Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]"Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời[/h]15:07 PM, 26-09-2013

Chỉ cách thành phố Phủ Lý chừng hơn chục km nhưng thôn Thanh Sơn (xã Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) biệt lập như một ốc đảo. Kể từ khi lên lập nghiệp ở vùng đất này, người dân nơi đây vẫn sống không ánh sáng điện, không trạm y tế, không nước sạch, không trường học...

Có điện cũng như không!

Về thôn Thanh Sơn, điều dễ dàng nhận ra là hầu hết là thiếu bóng dáng của trẻ con, đặc biệt là lứa tuổi đến trường. Theo phản ánh của người dân ở đây không có trường học, kể cả trường mầm non. Các cháu đến tuổi đi học đều được bố mẹ gửi người quen, hoặc có nhà tận trung tâm xã (cách thôn khoảng 10km) để tiện việc học tập. Chị Lê Thị Tươi buồn rầu tâm sự: “Nhà chị có năm đứa con, đứa lớn đang học trên Hà Nội, còn tất cả phải gửi trên bà nội, gần trung tâm xã để đi học, mỗi tuần chỉ về nhà thăm bố mẹ một buổi.”
Theo người dân ở đây, năm 2000, thôn Thanh Sơn mới được lắp đặt trạm biến áp, có đường dây điện đến đầu thôn. Tuy nhiên, ngành điện chỉ kéo gần 1km điện cao thế vào đến trạm biến áp; còn dân ai có tiền thì tự túc kéo hạ thế về nhà. Ngày đó, người dân được vận động đóng góp để xây dựng đường điện hạ thế. Những hộ dân gần trạm biến áp như xóm Cửa Chùa mỗi hộ phải đóng 650 ngàn đồng để mua cột và dây điện. Khu Con Phượng xa hơn, mỗi hộ phải đóng tới 1 - 2 triệu đồng (năm 2002). Điều đặc biệt khó khăn là do khoảng cách từ trạm biến áp vào khu Con Phượng, Cửa Đải, Động Đình khá xa nên đầu tư một đường dây đủ tải với bà con rất khó khăn vì chi phí quá lớn. Theo phản ánh của người dân đường dây điện nhỏ, đứt mối nham nhở được mắc trên những cột gỗ, tre có thể đổ gãy bất kỳ lúc nào.
Gia đình anh Nguyễn Văn Thắng (xóm Con Phượng) nằm ven trục chính của thôn Thanh Sơn cũng phải dùng đến ổn áp mới thắp sáng được bóng đèn, tuy nhiên chỉ có thể dùng vào ban ngày. Đêm đến ăn cơm, bóng điện tịt hẳn, cả nhà vẫn phải dùng nến hoặc đèn dầu. Chiếc ti vi cũng chỉ để làm cảnh vì điện không thể lên nổi hình. Mỗi khi nhà có khách dùng cơm tối là mọi người phải bật điện thoại lên để lấy ánh sáng. Quanh năm phải dùng đèn dầu, quạt tay, vậy mà hàng tháng gia đình anh Quý phải đóng đến 500.000 đồng tiền điện. Chị Duyên vợ anh Thắng nói: “Vợ chồng tích cóp mua được cái nồi cơm điện nhưng cũng chả dùng được, nấu cơm vẫn phải dùng rơm rác”.

