Nét Hà Nội

507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Tự nhiên nghĩ đến bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo (các thiếu nữ cũng đang làm dáng)


Thêm vài bức của ông.

 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Tự nhiên nghĩ đến bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo (các thiếu nữ cũng đang làm dáng)


Thêm vài bức của ông.


Chị ơi! Sao em không xem được ảnh chị post????
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

ối, chị lại xem được hình trong bài quote của em.

Xem tạm ảnh trong bài này về Nguyễn Hữu Bảo nhé. Ông là dân Hàng Đào, và thường đựoc mệnh danh là nhà nhiếp ảnh phố cổ :).

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13351&rb=0202

Một trích đoạn:

Thuận Thiên: Là một nhà nhiếp ảnh người phố cổ chính hiệu, suốt nửa thế kỷ bám trụ Hồ Gươm, anh nghĩ gì về cái khái niệm “phố cổ Hà Nội” và những cuộc tranh cãi bất tận về “bảo tồn phố cổ”?

Nguyễn Hữu Bảo: Làm gì có “phố cổ Hà Nội” như người ta hay nói? Chỉ có những phố cũ (“cũ” đi liền với “nát”) trong đó có vài ngôi nhà cổ (“cổ” đi liền với “kính”). Những hình ảnh phố Hà Nội trong các tấm carte-postale đầu thế kỷ, trong tranh Bùi Xuân Phái... chỉ còn là kỷ niệm của thời tôi mới lớn. Bây giờ sống giữa nhà mình, giữa trung tâm Hà Nội mà nhiều lúc tôi cảm thấy như mình ở đâu đến.

Xin nói ngay rằng cảm giác ấy không phải vì chuyện nhập cư của người tứ xứ vào Hà Nội. Việc nhập cư vào các thành phố lớn là qui luật tất yếu. Thực ra làm gì có người Hà Nội gốc về gia phả. Từ khi Thăng Long được định thành “đô”, chính các lực lượng từ nông thôn lên phục vụ cho quân quan đã làm nên “thị”, đó là những làng nghề, những phố buôn bán. Những căn lều bán hàng phát triển dần vào bên trong làm chỗ ăn ở sinh hoạt, dài quá thì để trống một quãng ở giữa làm “giếng trời”, một cách hoàn toàn bản năng, hình thành lối “nhà ống” của 36 phố phường. Vậy thì bảo tồn cái gì? Chả lẽ bảo tồn cái lều cao cấp? Hàng Ngang, Hàng Đào ngày xưa “kinh” lắm, làm gì có kiến trúc với tuyên ngôn của nó, với sự bảo đảm sinh thái cho con người!

Nhưng có một cái phải bảo tồn đấy. Tiếc rằng nó đã bị tàn phá từ nửa thế kỷ rồi. Đó là một Hà Nội tập trung tinh hoa của cả xứ Bắc, lại tiếp thu tinh hoa của hai nền văn hoá lớn của nhân loại: Trung Hoa (phương Đông) và Pháp (phương Tây). Tinh hoa ấy là sự thanh lịch, sự thanh lịch do “kẻ sĩ” Bắc Hà (chỉ chiếm 10% số dân Hà Nội) lưu giữ, chứ không phải là nếp sống “kẻ chợ” của 90% kia đâu.

Nếp “thanh lịch” ấy đã biến mất với sự “thay máu” Hà Nội sau 1954, khi những người quen “cảm ơn, xin lỗi” lùi vào phía trong các ngôi nhà vốn quen chỉ có một gia đình truyền thống tứ đại đồng đường; những ngôi nhà ấy bị ngăn vách, chia nhỏ cho nhiều gia đình không cùng nguồn gốc, văn hoá... chung đụng, giành giật. Rồi chiến tranh đến rất nhanh, nó triệt tiêu, đơn giản tối đa đời sống của người Hà Nội về cả vật chất lẫn tinh thần. Tất cả tư duy chỉ còn xoay quanh miếng cơm manh áo... Người Hà Nội, nếp sống Hà Nội hôm nay là sản phẩm của cả một thời kỳ biến động ấy.
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội


Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):


Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.
.
Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

Áo dài tứ thân.
.
Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.


Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xoè rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.

Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hoá. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.
Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur
.
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Phục lục : Một vài hình ảnh áo dài Việt Nam xưa và nay:














Dù cách tân thế nào thì việc giữ truyền thống kín đáo,mền mại chiếc áo dài VN vẫn ấn tượng với cả người nước ngoài.




