập. Trên đường làng, đập vào mắt chúng tôi là những manh áo phong phanh của mấy đứa trẻ tóc vàng cháy, mũi thò lò...
Bố mẹ bận lên nương rẫy nên bọn trẻ tự chăm nhau. Đứa lớn chừng 8-9 tuổi thì đi hái đót về bán cho người ta làm chổi. Cũng có đứa vừa trông em vừa giặt đồ bên suối, bàn tay tím ngắt vì làn nước buốt lạnh. Đứa nhỏ hơn chỉ biết quanh quẩn bên chị hoặc nghịch đất quanh nhà.
Bà Hoàng Thị Thúy Hường, Phó chủ tịch Hội phụ nữ Kon Tum điện thoại, thiết tha: "Nhờ Dân trí vận động bạn đọc giúp quần áo cũ cho Kontum. Trời lạnh quá mà họ không có manh áo lành. Tội nhất là trẻ con, phong phanh chống chọi với những đợt gió cắt da, cắt thịt".

Bà Võ Thị Lễ, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Kon Plong ngậm ngùi: "Đã có mùa rét, trẻ phải chết tức tưởi vì không chịu nổi giá lạnh".
Đồng bào Sê Đăng ở đây quanh năm chỉ làm nương rẫy và trồng mì, bởi đất đai khô cằn, không phải cây gì cũng sống được. Mỗi năm chỉ làm được một mùa, lắm lúc túng quẫn đành phải đào mì non lên thay gạo cho qua cơn đói.
Cái ăn thiếu thốn, cái ở cũng chẳng nên hồn. Xa xa giữa núi đèo heo hút là những mái nhà liêu xiêu bằng thân cây lồ ô (cây thuộc họ tre) đan lại. Nhà phông phênh chưa ngăn được gió, nói chi đến chuyện trẻ con ở đây được quần lành, áo ấm.
Nhà chị Y Jôn (31 tuổi) ở thôn Tê Rông, xã Đăk Trăm. Y Jôn tâm sự: “Tối mình đâu ngủ được đâu, lạnh lắm. Cũng chẳng biết làm sao, tiền chẳng có để mua áo ấm cho con”. 4 đứa con nhỏ của chị đứa nào mặt mũi cũng nhem nhuốc. Theo mẹ lên rẫy trong tiết trời lạnh cóng nên đứa út bị sốt liên miên mấy ngày nay. 3 đứa còn lại nước mũi cũng ròng ròng.
Nhưng so ra, nhà Y Jôn còn khá hơn vợ chồng Y Két - A Đim. Ở khu làng mới này, nhà Y Két tạm bợ nhất, 3 phía được che bằng những tấm bạt mục nát. Chị Y Két thật thà: “Lạnh lắm chứ! Nhà mình có hai cái chăn thôi, mấy đứa nhỏ đắp hết. Có tiền đâu mà mua thêm cái mới”.
Còn ở xã Văn Lem cạnh bên, chị Y Dích cho biết thích Tết lắm. Vì Tết năm ngoái Nhà nước cho 1 triệu đồng nên chị mua được quần áo mới cho 6 đứa con. “Mỗi đứa một bộ thôi, vì mỗi bộ hết mấy chục nghìn rồi. Đồ cho con trai mắc quá, tới 80.000 đồng một bộ”, Y Dích khoe. Đó là lần duy nhất trong năm, các con của chị có được quần áo mới.
Cô Võ Thị Liễu, hiệu trưởng trường tiểu học Văn Lem, huyện Đăk Tô (Kon Tum) cho biết: “Toàn trường có 251 học sinh là đồng bào Sê Đăng. Đời sống chật vật lắm, nhất là thiếu quần áo vì 100% cha mẹ các em thuộc diện nghèo”.
Hằng năm, trường cũng dùng quỹ hỗ trợ mua quần áo cho các em, mỗi học sinh một bộ. Thấu hiểu nỗi thiệt thòi của các em, cô Liễu tâm sự: “Thấy thương lắm! Nhiều em quanh năm đi học chỉ mặc mỗi bộ ấy nên trông lem luốc lắm”. Ước mơ của cô giáo vùng cao nguyên nghèo này thật đơn sơ: “Chỉ mong có thêm quần áo cho các em, dù là quần áo cũ”.