Không phải gia đình nào cũng sắm được bình ắc quy như thế này
Không điện càng nghèoLúi húi dưới một mó nước, chị Phạm Thị Mỹ gạt mồ hôi nói: “Ngày nào nhà tôi cũng phải lấy vài gánh nước ở đây. Phải tranh thủ lúc nghỉ trưa đi gánh, cũng vất vả lắm vì phải đi xa gần 2km Bể chứa nước mưa nhỏ quá, việc sinh hoạt tắm giặt phải dựa cả vào đây. Ở Thanh Sơn cũng đã từng có dự án nước sạch, song không đạt hiệu quả sau một thời gian ngắn sử dụng. Chính vì vậy, người dân phải dùng nước mưa hoặc nước suối. Năm 2003, mỗi gia đình xóm 3 được hỗ trợ một lu đựng nước mưa để phục vụ các nhu cầu như tắm giặt, ăn uống... Hết nước, người dân phải gánh nước từ suối về dùng. Anh Toan nói: “Nước suối nhiều khi còn không có mà dùng. Nhiều nhà phải chờ đến đêm cho nước suối chảy xuống mới có. Mùa khô đến, những hộ gia đình chăn nuôi, trồng cây ăn trái phải chực chờ gánh nước suốt đêm.
Những người lên vùng kinh tế mới chủ yếu từ thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam), điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn. Vợ chồng chị Phạm Thị Mỹ lên vùng đất này từ năm 1985. Chỉ vào ngôi nhà lụp xụp của mình, chị nói: “Chúng tôi mới được làm khoảng 2km đường bê tông lên đây. Trước đây đi bộ còn khó, nói gì đến việc chở vật liệu xây dựng. Tuy vậy, gia đình anh chị cũng được xếp vào hàng khá giả vì có thể sắm được chiếc bình ắc quy tích điện. Với giá khoảng hơn 2 triệu đồng, bình ắc quy tích điện là điều khá xa vời với đa số hộ dân ở đây.
Chị Mỹ chia sẻ: “Bình ắc quy chỉ để dùng cái bóng đèn nhỏ khi cả nhà ăn cơm, chiếc quạt này chỉ khi nào nhà có khách hay con nhỏ mới dám bật. Thế nhưng cứ một tuần là phải đi nạp một lần. Đường đây toàn đá lởm chởm, chở bình đi nạp là rất hại, dễ hỏng lắm!”..

Đèn dầu, quạt tay là vật gần gũi với người dân nơi đây nhờ thiếu điện
Nhiều năm nay, việc kiểm tra thăm khám sức khỏe với người dân xóm 3 là điều xa xỉ. Cuộc sống nghèo túng cứ thế dần trôi, những lần đau ốm cũng qua theo đơn thuốc tự chế của người trong xóm. Trước kia thôn cũng có một trạm y tế để phục vụ cho người dân nhưng chẳng hiểu vì lý do gì nó ngày một đổ nát, hoang tàn, không có người trực.
Lý do mà lãnh đạo xã đưa ra là thiếu kinh phí nên cán bộ y tế phải rút về xuôi. Chị Mỹ bức xúc nói: “Ốm đau khổ lắm, đang đêm có người đau ốm lại dắt díu nhau xuống trung tâm xã khám chữa bệnh. Nhất là có người trở dạ, không biết xử lý như thế nào nữa”. Tất cả người dân ở Thanh Sơn được hỏi ai nấy đều thở dài ngao ngán: “Nghèo khó cũng chỉ vì thiếu điện. Mong một ngày điện sẽ mang lại sự đổi thay, thoát khỏi cái nghèo”.
Trách nhiệm của ngành điện
Ông Dương Thế Hoa (Phó chủ tịch UBND xã) cho biết: Thôn Thanh Sơn có địa bàn rất rộng, đa số là rừng núi. UBND xã đã có kiến nghị với ngành điện để làm trạm biến áp và đường dây cho bà con khu vực chưa có điện. Mới đây, Nhà nước đã làm được 2km đường bê tông cho bà con. Còn việc các hộ đã có điện nhưng không ổn định, có cũng như không là trách nhiệm của ngành điện,...
Hoàng Sa - Ngọc Anh (NĐT)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời

Xóm không điện, không nước sạch giữa tỉnh Hà Nam

Sống không điện, gần 300 con người xóm 3, thôn Thanh Sơn (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) còn sống không nước sạch cũng chừng ấy thời gian. Tại xóm 3, nước mưa và nước khe là 2 nguồn cung cấp nước cho bà con. Đất đai cằn cỗi không thể trồng lúa, mùa khô không có nước, hoa màu của người dân cũng không thể lên được.
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, một số hộ gia đình lên xóm 3, thôn Thanh Sơn (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) khai hoang lập nghiệp và cũng từ đó đến nay họ sống trong cảnh không điện, không nước sạch. Không chỉ vậy, gần 300 người dân tại đó gần như không được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em vì nguyên nhân đường đi lại khó khăn, địa bàn chia cắt, xa trung tâm…
1/4 thế kỷ sống không điện và nước sạch
Đã hơn 25 năm nay, người dân trong xóm 3 gần như không biết đến ánh sáng của đèn điện. Thôn Thanh Sơn có ba xóm, xóm 3 là xóm rộng nhất và cũng là xóm duy nhất không có điện. 8h tối, nhà nào nhà nấy đã im phăng phắc.
Mỗi gia đình ở đây có một bình ắc quy nhỏ để dùng trong những trường hợp thật cần thiết. Ắc quy hết điện lại phải lặn lội gần chục cây số mang đi nạp. Một số ít gia đình có tivi nhưng cả năm có khi chỉ xem vào dịp Tết, thời gian còn lại, chiếc tivi ấy như một thứ đồ trang trí!
Bà con chắt chiu từng giọt nước để dự trữ cho mùa khô.

Thứ duy nhất mà nhà nào ở đây cũng có là chiếc đèn dầu. Ăn cơm dưới ánh sáng đèn dầu, cho gà vịt ăn lúc nhập nhoạng tối cũng bằng đèn dầu. Chị Nguyễn Thị Liên, một người dân trong xóm 3 cho biết: "Không có điện bao nhiêu năm tôi cũng đã quen, nhưng cứ mùa hè nắng nóng, không có điện chỉ có người già là khổ thôi".
Sống không điện, gần 300 con người nơi đây còn sống không nước sạch cũng chừng ấy thời gian. Tại xóm 3, nước mưa và nước khe là 2 nguồn cung cấp nước cho bà con. Đất đai cằn cỗi không thể trồng lúa, mùa khô không có nước, hoa màu của người dân cũng không thể lên được. Gia đình nào cũng dự trữ nước mưa trong chum to để sinh hoạt.
Được biết, trong địa bàn xóm 3 có một số bể chứa nước sinh hoạt của người dân do chính quyền địa phương đầu tư nhưng nay bể nước vàng đục nổi váng, nhiều rác bẩn, không thể sử dụng.
Với những người dân xóm 3, thôn Thanh Sơn thì dịch vụ y tế như điều gì đó xa xỉ. Đã lâu lắm rồi người dân đều tự chữa bệnh bằng thuốc dân gian mà ít biết đến việc đi khám bệnh tại cơ sở y tế. Một phần do nghèo khó, mặt khác trạm y tế cũng ở xa trung tâm.
Cũng giống như khó khăn về y tế, các trường học nằm quá xa địa bàn dân cư xóm 3 (và cả thôn Thanh Sơn) nên việc đi học của con em người dân trong vùng không được thuận tiện.
Bể nước sinh hoạt chung được đầu tư xây dựng nhưng nay cũng bỏ hoang.