ST
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

Nàng Cam ơi : Người đẹp, mềm mại nhưng cứ bị oánh nhau ở điểm nào đó giữa đỏ và đen nên cảm thấy nó nặng bức ảnh. :p làm mất nét HN.
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội





.
Trích từ New Zing



Hic Cam ơi Tự nhiên cứ chạy theo tà áo dài mà tìm lại nét đáng yêu của nó
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

Mùa Sưa...

09:38-3/20/2006


Có một câu chuyện nhỏ về hai người yêu nhau... Họ hẹn gặp nhau vào tháng 3 khi Hà Nội vào mùa Sưa trắng. Lời hò hẹn không thành, cô gái ôm nỗi buồn, Hoa Sưa chủ ý đọc chệch thành “Xưa”. Hoa Sữa đã từ lâu đi vào tiềm thức của tất cả mọi người như một nét Hà Nội, thế còn Hoa Sưa? Mấy ai biết rằng, đó cũng chính là một nét của Hà Nội: Hà Nội tháng 3!
Vì sao hoa được gọi là Hoa Sưa? Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Có người thì cho rằng Hoa Sưa cùng họ với nhà Sầu Đông. Người khác lại bảo Hoa Sưa thuộc họ Đậu, tên khoa học là Dallbergia Tonkinensis Prain. Cánh Hoa Sưa bé li ti, trắng mỏng mảnh, mịn màng, mùi Sưa trong nhẹ lẫn vào sâu những tàn lá xanh mơn mởn. Cành Sưa dong dỏng, đã gầy guộc lại càng gầy guộc hơn giữa những cơn mưa phùn thổi rét đến run người của Hà Nội tháng 3!

Theo thống kê, Hà Nội có xấp xỉ 28 ngàn cây xanh với khoảng 68 loài. Người Hà Nội đi xa nhớ đến da diết một Yên Phụ tháng 12 cơm nguội gầy xơ xác, một Phan Đình Phùng ngập vàng sấu tháng 5, một Thanh Niên tháng 6 cháy đỏ hoa phượng, một Nguyễn Du bảng lảng hoa sữa đêm tháng 10 chớm đông, hay một Thợ Nhuộm trưa mùa hè bằng lăng tím ngắt... Giữa một Hà Nội với vô vàn những điều đáng nhớ như thế, cây Sưa hóa “khiêm tốn”. Họ nhà Sưa dường như khép mình trong những khoảng phố đơn độc, gần trọn một năm dài im lặng, chờ đợi, xanh bình dị ngơ ngắt để đến một ngày nào đó của tháng 3 đơm nụ và chợt bừng trắng, thanh khiết như thể bao tinh túy của đất trời hội tụ vào cả trong sắc hoa. Hoa Sưa trổ thành từng chùm, kéo dài đến tận chót cành. Mùa Sưa nở, người ta ví những cành Sưa như những bà mẹ già khắc khổ, hy sinh đến kiệt quệ cả thân mình để cho những đứa con của họ được thỏa những ngày xuân...

Dù không được trồng thành một phố đặc trưng nhưng ít ra vẫn còn khá nhiều những “khoảng” hoặc “góc” nào đó của Hà Nội gắn liền với những gốc Sưa. Tháng 3, ai đó nếu có thể, hãy đạp xe chầm chậm trên đường Hoàng Hoa Thám, đoạn gần Bách Thảo; xuống Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo; lên Điện Biên Phủ, quãng ngay chỗ tượng đài Lê Nin hoặc rẽ sang Hồ Gươm, cạnh đền Ngọc Sơn... Ai đó sẽ một thoáng ngần ngại... Xác hoa trắng rải lòng phố vắng, Hà Nội trắng, trắng cả trên cao...
Mùa Sưa thường rất ngắn, không đầy ba tuần, có khi chỉ trong vài ngày ngâu... Giữa những bộn bề ngang dọc của cuộc sống, chúng ta hóa dửng dưng để tháng 3 đi qua cùng mùa Sưa vội. Mượn lời Băng Sơn viết về Hoa Sưa như một lời nhắn nhủ cho tất cả chúng ta, cho những ai đã xa và sắp sửa rời xa Hà Nội “...Hoa Sưa có lẽ là hồn một cô gái ngàn xưa kết tinh thành bạch ngọc, cứ mỗi độ xuân về lại nhớ tình lang là chàng trai Thăng Long Hà Nội, nên hiện ra mơ hồ thoáng một ít ngày ngắn ngủi rồi lại bay về hư ảo, nói những lời im, bay tà áo mỏng, tung tóc vào trời mưa phấn, phô cái gáy nõn nà mây trắng cho phất phơ đôi sợi tóc mềm lả lướt nắng bạc hiếm hoi... để ngẩn ngơ những ai yêu Hà Nội, yêu đến bứt rứt một kiếp người..
Nguyên

http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/PrintView.aspx?ItemID=1471