Bé Y Xiên_ thôn Đăk Xanh_ xã Văn Lem phải quấn đứa em nhỏ bằng chăn cho đỡ lạnh


Bữa cơm chỉ có rau má rừng và muối ớt của mẹ con chị Y Dích


Em bé Sê Đăng không quần, không dép trong cái lạnh tê da thịt


Không đủ tôn dựng nhà, chị Y Dích đành dùng bạt cũ để che chắn


Những ngôi nhà không che được gió của đồng bào Sê Đăng ở Đăk Tô


Nước mũi thò lò trên khuôn mặt lem luốc của em bé Sê Đăng


Trời rét mướt nhưng các em phải chịu cảnh mình trần.

Bà Hoàng Thị Thúy Hường, Phó chủ tịch Hội phụ nữ Kon Tum điện thoại, thiết tha: "Nhờ Dân trí vận động bạn đọc giúp quần áo cũ cho Kontum. Trời lạnh quá mà họ không có manh áo lành. Tội nhất là trẻ con, phong phanh chống chọi với những đợt gió cắt da, cắt thịt".

Bà Võ Thị Lễ, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Kon Plong ngậm ngùi: "Đã có mùa rét, trẻ phải chết tức tưởi vì không chịu nổi giá lạnh".



Con mình thì không có cơ hội mặc đồ ấm :(
 
147
0
0

meoluoi181

New Member
Ðề: Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét

Tháng 2 chùa Pháp Vân (244 Nguyễn Văn Đậu - Tp. Hồ Chí Minh) có chuyến đi lên vùng Gia lai - Kon tum để tặng quần áo và vậy dụng sinh hoạt nếu bố mẹ nào có quần áo cũ xin vui lòng cho chùa để chuyển đến các em vì không phải chúng ta ai cũng có điều kiện để chuyển đồ về nhưng nơi như thế. Chùa lúc nào cũng nhận quần áo và đồ dùng cũ của mọi người quyên góp. Rất mong được sự giúp đỡ của các bộ mẹ !
 
2,204
1
0

Nikki

New Member
Ðề: Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét

Ôi...số phận :(
 
720
0
0

chuột đồng

New Member
Ðề: Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét

Tháng 2 chùa Pháp Vân (244 Nguyễn Văn Đậu - Tp. Hồ Chí Minh) có chuyến đi lên vùng Gia lai - Kon tum để tặng quần áo và vậy dụng sinh hoạt nếu bố mẹ nào có quần áo cũ xin vui lòng cho chùa để chuyển đến các em vì không phải chúng ta ai cũng có điều kiện để chuyển đồ về nhưng nơi như thế. Chùa lúc nào cũng nhận quần áo và đồ dùng cũ của mọi người quyên góp. Rất mong được sự giúp đỡ của các bộ mẹ !
Chùa có đến được những nơi hẻo lánh như thế này không chị? Thấy các bé ở đây tội quá, mừng vì các con sức đề kháng rất tốt. Em sẽ vận động nguời quen gom quần áo cũ gửi cho chùa. cám ơn chị.
 
115
0
0

Maylangthang

New Member
Ðề: Những đứa trẻ vùng cao trân mình trong gió rét

Em đã từng đi làm từ thiện tận xã Nà Hẩu huyện Yên Bái cách thành phố gần trăm cây số rồi, đường đi cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Có những đoạn 4 bánh xe quay tít mà không di chuyển được, một bên là vực sâu mà cũng thấy sợ sợ, trên vùng cao thực sự họ khổ lắm. May mà hôm em đi vào đợt trời không mưa không thì phải đi bộ cả chục cây số mới vào được đến xã.


Trong file đính kèm là các em nhỏ ở xã Nà Hẩu còn không có đủ quần áo mặc, người chúng đỏ au( em đi vào đợt cuối tháng 8/2009), Cả xã chỉ có 3 lớp học ghép bằng các miếng gỗ lồi lõm và văn phòng nhà trường lụp xụp, bên trong chẳng có gì ngoài cái trống con và bộ ấm chén :( Thầy hiệu trưởng phấn khởi ra mặt chỉ vì trong những phần quà em mang đến có cả bộ trống ếch cho các bé và quả bóng chuyền, ở đó các thầy không có gì để giao lưu với thế giới bên ngoài. Của ít lòng nhiều, được cái họ rất trân trọng những gì chúng em mang đến nên ấm lòng cực kỳ.

Nếu chúng ta muốn làm thuận tiện thì nên kết hợp với các báo và chính quyền địa phương hoặc bộ đội Biên Phòng các chị ạ. Đường xá vùng cao hay trơn và nguy hiểm, xe thường khó vào lắm.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top