Những khó khăn trong đời sống và sản xuất của người dân nơi đây một phần quan trọng là do hệ thống đường giao thông. Anh Vũ Văn Thực, một cư dân xóm 3 cho biết, trời nắng đường bụi, mưa thì trơn lầy lội, đi lại rất khó.
Cần quan tâm đến những khó khăn của người dân
Khi đề cập đến những thực trạng còn tồn tại ở xóm 3, ông Nhữ Văn Thứ, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị từ chối trả lời phóng viên Báo CAND với lý do bận nhiều cuộc họp. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm, ông Lê Văn Sơn cũng ủy thác việc này cho Trưởng phòng Nông nghiệp và Phòng Công thương.
Theo ông Trần Hữu Tuyến - Trưởng phòng Công thương huyện Thanh Liêm - thì việc làm đường trong địa bàn xóm 3, thôn Thanh Sơn thuộc dự án "đường giao thông đến trung tâm các xã của huyện Thanh Liêm", dự án này không có tiền đền bù nếu đường mới làm lấn vào đất của dân. Do người dân chưa hiểu được hết vấn đề nên hiện giờ việc làm đường đang phải dừng lại.
Về vấn đề cung cấp điện, ông Sơn nói đã bàn giao toàn bộ cho Điện lực Thanh Liêm. Còn ông Phạm Trọng Kính - Trưởng phòng NN&PTNT - nói: "Đối với những khó khăn của thôn Thanh Sơn nói chung và xóm 3 nói riêng, từ năm 2009, lãnh đạo huyện cũng đã báo cáo và đề xuất một số hướng giải quyết lên các cấp cao hơn nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp chỉ đạo cụ thể".
Hiện trạng đời sống của gần 300 con người xóm 3, thôn Thanh Sơn đang rất cần sự giải quyết nhanh chóng từ phía chính quyền và các ban, ngành có liên quan. UBND xã Thanh Nghị cần khẩn trương tiến hành giải quyết thắc mắc của người dân trong khâu đền bù đất để bà con sớm có đường mới. Các cấp chính quyền cần quan tâm điều chỉnh việc phân bố dân cư xóm 3 sao cho người dân thuận lợi hơn trong việc hưởng phúc lợi xã hội cũng như dễ dàng lắp đặt hệ thống lưới điện và đường dẫn nước sạch.
Xóm 3, thôn Thanh Sơn được hình thành từ chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 1985, 1986. Hầu hết cư dân xóm 3 hiện nay đều là người dân thôn Bồng Lạng (cách địa bàn xóm 3 gần 10km) di cư vào khai hoang lập nghiệp


Huyền Sim​
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời

Cập nhật lúc: 12:06, 28/10/2009

[h=2][/h][h=1]Xóm 25 năm thèm... điện[/h]Chỉ cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chưa đầy 15 km, vậy mà 80 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đã 25 năm nay chưa một ngày được sống dưới ánh điện.
[h=3]CHIA SẺ[/h]