Sưu tầm gửi mọi người (Xin phép chủ bức ảnh )
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Nàng Cam ơi : Người đẹp, mềm mại nhưng cứ bị oánh nhau ở điểm nào đó giữa đỏ và đen nên cảm thấy nó nặng bức ảnh. :p làm mất nét HN.
hihi, em cũng thấy thế, nhưng vì do mẫu không phải của em, em chụp trộm nên nhiều khi không được như ý....:D

Anyway, em vẫn thích mái tóc dài, nét dịu dàng và điềm đạm của các cô ấy, nên em thấy vẫn rất...Hà Nội. Mà nếu không phải Hà Nội thì ở đâu chị nhỉ????

Bài chị post làm em thấy xao xuyến, như được quay về quá khứ xa xôi của một Hà Nội lãng mạn và thanh bình... :*
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

hihi, em cũng thấy thế, nhưng vì do mẫu không phải của em, em chụp trộm nên nhiều khi không được như ý....:D

Anyway, em vẫn thích mái tóc dài, nét dịu dàng và điềm đạm của các cô ấy, nên em thấy vẫn rất...Hà Nội. Mà nếu không phải Hà Nội thì ở đâu chị nhỉ????

Bài chị post làm em thấy xao xuyến, như được quay về quá khứ xa xôi của một Hà Nội lãng mạn và thanh bình... :*
Không lúc đó chi đinh nói cái cô ấy cầm nặng tay quá...nặng nhiều thứ nên định nói ko HN. :">. Nghĩ một lúc thì mới thấy mình đúng là LG cổ hủ ko tiến đc ra thế giới.
Nhưng đúng nhìn tà áo dài màu trắng đẹp thật :
"Đẹp dịu dàng mà không chói loá"
Ôi sang năm mình sẽ phải đc dẫn con gái đi may áo dài trắng đây....
 
741
0
16
Ðề: Nét Hà Nội

ối, chị lại xem được hình trong bài quote của em.

Xem tạm ảnh trong bài này về Nguyễn Hữu Bảo nhé. Ông là dân Hàng Đào, và thường đựoc mệnh danh là nhà nhiếp ảnh phố cổ :).

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13351&rb=0202

Một trích đoạn:


Nguyễn Hữu Bảo: Làm gì có “phố cổ Hà Nội” như người ta hay nói? Chỉ có những phố cũ (“cũ” đi liền với “nát”) trong đó có vài ngôi nhà cổ (“cổ” đi liền với “kính”). Những hình ảnh phố Hà Nội trong các tấm carte-postale đầu thế kỷ, trong tranh Bùi Xuân Phái... chỉ còn là kỷ niệm của thời tôi mới lớn. Bây giờ sống giữa nhà mình, giữa trung tâm Hà Nội mà nhiều lúc tôi cảm thấy như mình ở đâu đến.

.
Chị làm em nhớ đến văn chị Phạm Hải Anh tả về nhưng ngôi nhà phố cổ, nghe hơi chua chát nhưng mà đúng!
"Mặc dù lở lói và phình ra quái gở với những cái bancông cơi nới, nó vẫn giữ màu vôi vàng nguyên thuỷ, cửa sổ sơn xanh, trần rất cao. Nó đứng như một người đàn bà nhan sắc tàn tạ cưu mang trong lồng ngực mệt mỏi của mình người tình mũ phớt nói tiếng Pháp, xúm xít bu quanh dưới chân là những phở-cháo-mỳ, trứng vịt lộn, xôi xéo, trà chén... vui vẻ và nhếch nhác. "
 
741
0
16
Ðề: Nét Hà Nội

hihi, em cũng thấy thế, nhưng vì do mẫu không phải của em, em chụp trộm nên nhiều khi không được như ý....:D

Anyway, em vẫn thích mái tóc dài, nét dịu dàng và điềm đạm của các cô ấy, nên em thấy vẫn rất...Hà Nội. Mà nếu không phải Hà Nội thì ở đâu chị nhỉ????

