Xứ sở thần tiên
New Member
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đơn vị chủ quản hệ thống cấp nước thành phố. Theo ông, mặc dù mức độ nhiễm amoni từ nguồn nước của nhà máy nước Pháp Vân và Hạ Đình cao hơn tiêu chuẩn cho phép tới 18 lần, song vẫn không đủ gây ngộ độc.
> Nước máy Pháp Vân và Hạ Đình có amoni cao gấp 6-18 lần
Xét nghiệm chất lượng nước mới đây của Sở Y tế cho thấy hàm lượng amoni dao động từ 10 đến 28 mg/l, trong khi đó, tiêu chuẩn hàm lượng amoni trong nước uống là 1,5 mg/l, trong nước máy là 3 mg/l.
Ông Dục cho hay qua nghiên cứu, một người có thể trọng khoảng 50 kg thì phải chứa 10.000 mg chất amoni trong cơ thể mới có thể bị ngộ độc. Như vậy, hàm lượng cao gấp chuẩn 18 lần như hiện nay vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Nước sạch tại nhà máy Yên Phụ. Ảnh: Nguyễn Hưng
Ông phó giám đốc Sở cũng cho hay, vì hai nhà máy nước Pháp Vân và Hạ Đình nằm trong khu vực trũng nhất của thành phố, nên lượng nước thải tập trung cao đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, chứ không phải ô nhiễm này bắt nguồn từ nghĩa trang Văn Điển gần đó. "Chất lượng nước vẫn được các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá hàng ngày, hàng tháng", ông Dục khẳng định.
Ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên nước sạch Hà Nội, cũng cho rằng, hàm lượng amoni không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nên chưa cần sử dụng các biện pháp xử lý nước phụ trợ. Người dân chỉ có trách nhiệm giữ nguồn nước sạch, như vệ sinh bồn chứa, tránh rò rỉ nước, không dùng bể xi măng để chất lượng nước ổn định.
Đại diện đơn vị cấp nước cũng cho biết, dịp hè này, một số nơi vẫn bị thiếu nước trong ngày như khu vực Tứ Liên, đường Láng, Khương Trung, Bách Khoa, Đường Bạch Đằng. Đây là những điểm có cốt địa hình cao hơn các khu vực khác.
Đoàn Loan
> Nước máy Pháp Vân và Hạ Đình có amoni cao gấp 6-18 lần
Xét nghiệm chất lượng nước mới đây của Sở Y tế cho thấy hàm lượng amoni dao động từ 10 đến 28 mg/l, trong khi đó, tiêu chuẩn hàm lượng amoni trong nước uống là 1,5 mg/l, trong nước máy là 3 mg/l.
Ông Dục cho hay qua nghiên cứu, một người có thể trọng khoảng 50 kg thì phải chứa 10.000 mg chất amoni trong cơ thể mới có thể bị ngộ độc. Như vậy, hàm lượng cao gấp chuẩn 18 lần như hiện nay vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Nước sạch tại nhà máy Yên Phụ. Ảnh: Nguyễn Hưng
Ông phó giám đốc Sở cũng cho hay, vì hai nhà máy nước Pháp Vân và Hạ Đình nằm trong khu vực trũng nhất của thành phố, nên lượng nước thải tập trung cao đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, chứ không phải ô nhiễm này bắt nguồn từ nghĩa trang Văn Điển gần đó. "Chất lượng nước vẫn được các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá hàng ngày, hàng tháng", ông Dục khẳng định.
Ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên nước sạch Hà Nội, cũng cho rằng, hàm lượng amoni không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nên chưa cần sử dụng các biện pháp xử lý nước phụ trợ. Người dân chỉ có trách nhiệm giữ nguồn nước sạch, như vệ sinh bồn chứa, tránh rò rỉ nước, không dùng bể xi măng để chất lượng nước ổn định.
Đại diện đơn vị cấp nước cũng cho biết, dịp hè này, một số nơi vẫn bị thiếu nước trong ngày như khu vực Tứ Liên, đường Láng, Khương Trung, Bách Khoa, Đường Bạch Đằng. Đây là những điểm có cốt địa hình cao hơn các khu vực khác.
Đoàn Loan