Đó là tình cảnh của người dân thuộc xóm 3, thôn Thanh Sơn, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Rời thị xã Phủ Lý từ 7 giờ sáng, sau gần 1h đồng hồ chạy xe máy trên đường như chìm trong “sương bụi” mù mịt dẫn vào mảnh đất “nổi danh” là "một thôn cõng 4 nhà máy xi măng”, tôi tìm đến được đầu đường mòn dẫn vào thôn Thanh Sơn. Thoát được khói bụi, tôi lại tiếp tục hành trình gần 1 giờ đồng hồ đánh vật với con đường lởm chởm đất đá, “ổ voi”, “ổ trâu” là trục chính dẫn vào xóm 3- Động Đình của thôn Thanh Sơn. Lên đỉnh dốc Môi, tôi “tự hào” vì đã vượt qua được chặng đường dài 4 km cam go trong vòng chưa đầy… 1 tiếng.
Đang loay hoay giữa ngã ba đường thì gặp một người phụ nữ trung niên gò lưng đẩy chiếc xe đạp leo tới dốc. Thấy tôi ngơ ngác hỏi đường về xóm 3 Động Đình, chị cười bảo: “Cán bộ về điều tra đời sống dân bốn không à?” Tôi chưa kịp hiểu, chị đã tiếp: “Không điện, không nước, không trạm y tế, không trường học. Cứ đi đi. Còn hơn 2 cây số nữa thôi. Vào đó tha hồ mà tìm hiểu”. Tôi càng tò mò xem, trong số “4 không” ấy, không điện thì cuộc sống sẽ ra sao.
Dân: “Thèm điện đến …phát khóc”
9h30 phút sáng, tại xóm 3 Động Đình. Tạt vào một nhà bên đường, tôi đánh tiếng hỏi thăm. Thấy có khách lạ, mấy người phụ nữ độ tuổi 40, 50 đang làm trên nương sắn tất tả chạy về. Các chị là Lại Thị Tuyền, Vũ Thị Khoa, Lê Thị Đông, Vũ Thị Thảo đều dân xóm 3. Thấy tôi có ý hỏi thăm chuyện đời sống, mấy chị ngồi thượt người bên bờ sân, giọng buồn: “Hơn 20 năm đói khổ ở đây nhưng chẳng thèm gì bằng thèm điện”.
Rồi cả chủ và khách kéo vào trong nhà. Ai nấy tìm chỗ ghé ngồi lên mấy chiếc giường. Chị Tuyền – chủ nhà- te tái cầm mấy chiếc quạt làm bằng car-ton chia cho mọi người rồi cũng đưa cho tôi một cái, bảo: “Không có điện. Ở đây chỉ quạt tay thôi. Tự quạt lấy cho đỡ mồ hôi đi”.
Gia đình chị Tuyền cũng như những người dân xóm 3 Động Đình không thể nào quên cái cảnh trống rong cờ mở lúc rời làng quê, theo chủ trương của tỉnh để đi lập vùng kinh tế mới từ năm 1985. Gần 25 năm trôi qua, sức người xả ra với núi rừng, cái đói, cái nghèo cũng bớt đi phần nào. Nhưng cái thèm khát được sống trong ánh điện thì chưa bao giờ nguôi. Đêm đêm, tiếng gió cứ xào xạc, tiếng cây rừng cót két và lũ côn trùng kêu rả rích. Cuộc sống của xóm làng cứ như bị chìm đi giữa đại ngàn mù mịt vì thiếu ánh điện.
Tận mắt chứng kiến cuộc sống của những người dân nơi đây mới thấy họ thiếu quá nhiều thứ cho cuộc sống mà những người dân nghèo nhất ở bất kỳ một làng quê nào khác cũng dễ dàng có được. Cuộc sống nơi xóm núi đã khó khăn, không có điện lưới lại thêm trăm bề cơ cực kéo theo.
Không có nước giếng khoan, vì nếu có thuê được thợ về khoan giếng thì chắc chắn cũng không thể lấy nước lên mà dùng được vì không có điện để chạy máy bơm. Vậy nên, cứ hàng chục nhà chung nhau một giếng tự đào khoét ở khe núi để múc nước về ăn uống, rửa ráy mấy chục năm nay. Chị Tuyền kể: “Những hôm nắng ráo còn đỡ, những hôm mưa, đường trơn, đi gánh nước xa cả cây số, ngã trầy xước chân tay, đổ hết nước, vẫn phải cố mà đi gánh lại để lấy nước dùng”.
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ chưa kịp hết mừng vì đã xây được bể đựng nước mưa ăn thì ngoài làng lại mọc lên nhiều nhà máy xi măng, rồi khai thác đá vôi xả bụi trên không quanh năm nên ai cũng biết nước mưa rất bẩn nhưng “cực chẳng đã” vẫn phải ăn.
Nhìn chiếc ti vi đen trắng trong tủ nhà chị Tuyền, tôi bảo: “Kiếm cái ti vi màu xem cho rõ...” – Chị Tuyền, chị Thảo, Chị Đông cùng bảo: Cái đen trắng còn dùng bình ắc quy chạy được, chứ ti vi màu về làm cảnh à!
Cách mà những hộ có ti vi ở đây duy trì “nguồn năng lượng” là tuân thủ nghiêm ngặt quy định: Chỉ xem thời sự tối, nếu có phim hay lắm thì hẹn giờ để xem một ít thôi, còn giữ bình điện được lâu. Mỗi nhà có ti vi phải đầu tư hai chiếc bình ắc quy để có thể xem ti vi trong 1 tuần, mất ít nhất khoảng 1 triệu tiền ăc quy/năm. Mỗi khi bình hết điện, anh Hanh (chồng chị Tuyền) lại phải chở đi cách 7km để thuê nạp mất 2000đ/bình/lượt. Vậy nên, cả khu dân cư có đền gần 300 nhân khẩu này cũng chỉ có chưa đến 10 chiếc ti vi để xem chung. Không những thế, từ ngày anh Hanh tậu được chiếc điện thoại di động để tiện liên lạc, anh đâm ra “về phố” nhiều hơn vì cứ vài ngày lại phải phi xe ra đó ngồi sạc pin nhờ, khi đầy rồi mới về.