Bài chị post làm em thấy xao xuyến, như được quay về quá khứ xa xôi của một Hà Nội lãng mạn và thanh bình... :*
Chị thì lại thích! Gái HN giờ mặt vẫn hiền nhưng không còn nét cam chịu như trong ảnh ngày xưa. Thiếu nữ bên máy ảnh có nét hiện đại của xã hội hihi!

Ah cái vụ chụp ảnh này hôm nào chị nhờ Cam phụ đạo cho chị mấy buổi nhé! Chị lowtech quá! mua máy về toàn chụp auto
:(, chỉnh sang AV thì ảnh cháy lem nhem! Mang tiếng cầm máy đi dọa người khác! :D
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Không lúc đó chi đinh nói cái cô ấy cầm nặng tay quá...nặng nhiều thứ nên định nói ko HN. :">. Nghĩ một lúc thì mới thấy mình đúng là LG cổ hủ ko tiến đc ra thế giới.
Nhưng đúng nhìn tà áo dài màu trắng đẹp thật :
"Đẹp dịu dàng mà không chói loá"
Ôi sang năm mình sẽ phải đc dẫn con gái đi may áo dài trắng đây....
Em cũng cổ hủ giống chị L. Em thấy khuôn mặt thì HN nhưng còn lại thì không ... :), giống ở đâu nhỉ, hihi khoang khoảng miền Trung :). Hihi, trêu em Cam tí. Mấy cô mẫu này nổi tiếng trên photovn nhỉ.

temporal_life: nhìn mấy cô/bà trong ảnh áo dài xưa có thấy "cam chịu" không ??? Chị thấy rất tự nhiên, rất tự chủ.

Còn đoạn văn về HN lẫn cảm tưởng của bác NHB, chị thấy hơi cực đoan, cho dù cũng rất thật, có lẽ là cái chua chát nuối tiếc một thời. Phố cổ HN nhiều nhà kiến trúc chuẩn chứ, dĩ nhiên khí hậu như thế cộng thêm đông người, và không bảo dưỡng thì biến dạng :(
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

Em cũng cổ hủ giống chị L. Em thấy khuôn mặt thì HN nhưng còn lại thì không ... :), giống ở đâu nhỉ, hihi khoang khoảng miền Trung :). Hihi, trêu em Cam tí. Mấy cô mẫu này nổi tiếng trên photovn nhỉ.

temporal_life: nhìn mấy cô/bà trong ảnh áo dài xưa có thấy "cam chịu" không ??? Chị thấy rất tự nhiên, rất tự chủ.

Còn đoạn văn về HN lẫn cảm tưởng của bác NHB, chị thấy hơi cực đoan, cho dù cũng rất thật, có lẽ là cái chua chát nuối tiếc một thời. Phố cổ HN nhiều nhà kiến trúc chuẩn chứ, dĩ nhiên khí hậu như thế cộng thêm đông người, và không bảo dưỡng thì biến dạng :(
Nghe nàng nói đúng là nàng cũng già "giống" chị.
Chị vẫn yêu cái kiến trúc cổ, yêu lắm ý, nét rêu phong do ảnh hưởng của thời gian của khí hậu, yêu những cái ban công có lan can cũ kỹ nếu động đến nguy lắm đấy, hay sàn gỗ nhà cổ chỉ dám đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Đẹp lạ lùng.
Dì của chị ở phố HĐào dù chật hẹp lắm, đông đúc lắm, ồn ào lắm nhưng đến đó thấy khác so với nhà bây giờ. Ở đó phố Hàng Đào có đủ vị của cuộc sống, còn bây giờ khi nhà dì bị "bắn" đi thay vào đó nhà to đùng còn dì chuyển đến nơi ở mới với căn nhà cao tầng khang trang nhưng khi đến thấy lạnh lạnh là.

Gia đình ngoại nhà chi có tấm ảnh bà ngoai và các cô bác mặc áo dài ko hề có nét cam chịu đau Temp ơi. Bà chị mặc áo dài đẹp vô cùng, duyên dáng và rất kiêu sa.

Nói thế thôi chứ ở thời nào chả có ng nọ ng kia nhể. Chỉ ít hay nhiều thôi.
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

Nét cổ Thăng Long
25/09/2008 09:46
Nét cổ Thăng Long Ảnh: H.MNét cổ Thăng Long Ảnh: H.MNét cổ Thăng Long Ảnh: H.MNét cổ Thăng Long Ảnh: H.M





Nét đẹp Thăng Long - Hà Nội

13/08/2009 10:01
Nét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.MinhNét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.MinhNét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.MinhNét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.MinhNét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.MinhNét đẹp Thăng Long - Hà Nội Ảnh: H.Minh

http://hanoimoi.com.vn/vn/59/216764/







 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Nghe nàng nói đúng là nàng cũng già "giống" chị.
Haha, em giống chị mà. Hôm trước con gái vẽ mẹ mà có người bảo bác L dó thôi :D

Chị vẫn yêu cái kiến trúc cổ, yêu lắm ý, nét rêu phong do ảnh hưởng của thời gian của khí hậu, yêu những cái ban công có lan can cũ kỹ nếu động đến nguy lắm đấy, hay sàn gỗ nhà cổ chỉ dám đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Đẹp lạ lùng.
Dì của chị ở phố HĐào dù chật hẹp lắm, đông đúc lắm, ồn ào lắm nhưng đến đó thấy khác so với nhà bây giờ. Ở đó phố Hàng Đào có đủ vị của cuộc sống, còn bây giờ khi nhà dì bị "bắn" đi thay vào đó nhà to đùng còn dì chuyển đến nơi ở mới với căn nhà cao tầng khang trang nhưng khi đến thấy lạnh lạnh là.

Gia đình ngoại nhà chi có tấm ảnh bà ngoai và các cô bác mặc áo dài ko hề có nét cam chịu đau Temp ơi. Bà chị mặc áo dài đẹp vô cùng, duyên dáng và rất kiêu sa.
Cái nhà ông ngoại em cũng thế, không được nhảy nhé, đi phải nín thở, thế nhưng cứ nhìn những trảm khắc trên tường, các cột kèo, ngay cả cái tay vịn hành lang cũng thấy thanh thoát. Đến giờ hiếm có nhà mới xây đẹp như thế (mà thời đó nhà nào cũng vậy). Rồi, mùa đông thì không rét, mùa hè lại mát nữa. Còn ảnh các cô bà thì ăn chơi lắm. Ông ngoại của em ngày xưa toàn đi nhảy đầm mà :). Chữ ông viết cũng kiểu cách, câu văn cũng bay bổng, nhiều khi đọc thấy vui lắm, văn hoa không cần thiết :).

Nguyễn Hữu Bảo nói có cái đúng, cuộc sống bộn bề làm nhạt đi những điều "nên thơ" và "xa xỉ". Tuy nhiên lại có nhiều điều mới. Bác ấy nói lại đúng ở chỗ cái tinh hoa của HN là tinh hoa hội tụ từ mọi miền.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Haha, em giống chị mà. Hôm trước con gái vẽ mẹ mà có người bảo bác L dó thôi :D


Cái nhà ông ngoại em cũng thế, không được nhảy nhé, đi phải nín thở, thế nhưng cứ nhìn những trảm khắc trên tường, các cột kèo, ngay cả cái tay vịn hành lang cũng thấy thanh thoát. Đến giờ hiếm có nhà mới xây đẹp như thế (mà thời đó nhà nào cũng vậy). Rồi, mùa đông thì không rét, mùa hè lại mát nữa. Còn ảnh các cô bà thì ăn chơi lắm. Ông ngoại của em ngày xưa toàn đi nhảy đầm mà :). Chữ ông viết cũng kiểu cách, câu văn cũng bay bổng, nhiều khi đọc thấy vui lắm, văn hoa không cần thiết :).

Nguyễn Hữu Bảo nói có cái đúng, cuộc sống bộn bề làm nhạt đi những điều "nên thơ" và "xa xỉ". Tuy nhiên lại có nhiều điều mới. Bác ấy nói lại đúng ở chỗ cái tinh hoa của HN là tinh hoa hội tụ từ mọi miền.
Giờ em mới hiểu vì sao nhạc sĩ Phú Quang nói rằng, phải đi xa thì mới thấy yêu Hà Nội hơn, nhớ Hà Nội hơn.

Có phải vì chị xa Hà Nội, nên những kỷ niệm, hình ảnh về Hà Nội sẽ in dấu ấn sâu sắc hơn???
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Nhớ Hà Nội

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà nội. Tôi có một nửa dòng máu Hà nội 36 phố phường chảy trong tim, nhưng tôi không giống và không là người Hà nội. Tôi thích nói mình là người Hà tĩnh, cho chân tình và cũng đúng hơn.