Nguồn sáng duy nhất của cư dân xóm 3 về đêm là đèn dầu và ánh trăng (nếu có). Nhất là vụ thu hoạch sắn, nhà nào cũng tất bật cả ngày đi nhổ sắn trên nương, tối về lại cặm cụi thái sắn bằng tay. Cứ tính trung bình, nhà ít cũng được 5 đến 7 tấn/vụ, nhà nhiều thu cả gần 20 tấn sắn củ. Không có điện, chẳng những việc đi lại nhà, sân, vườn bập bõm khiến họ “lăn chiêng ngã bống”, không thể dùng máy móc phụ trợ lao động và nhất là phải dùng tay thái sắn thủ công ngày đêm cho kịp sắn còn tươi. Nếu có điện, mỗi nhà chỉ cần một ngày chạy máy là thái hết sắn. Đằng này thái tay, có khi mất cả tháng. Chị Tuyền kể: “Lắm hôm, mải làm không kịp đi mua dầu. Lúc tối đang làm hết dầu, còn 1 cái đèn con, phải dành ánh sáng cho chồng thái sắn. Tôi bê sắn lên sân trên vườn phơi. Vừa đi vừa lần mò sờ đường. Lắm lần vừa bê được rổ sắn mới thái còn đang ướt, tối quá, ngã đổ tung tóe ra vườn, lấm lem. Hai vợ chồng phải cặm cụi nhặt rồi đem rửa để phơi. Những lúc như thế, thèm điện đến phát khóc”.
Nhà chị Khoa – anh Đông thì mua được cái máy quay sắn bằng dầu nhưng cứ thái bằng máy thì chi
Vì không có điện để chạy máy nên anh Thanh phải cặm cụi quay sắn bằng tay
phí tiền dầu là bán sắn đi sẽ lỗ nên lại phải quay tay. Cuộc sống không có điện chẳng những khó khăn trong sinh hoạt và lao động sản xuất mà còn khiến đời sống gia đình cũng ít được sum vầy hơn. Bởi lẽ, đa số những đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường phải di cư về ngoài làng (cách chừng 7km) ở nhờ để “tiện việc học tập và được xem ti vi”. Thế nên, như chị Thảo kể: “Dần dần nhiều đứa cũng quen cuộc sống nơi có điện, thi thoảng có về với bố mẹ cũng chỉ chốc lát rồi lại … “chuồn” vì nhà mình tối thui”.
Không có điện. Giá như xa xôi cách trở đã đành, đằng ngày, từ chỗ có trạm biến áp điện lưới vào đến xóm 3 Động Đình chưa đầy 2 km. Thế nên người dân càng “thèm điện”. Họ bảo: Họp hành cũng kêu nhiều rồi, chúng tôi ao ước có đường dây và trạm điện về tới đầu dốc Môi cũng được, còn lại sẽ đóng tiền chung nhau mua dây dẫn về nhà. Nhưng cứ thấy cán bộ hứa rồi lại chẳng thấy đâu. Dân đen quanh năm rừng núi, chẳng biết hỏi ai(!).
Cán bộ: “Chúng tôi còn đang tính…”
Tôi mang câu chuyện của những cư dân “thèm điện” này đi tìm gặp ông trưởng thôn Đỗ Minh Tiến, người đang phụ trách việc quản lý điện của thôn. Tiếp chúng tôi trong căn nhà ba gian khá tươm tất. Chiếc tủ lạnh kê ngay ngắn góc nhà. Chiếc ti vi màu to ngự gian phía Đông. Mấy chiếc quạt trần, quạt cây quay tít làm tôi dịu cả người. Trong không khí mát mẻ, ông trưởng thôn vừa rót nước mời chúng tôi, vừa bảo: “Chúng tôi đang định sang năm kỷ niệm 25 năm thành lập làng kinh tế mới đấy. 80 hộ dân xung phong đi kinh tế mới về đây lập làng. Giờ đã gần 300 khẩu rồi. Rộng lắm. Đất đai cũng màu mỡ..”. Ông Tiến đang có vẻ tự hào về mấy xóm của thôn Thanh Sơn này lắm thì tôi đặt câu hỏi cắt ngang: Gần 25 năm rồi. Vậy là gần 9000 ngày dân không có điện, ông trưởng thôn nghĩ sao?
- Tôi làm trưởng thôn này 10 năm rồi. Năm 2008 có đề nghị cấp trên xin cho bà con điện. Có xin lên chi nhánh, lên Sở rồi. Họ có về khảo sát đợt năm ngoái đấy, nhưng rồi vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả.
- Sao chính quyền địa phương không thúc mạnh thêm vào?
- Chúng tôi cũng đang tính sẽ đề nghị...
Trong khi ông Tiến còn đang tỏ ra chia sẻ với đời sống bà con, tôi hỏi thêm: Chắc trong đó, chẳng có đồng chí nào là cán bộ của thôn, của xã nhỉ?
- Chúng tôi ở ngoài này cả!- Ông Tiến cười đáp.
- Chẳng lẽ để lễ kỷ niệm 25 năm thành lập thôn tổ chức mà dân vẫn chưa có điện?
- Chúng tôi cũng đang tính..! – Ông Tiến nhấp ngụm nước chè, đưa điếu thuốc lá lên rít một hơi rồi nhả khói khoan khoái.
Còn tôi biết, dân xóm 3 đang không có điện nên cuộc sống cơ cực lắm!./.