Hà nội quá sâu sa, phức tạp. Quá kiêu kỳ. Như vẻ đẹp cuốn hút người khác, làm họ lao vào những tình cảm phiêu du, chỉ để hiểu ra mình sẽ không bao giờ hiểu được. Và bao nhiêu bài thơ, bản nhạc ra đời để ca ngợi vẻ đẹp đó, để rồi viết đi viết lại, mà không một tác giả nào cảm thấy hài lòng với tác phẩm của mình. Và bằng cách đó, Hà nội đã giữ cho mình những trái tim si mê, thế hệ này qua thế hệ khác.

Từ xưa đến nay có lẽ chỉ một người hiểu Hà nội thôi.

"Những mái ngói cổ trập trùng trong tranh ông đấy, bây giờ mới hiện ra, lô xô, trong một thứ trật tự rất vô trật tự kỳ diệu, như biết nói bằng một ngôn ngữ chỉ có Hà Nội biết và nói được, cả những ngôi nhà xiêu vẹo lạ lùng kia, như vừa ở trong tranh Phái được lau sạch lớp bụi bặm của ban ngày xô bồ mà lộ ra, sống động lạ thường. Và những căn gác xếp nhỏ xíu, xinh xắn, còn le lói ánh đèn sau cánh cửa sổ khép hờ trong khi bên dưới tất cả các cửa lớn đã đóng im ỉm, và thật tinh tai dường như sau cánh cửa nhỏ ấy có thể nghe bước chân rất nhẹ của một cô gái Hà Thành, vốn nổi tiếng thanh nhã như không nơi nào thanh nhã cho bằng..."
Hồi ức tuổi thơ -- Văn Ngọc








Chưa bao giờ hiểu Hà nội, nhưng cảm ơn thành phố nhỏ bé giữ gìn cho tôi những kỷ niệm tuổi thơ. Ngày cuối năm, tặng Hà nội nhé, bài thơ về Hà nội tôi thích nhất.

Nhớ Hà Nội
Hà Thượng Nhân

Đêm nay đối bóng mình ta uống
Rượu cũng hình như có lệ pha
đất trích Tầm Dương đưa tiễn bạn
ngàn sau còn lại khúc Tỳ Bà

xa quê mới chỉ vài trăm dặm
Bạch Lạc Thiên lòng đã xót xa
ta nhớ bỗng dưng mà nhớ quá
chùa khuya chuông đổ tiếng ngân nga...

tiếng ai chào hỏi bên hàng xóm ?
những luống hoa tươi mận Ngọc Hà
nhớ chợ Ðồng Xuân, hồ Bẩy Mẫu
em ơi, em nhớ mách giùm ta

liệu đê Yên Phụ khi trăng tỏ
vạt áo tình nhân vẫn thướt tha ?
nhiều lúc đi qua vườn Bách Thảo
tóc ai có đẫm ánh trăng ngà ?

mùa xuân mỗi độ hoa đào nở
lòng rộn ràng chăng trận Ðống Ða ?
Thê Húc, Ngọc Sơn chiều chủ nhật
Hồ Gươm, ghế đá tiếng rao quà

em về Hàng Bột, Khâm Thiên hỏi :
những bạn bè quen có nhớ ta ?
em tới Bạch Mai, ra phố Huế
mùa xuân còn vẳng khúc hùng ca

gầm cầu những kẻ nghèo xơ xác
Phúc Xá còn chăng cảnh lúc xưa
em trả lời giùm, tôi muốn hỏi
hỏi bao nhiêu nữa, cũng không vừa

mà thôi ! hãy để tôi thương nhớ
đầu bạc dù cho mái tóc thưa
Hà Nội của ta ngày trẻ lại
đường xa lòng vẫn thấy không xa
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Nét Hà Nội

Đọc bài của chị Zoe, thấy đầy những tiếc nuối về một Hà Nội của ngày xưa (?!)