Hà Trần


 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời

Em nhớ địa danh này từ hồi mình còn chưa ra ở riêng. Nơi đây mình có 1 bệnh nhân bị tim bẩm sinh rất nặng, phải đặt máy trợ tim, hồi đó mình chưa có nhiều tiền nên đã nhờ báo Lao động viết bài, rồi có đơn vị hảo tâm trợ giúp, cháu vừa có máy trợ tim, gia đình lại được bạn đọc giúp tiền để lo thuốc thang cho con. Bé tên là Công, mẹ tên là Hệ.

Còn nhớ anh Mạnh pv báo LĐ kể, khi anh về thăm nhà bé để trao hơn 6tr tiền ủng hộ của bạn đọc, chính quyền xã còn ngạc nhiên, hỏi sao nhà báo biết trường hợp của bé mà vào tận đây, khi mà đường không có để đi, điện không có để thắp sáng, chứ chưa nói gì đến điện thoại. Bữa đó anh Mạnh đi xe máy, xong rồi cuốc bộ mấy tiếng mới tìm thấy nhà, họ sống cũng cách xa nhau như bà con dân tộc ở Hòa Bình, Sơn La,... ấy. Dân ở đấy cũng đa phần là người dân tộc thì phải.

Sau khi chữa được tim, bé lại bị u bên mắt phải, mình lại đưa lên bv mắt khám, bs bảo là bị u di căn, cho về. Hôm đó mẹ đưa con đi khám còn xách theo mấy con gà kêu quang quác suốt buổi, em với anh Mạnh chạy chối chết mới không bị xách gà về.

Cũng vì không liên lạc được nên say này không rõ tình hình bé ra sao, em vẫn còn áy náy mãi đến giờ...

Không ngờ đến giờ họ vẫn không điện, đường, trường, trạm, nước sạch,....gì. Hiiixxx
 
Top