Riêng em, cũng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng em không dám nhận mình là người Hà Nội. Có lẽ, cũng tại em nghĩ rằng, mình vốn không phải gốc Hà Nội, nên đặc biệt thiếu nét thanh nhã, kiêu kỳ của con gái Hà Nội :D

Nhưng em vẫn yêu Hà Nội theo cách rất bình thường và tự nhiên. Đôi khi giận lắm, ghét lắm sự thay đổi của Hà Nội (do tác động bởi thời gian, và đặc biệt bởi con người) nhưng cũng chẳng làm sao bớt yêu Hà Nội. Mà chỉ khi đi xa Hà Nội, em mới nhận thấy em nhớ Hà Nội kinh khủng. Cũng giống như, khi yêu một người, đôi khi theo thời gian người ta cũng già đi, cũng có thể thay đổi gì đó, nhưng mà mình vẫn yêu như một thói quen... và chắc không thể rời xa.

Thỉnh thoảng, em lại ngồi cafe ngay gần chỗ Nhà Thờ, và thỉnh thoảng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, giữa bộn bề của cuộc sống, chỉ vậy thôi mà lòng em lắng lại...

Nhiều khi, yêu vì điều gì chẳng rõ...

Hôm trước, em có chụp vài tấm ảnh hồ Gươm một chiều mưa. Ảnh ko đẹp, nên chả dám post lên. Tuy nhiên, để vài hôm cho em bớt ngượng, em sẽ post, hy vọng, cũng là để chia sẻ một nét Hà Nội nữa theo cách nhìn của em.
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nét Hà Nội

Phá xang

Cứ mỗi lần ăn lạc rang tôi lại nhớ đến anh ta. Đêm nay trời trở gió, đang nóng hầm hập bỗng dịu tê như cuối thu. Tôi với một người bạn – nhà thơ Nguyễn Hà - rủ nhau đi tản bộ quanh hồ Gươm để lắng vào hồn mình một chút thu Hà Nội, một chút mông lung chỉ có mùa thu mới có.
Cửa Sở Điện lực, mà người ta quen gọi là nhà máy đèn bờ hồ, phía bên kia có cây đa hai gốc nối với nhau bằng rễ phụ, những cái rễ phụ đã trở thành một thân cây thứ ba, tạo thành chữ N hoa.
(Tiếc sao, trong một đêm mưa to ngày 9-6-1991 cây đa ấy đã gục đổ; quằn quại trên đường khiến có những lòng người cùng quằn quại theo. Nhưng cũng may, thành phố đã trồng một cây đa khác thay thế ngay, đúng vào chỗ cây cũ. Không biết mấy chục năm nữa, cây đa hậu thế này mới có một bộ rễ bò lan trên mặt đất như đàn anh nó).
Cả hai chúng tôi chợt nhớ đến anh ta. Chú khách què bán phá xang, bán lạc rang, thường hay ngồi chỗ này.
Đó là một người có nửa thân mình phía trên vạm vỡ, đỏ hồng, chán cao, mắt xếch, tai to, da trắng, thường mặc cái áo đen, thứ lụa bóng như lĩnh của người trung hoa, khuy vải tết, và cái quần đùi đen rộng thùng đã bạc. Hai chân anh ta đã teo lại rất ngắn, chỉ còn bé tí từ dưới háng. Hai bàn chân bên nghiêng bên ngửa, và do phải bò lâu ngày bằng cả hai tay và hai cẳng chân (hai tay có hai chiếc guốc mộc) lên chỗ xưa kia là bụng chân thì nay bẹt đi, lấm láp như gan bàn chân. Anh ta rất ít nói, hầu như không thấy anh ta nói chuyện chao đổi gì với khách bao giờ, trừ việc hỏi khách mua thức lạc gì.

Lạc rang. Ảnh internet
Thùng lạc rang của anh ta thật đặc biệt, có hai ngăn, ngoài bằng gỗ, trong lót vải nên lạc lúc nào cũng âm ấm, cũng giòn cho những viên cuối cùng. Một bên là lạc ngọt bên kia là lạc mặn.
Những viên lạc của anh ta bao giờ cũng đều tăm tắp, màu nâu hồng, thơm phức, phả một mùi húng lìu mê hoặc.
Viên lạc vừa bùi, vừa ngọt, vị ngọt mát của nước đường ngâm tẩm ướp qua, chỉ đủ động lại trên đầu lưỡi man mát.
Còn lạc mặn vừa bùi vừa đậm như cái duyên của cô gái có nước da bánh mật, không sắc sảo nhưng lại làm đắm lòng người.
Anh ta – có lẽ là chú khách (hay Trú khách?) thì đúng hơn. Chú khách ấy nhà ở phố hàng giầy trông thẳng sang bức tường phẳng lì của đền bạch mã nay chỗ đó đã thành một cái chợ bánh kẹo thuốc lá, vài nhà bán cà phê bột, một vài hàng phở lúc nào cũng khói um.
Sáng sáng không sớm lắm, chú bò từ nhà ra bờ, đúng chỗ cây đa có chữ N, ngồi cạnh chiếc cột đèn sắt sơn hắc ín đen có dóng như dóng cầu. Chứ không rao hàng bao giờ.
Chú ngồi đó phân phát món quà ít tiền, bình dị, thông thường nhưng ngon mắt, cho mọi người. Phá xang của chú là loại đặc biệt, đã ăn một lần thì ngon không thể quên, nó như ngôn ngữ đã được nâng lên thành nghệ thuật, mà phú nhập thần mới tạo được ra. Chưa ai cạnh tranh được với chú về độ thơm ngon, độ ngọt bùi, độ ấm giòn, độ chín tươi, độ đều nhau chằn chặt của viên lạc. Cũng có một người Việt Nam bị què hơi giống chú cũng bán phá xang, nhưng rồi hình như ế, phải chuyển sang nghề khác và không còn thấy xuất hiện ở Bờ Hồ nữa.
Chiều có khi sẩm tối, hết hàng, chú lại bò về nhà, ngồi trong căn nhà thấp tè ám khói nhìn ra đường như lúc ở Bờ Hồ. Nhiều hôm xế chiều chú mới ra Bờ Hồ. Buổi sáng chú ở nhà cứ chăm chăm nhìn ra đường, chán nhăn lại như oán hờn một điều gì, một người nào. Phải chăng cứ nghĩ đến thân phận đôi chân của mình? Hay nghĩ tới cô gái áo dài tha thướt hôm nào mua lạc của chú, vừa đi vừa cười khúc khích như tiếng chim xa? Hay hình ảnh một quê hương xa lắc?...
Hà Nội từng có rất nhiều trẻ em bắn phá xang, giao khắp phố, từng có những bà đứng tuổi những buổi tối mưa gió đầy trời giao bán ngô rang, lạc rang, hạt rẻ nhưng ngẫm ra không một ai có thể cạnh tranh nổi phá xang của chú què ở Bờ Hồ.
Lạc rang của chú bao giờ cũng như bao giờ, phân loại kỹ ngâm nước đường cam thảo (nếu là ngọt) ngâm nước muối vừa phải (nếu là mặn) phơi khô rồi mới rang trong cát trắng sạch tinh. Chưa ai bị rính hạt cát kẹp lại trong nhân lạc bao giờ.
Các bà ở nhà chúng ta nhiều khi chiều chồng, chiều con, mến bạn, cũng rang lạc ăn chơi. Nhưng đó chỉ là làm cho lạc chín lên mà thôi, giống như các hàng bia quốc doanh và tư nhân bán lạc rang kèm bia hơi bia chai, đựng vào cá phễu giấy dài thượt chả đươc bao nhiêu lạc, có khi chưa chín hẳn, còn ngái, có khi ỉu xìu...
Gần đây, tiến bộ hơn, có loại lạc chiên, thường gọi là đậu phụng chao dầu, là thứ lạc bọc bột mì làm theo kiểu Miền Nam. Cũng ngon nhưng không phải là lạc rang, không phải là phá xang. Nó đã thành một món khác hoàn toàn.
Lạc rang là một món ăn thông thường bình dị, quen thuộc, ai cũng từng ăn, ai cũng có thể làm được... nhưng sao mà nhớ đến chú khách tật nguyền ấy thế. Thì ra chỉ là viên lạc bé nhỏ, chỉ là cái việc rang lạc tầm thường nhưng nếu làm với tất cả trách nhiệm của mình thì kết quả thì cũng không phải là nhỏ. Bởi có lẽ đã có hàng chục vạn người Hà Nội đã ăn phá xang của chú.
Không hiểu vài mươi năm nay chú đi đâu để người ăn thiếu một chút ấm ấp trong lòng bàn tay, thiếu một vị ngọt ròn nơi cổ họng như một kỷ niệm của Hà Nội khó quên, nhất là những người yêu nhau, trao nhau một gói lạc thơm thơm ấm ấm khi cùng nhau đi dạo bờ hồ một chiều lành lạnh nào đấy.
Theo Thú ăn chơi người Hà Nội, Băng Sơn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009,Tr98-101.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top